Jeju Air làm ăn thế nào trước thảm kịch máy bay rơi khiến 179 người tử vong?
(VNF) - Vụ tai nạn máy bay ngày 29/12 của Jeju Air tại Sân bay quốc tế Muan (phía tây nam Hàn Quốc), khiến 179 người tử vong, đặt ra câu hỏi về các biện pháp an toàn của hãng hàng không giá rẻ lâu đời nhất Hàn Quốc.
- Vụ tai nạn máy bay thứ hai trong một tuần, hàng chục người tử vong 29/12/2024 10:02
Hàn Quốc đang phải đối mặt với thảm họa hàng không dân dụng trong nước tồi tệ nhất sau khi chiếc Boeing 737-800 của hãng Jeju Air chở 175 hành khách và 6 phi hành đoàn trượt khỏi đường băng và đâm vào tường tại sân bay Muan.
Các cơ quan chức năng Hàn Quốc đã xác định 179 người tử vong, 2 người được cứu trong vụ tai nạn máy bay này.
Theo các cơ quan cứu hộ, có 173 hành khách người Hàn Quốc, 2 du khách Thái Lan và 6 thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay của Jeju Air.
Đến chiều 29/12, đơn vị điều tra đã thu được 2 hộp đen máy bay ở khu vực hiện trường. Thông tin trong hai hộp đen này sẽ giúp lý giải nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn, dù các giả thiết ban đầu cho thấy máy bay có thể đã va chạm với chim.
Thảm kịch lớn đầu tiên của Jeju Air
Bắt đầu hoạt động vào năm 2005, Jeju Air là hãng hàng không giá rẻ (LCC) lâu đời nhất Hàn Quốc.
Sự cố sáng 29/12 đánh dấu vụ tai nạn đầu tiên của hãng hàng không giá rẻ trong gần 20 năm lịch sử của hãng. Tuyến bay giữa Bangkok và Muan chỉ mới được thêm vào mạng lưới của Jeju gần đây, phù hợp với kế hoạch khôi phục các tuyến bay quốc tế thường lệ của sân bay.
Tính đến tháng 1 năm nay, Jeju Air khai thác 62 đường bay đến 44 thành phố, bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines và Thái Lan. Hãng hàng không này hoạt động từ các trụ sở bao gồm Sân bay Quốc tế Gimpo, Sân bay Quốc tế Inch và Sân bay Quốc tế Jeju. Tính đến cuối tháng 9 năm nay, hãng có 3.188 nhân viên.
Hãng có tổng cộng 42 máy bay và khoảng 12,3 triệu hành khách đã sử dụng Jeju Air vào năm ngoái. Jeju Air khai thác khoảng 217 chuyến bay mỗi ngày và thời gian hoạt động hàng ngày của máy bay là khoảng 13,5 giờ.
Chiếc máy bay liên quan đến vụ việc là chiếc Boeing 737-800 được chế tạo vào năm 2009 và Jeju Air cho biết họ đã hoàn tất việc kiểm tra trước khi khởi hành.
Giống như các hãng hàng không giá rẻ khác, Jeju Air ghi nhận khoản lỗ hoạt động hàng năm hàng tỷ won trong giai đoạn Covid-19 nhưng đã chuyển sang có lãi vào năm ngoái với doanh thu 1,72 nghìn tỷ won (1,16 tỷ USD) và thu nhập hoạt động là 169,8 tỷ won. Năm nay, ước tính doanh thu đạt kỷ lục 1,97 nghìn tỷ won và thu nhập hoạt động là 151 tỷ won.
Jeju Air đã nhận được điểm an toàn “A” (có nghĩa là “rất tốt”) trong đánh giá thường niên mới nhất của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc về các hãng hàng không nội địa, tờ New York Times đưa tin.
Điểm số này dựa trên số vụ tai nạn hoặc suýt xảy ra tai nạn. Theo hệ thống, một hãng hàng không có thể nhận được điểm cao nhất là A++ và điểm thấp nhất là B+.
Tuy nhiên, vào năm 2021, Jeju Air đã phải đối mặt với cuộc điều tra từ chính quyền Hàn Quốc. Các quan chức đã tiến hành điều tra hãng hàng không này sau khi một trong những chiếc máy bay của hãng vẫn bay mặc dù có trục trặc, theo The Korea Herald.
Cánh máy bay bị hư hại trong quá trình hạ cánh vào năm 2021. Tuy nhiên, phi hành đoàn không nhận ra lỗi này và máy bay đã được triển khai trên một tuyến đường khác. Sự cố này đã khiến chính phủ phải tiến hành điều tra về vấn đề này. Năm đó, hãng hàng không này đã nhận được điểm C về an toàn, theo Korea Herald.
Hàn Quốc có thành tích an toàn bay tốt và không có sự cố máy bay lớn nào kể từ năm 1997 khi một chuyến bay của Korean Air bị rơi trên đảo Guam ở Thái Bình Dương, khiến 228 người trong số 254 người trên máy bay thiệt mạng.
“Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm với tư cách là CEO
Vài giờ sau vụ tai nạn hàng không chết người, CEO Jeju Air, ông Kim E-bae, đã nhận hoàn toàn trách nhiệm về vụ tai nạn.
"Hiện tại, nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn vẫn chưa được xác định và chúng tôi phải chờ cuộc điều tra chính thức của các cơ quan chính phủ. Bất kể nguyên nhân là gì, tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm với tư cách là CEO", ông Kim nói trong buổi họp báo sau khi vụ tai nạn máy bay diễn ra.
Cũng trong buổi họp báo, ông Song Kyung-hoon, người đứng đầu bộ phận hỗ trợ quản lý tại Jeju Air, cho biết công ty có thể cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho các nạn nhân và gia đình họ nhờ vào gói bảo hiểm trị giá 1 tỷ USD.
Ông Song cho biết thêm Jeju Air đã cử khoảng 260 nhân viên đến Muan để hỗ trợ các gia đình còn sống sót, trong khi một nhóm điều tra viên riêng sẽ có mặt tại hiện trường để giúp Bộ giao thông xác định nguyên nhân vụ tai nạn.
Ông Song cho rằng vụ tai nạn không phải do lỗi của máy bay hay do lịch trình bay bận rộn.
"Vụ tai nạn này không liên quan đến bất kỳ vấn đề bảo dưỡng nào. Hoàn toàn không thể có sự thỏa hiệp nào khi nói đến việc bảo dưỡng máy bay", ông Song khẳng định.
"Có những lĩnh vực chúng tôi phải điều tra thêm bằng cách xác định nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn. Tại Jeju Air, chúng tôi chuẩn bị kỹ lưỡng cho từng chuyến bay để đảm bảo các chuyến đi an toàn", ông nhấn mạnh thêm.
Về những ý kiến cho rằng máy bay có thể đã hoạt động quá tải, ông Song khẳn định: “Chúng tôi tuân thủ một lịch trình định sẵn để kiểm tra bảo dưỡng và chúng tôi không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào liên quan đến công việc bảo dưỡng trước khi cất cánh”.
Ông Song từ chối đi sâu vào thảo luận về những nguyên nhân có thể xảy ra, nói rằng: "Chúng tôi đã gửi tất cả thông tin cần thiết, bao gồm cả nhật ký bảo trì, cho Bộ giao thông vận tải để họ có thể giúp xác định nguyên nhân".
Nguyên nhân nào dẫn đến thảm họa máy bay khiến 179 người chết ở Hàn Quốc?
- 3 yếu tố đẩy giá Bitcoin tăng theo cấp số nhân vào năm 2025 29/12/2024 08:30
- Những biến động chính trị đe dọa kinh tế toàn cầu trong 2025 28/12/2024 07:30
- Vì sao ông Trump ‘năm lần bảy lượt’ muốn Mỹ tiếp quản Kênh đào Panama? 27/12/2024 04:14
Toàn cảnh Vinhomes Royal Island qua những khung hình từ trên cao
(VNF) - Dự án Vinhomes Royal Island đã được mở bán từ cuối tháng 3 với quy mô 877 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD nằm trọn trên đảo Vũ Yên.