Kazuo Ueda, ứng cử viên sáng giá cho vị trí Thống đốc BOJ là ai?

Quốc Anh - 15/02/2023 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trước khi được bầu cử, ông Kazuo Ueda là một chuyên gia về chính sách tiền tệ, giảng viên kinh tế của nhiều trường đại học và là cựu thành viên của Hội đồng Chính sách Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).

VNF
Chân dung Kazuo Ueda, ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Thống đốc BOJ

Nhà kinh tế học Kazuo Ueda chính thức được Chính phủ Nhật Bản đề cử làm Thống đốc mới của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). Nếu điều này được thông qua, ông Ueda sẽ là học giả đầu tiên được bổ nhiệm làm Thống đốc BOJ tính từ sau chiến tranh, thay cho Thống đốc đương nhiệm Haruhiko Kuroda.
Sự xuất hiện của nhân vật này đã gây tác động đến đồng yên Nhật trong những ngày vừa qua, mặc dù với nhiều người, ông Ueda vẫn hoàn toàn là một ẩn số.

“Kazuo Ueda là ai?”

Đây là câu hỏi xoay quanh các nhà đầu tư từ Singapore đến London ngay sau khi có tin tức hôm 10/2 rằng ông Kazuo Ueda, nhà kinh tế học, cựu thành viên hội đồng chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, có thể được chọn làm Thống đốc tiếp theo.

Ông Ueda là một ứng cử viên hầu như không ai nghĩ đến. “Ông ấy là ai? Ông Ueda không nằm trong bất cứ một danh sách rút gọn nào mà tôi biết”, ông Ilya Spivak, người đứng đầu bộ phận vĩ mô toàn cầu tại nhà nghiên cứu Deliciouslive ở San Francisco, tỏ ra bất ngờ.

Theo đó, ông Kazuo Ueda, 71 tuổi, được nhiều người coi là một chuyên gia về chính sách tiền tệ. Ông được đào tạo bài bản về toán học tại Đại học Tokyo trước khi theo học Tiến sĩ ngành kinh tế tại Viện Công nghệ Massachusetts năm 1980.

Sau khi nhận bằng Tiến sĩ, ông giảng dạy tại Đại học British Columbia ở Canada trước khi quyết định quay trở về Nhật Bản làm Trưởng khoa Kinh tế tại Đại học Tokyo. Ông còn từng là một thành viên trong Ban chính sách thuộc Hội đồng Quản trị của BOJ từ năm 1998 – 2005.

Hiện tại, ông Ueda là giáo sư kiêm Trưởng khoa Kinh doanh tại Đại học nữ sinh Kyoritsu ở Tokyo, đồng thời trở thành giám đốc đối ngoại của JGC Holdings Corp. Ngoài ra, ông còn là Uỷ viên hội đồng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Tiền tệ, thuộc nhóm chuyên gia cố vấn của BOJ.

Quan điểm về chính sách tiền tệ

Ông Kazuo Ueda được cho là một trong những người rất có tiếng nói trong vấn đề chính sách tiền tệ quốc gia.

Về quan điểm chính sách tiền tệ của bản thân, ông Ueda từng phát biểu trong một chương trình phát sóng trên Nippon TV mới đây: “Các chính sách tiền tệ phải được thực hiện dựa trên tình trạng hiện tại và đặc biệt là triển vọng của nền kinh tế. Từ góc độ đó, tôi nghĩ rằng chính sách hiện tại của BOJ là phù hợp, nới lỏng tiền tệ phải song hành với tình trạng thực tế".

Trong một bài viết trên tờ Nikkei năm ngoái, ông Ueda đã cảnh báo BOJ không nên tăng lãi suất quá sớm chỉ vì lạm phát vượt quá 2%. Ông cũng cho biết Ngân hàng Trung ương cần nghiêm túc nghiên cứu chiến lược thoát khỏi chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo và suy nghĩ lại về giải pháp kích thích nền kinh tế hiện tại, bởi các chính sách của BOJ dường như đều đang đạt đến giới hạn.

Masayuki Kichikawa, chiến lược gia vĩ mô tại Sumitomo Mitsui Asset Management Tokyo, chia sẻ: “Nói về chính sách tiền tệ, có lẽ sẽ không ai hiểu được rõ ràng suy nghĩ của ông Ueda, nhưng chắc chắn một điều, ông là chuyên gia hàng đầu về kinh tế”

Mặc dù không phải cái tên quá nổi bật tại đất nước mặt trời mọc, ông Ueda là một nhân vật mà “bất kỳ ai từng nghiên cứu về kinh tế học Nhật Bản cũng đều sẽ biết”, theo lời của trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối tại UBS ở London, James Malcom.

Junki Iwahashi, nhà kinh tế cấp cao tại Sumitomo Mitsui Trust Bank, cho biết: “Ông Ueda không có màu sắc chính sách mạnh mẽ của Thống đốc Kuroda. Những thay đổi có thể sẽ diễn ra, nhưng có lẽ ông ấy sẽ không vội vàng”. 

Theo các nhà phân tích, ông có thể quan tâm hơn người tiền nhiệm của mình trong việc đẩy lùi kiểm soát đường cong lợi suất (YCC), một khuôn khổ phức tạp kết hợp lãi suất ngắn hạn âm với giới hạn lãi suất trái phiếu 0,5%, do những bình luận trước đây của ông cho thấy những sai sót tiềm ẩn của nó.

Bà Naomi Muguruma, nhà kinh tế thị trường cấp cao tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities, bày tỏ quan điểm: “Ueda có thể sẽ tập trung vào lý thuyết và phân tích thực nghiệm trong việc hướng dẫn chính sách tiền tệ. Tôi không nghĩ ông ấy sẽ tiếp tục một cách vu vơ một chính sách không hiệu quả và ngày càng có nhiều tác dụng phụ".

Về đề cử lần này cho vị trí Thống đốc BOJ, đa số các chiến lược gia đều tỏ ra vô cùng kinh ngạc. Tuy không có gì lăn tăn về tài năng của ông Ueda, song, việc ông không hề có tên trong danh sách đề cử trước đó, nhưng vẫn trở thành ứng viên làm nhiều nhà phân tích phải suy nghĩ về mục đích của lần bổ nhiệm này, đặc biệt là tầm ảnh hưởng của tân Thống đốc đối với các chính sách tiền tệ của Nhật Bản.

Theo Bloomberg, Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

(VNF) - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), nhiều kết quả nổi bật đã được ghi nhận tại tỉnh Quảng Nam, trong đó đáng chú ý là những dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

(VNF) - SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu là những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh vàng và thuộc diện thanh tra lần này. Nhiều đơn vị có doanh thu rất lớn nhưng lợi nhuận mỏng dù giá vàng chênh lớn, biến động mạnh.

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

(VNF) - Edward Tirtanata, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành 35 tuổi của Kopi Kenangan, đã biến một cửa hàng cà phê địa phương trở thành “kỳ lân” F&B đầu tiên tại Đông Nam Á với doanh thu 100 triệu USD/năm.

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

(VNF) - Cổ đông nhiều ngân hàng như ACB, Techcombank, VPBank và MB đang chuẩn bị nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao.

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

(VNF) - Theo PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, khi khắc phục được những hạn chế về pháp lý và công nghệ, mô hình P2P Lending hoàn toàn có thể phát triển tốt ở Việt Nam, thậm chí tạo ra những cơn sóng ngắn hạn.

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

(VNF) - Thay vì thanh toán bằng tiền mặt, nhiều người dân đã chọn quét mã QR và hành động này đã trở thành thói quen hàng ngày bởi những tiện ích mà chức năng này mang lại.

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

(VNF) - Một “cuộc chạy đua vũ trang AI” đã nổi lên khi các quốc gia hàng đầu dành những khoản ngân sách khổng lồ vào nghiên cứu, phát triển nhân tài và ứng dụng AI.

Triển vọng của Nam Long

Triển vọng của Nam Long

(VNF) - Nam Long Group (HoSE: NLG) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu làn sóng phục hồi của thị trường bất động sản cuối năm 2023 và đang cho thấy triển vọng tích cực trong năm 2024 cũng như giai đoạn tới.

Bí quyết bán đồ quê qua Mỹ thu về triệu USD

Bí quyết bán đồ quê qua Mỹ thu về triệu USD

(VNF) - Với những ưu thế vượt trội so với thương mại truyền thống, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp ở Quảng Nam thâm nhập, mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Thú vui khác biệt của những tỷ phú giàu nhất thế giới

Thú vui khác biệt của những tỷ phú giàu nhất thế giới

(VNF) - Bên cạnh phần lớn thời gian dành cho công việc, tỷ phú Elon Musk, Tim Cook, Mark Zuckerberg… đều có cách sử dụng quỹ thời gian trống riêng.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.