Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Mới đây, CEO Tưởng Phàm đã được bổ nhiệm trở lại “Alibaba Partnership” – nhóm lãnh đạo cao cấp và quan trọng nhất của tập đoàn Alibaba. Theo một số nguồn tin, Tưởng Phàm cũng sẽ sớm đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong thời gian tới nhằm giúp Alibaba cạnh tranh với các đối thủ khác.
Động thái này cho thấy vị CEO trẻ tuổi này đã lấy lại được sự công nhận và tin tưởng của tập đoàn Alibaba sau bê bối đời tư.
CEO của công ty nghiên cứu iiMedia nhận định: “Sự nhạy bén trong kinh doanh và tài lãnh đạo của Tưởng Phàm là yếu tố rất quan trọng đối với Alibaba trong bối cảnh cuộc chiến thương mại điện tử đang ngày càng gay cấn hơn. Sự trở lại của Tưởng Phàm hứa hẹn sẽ giúp Alibaba bước vào giai đoạn phát triển thứ 2 và 3”.
Tưởng Phàm sinh năm 1985. Năm 18 tuổi, Tưởng Phàm được tuyển thẳng vào Đại học Phúc Đán ngành khoa học máy tính sau khi giành giải nhất trong kỳ thi Olympic cấp trung học toàn quốc. Sau khi tốt nghiệp đại học, Tưởng Phàm gia nhập Google chi nhánh Trung Quốc với tư cách là một kỹ sư.
Vào năm 2010, khi kỷ nguyên Internet di động bùng nổ, Tưởng Phàm quyết định rời Google để thành lập công ty công nghệ Youmeng. Sau 3 năm hoạt động, công ty startup của Tưởng Phàm được Alibaba mua lại với giá 80 triệu USD. Tưởng Phàm từ một CEO trở thành một nhân viên của tập đoàn Alibaba vào năm 2013.
Chỉ sau 1 năm gia nhập tập đoàn, Tưởng Phàm được bổ nhiệm làm giám đốc cao cấp bộ phận kinh doanh của Taobao. Cùng với các nhân viên khác, Tưởng Phàm đã giúp Taobao có một bước tiến ngoạn mục, từ kỷ nguyên PC sang kỷ nguyên di động. Vào thời điểm đó, tỷ lệ giao dịch không dây của Taobao tăng từ hơn 10% lên hơn 80%. Một năm sau đó, lưu lượng truy cập Taobao mỗi ngày trên điện thoại di động chạm mức 110 triệu với tốc độ tăng trưởng gần 100%.
Đáng chú ý là trong thời gian đó, Taobao phải đối mặt với hai “gã khổng lồ” JD.com và Pindoudou. Tuy nhiên, với sự dẫn dắt của Tưởng Phàm, Taobao đã phát triển với tốc độ ngoài mong đợi. Nhờ đó, vào năm 2017, Tưởng Phàm được thăng chức lên làm chủ tịch Taobao khi chỉ mới 32 tuổi và chủ tịch của hai nền tảng Tmall và Alimama vào năm 2019.
Sự vượt trội của Tưởng Phàm đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển của tập đoàn Alibaba. Chính vì thế, vị CEO trẻ tuổi này còn từng được Jack Ma chọn làm người kế vị.
Tưởng chừng như không có gì có thể ngăn cản được con đường thăng tiến của Tưởng Phàm tại Alibaba thì vào tháng 4/2020, Tưởng Phàm “ngã ngựa” vì bê bối cá nhân. Mối tình ngoài luồng với hot girl nổi tiếng Trương Đại Dịch khiến Tưởng Phàm hứng chịu làn sóng chỉ trích.
Việc qua lại với Trương Đại Dịch trong khi đã có gia đình khiến danh tiếng của Tưởng Phàm cũng như tập đoàn Alibaba bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là khi phần lớn khách hàng của Tmall và Taobao là nữ giới.
Cổ phiếu của Alibaba đã giảm tới 1,5%, tương đương với gần 9 tỷ USD giá trị thị trường ngay sau khi thông tin về vụ ngoại tình của Tưởng Phàm được lan truyền. Lùm xùm đời tư đã khiến Tưởng Phàm bị cắt tiền thưởng 1 năm và giáng chức từ Chủ tịch xuống Phó chủ tịch của Taobao và Tmall.
Vào tháng 12/2021, từ vị trí quản lý của Taobao và Tmall – hai “trụ cột doanh thu” của tập đoàn Alibaba, Tưởng Phàm chuyển sang phụ trách hoạt động thương mại điện tử ở nước ngoài, bao gồm AliExpress, Lazada, Trendyol, Daraz - những doanh nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu của tập đoàn.
Mặc dù phân khúc kinh doanh quốc tế của Alibaba vẫn còn ở giai đoạn sơ khai nếu so với Taobao và Tmall nhưng nó được kỳ vọng là một trong những “chiến trường quan trọng” giúp Alibaba tự tin đối đầu với các đối thủ. Việc Alibaba giao phân khúc này cho Tưởng Phàm phần nào chứng minh rằng tập đoàn này vẫn rất coi trọng vị CEO trẻ tuổi này.
Không ngoài sự mong đợi, Tưởng Phàm một lần nữa sử dụng năng lực của mình để mang lại thành công cho AliExpress, Lazada, Trendyol, Daraz và các lĩnh vực kinh doanh quốc tế khác. Trong quý đầu tiên của năm 2023, hoạt động kinh doanh quốc tế của Alibaba đạt kết quả ấn tượng với doanh thu 18,541 tỷ NDT, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của phân khúc này đạt mức gần 30%, đứng đầu trong 6 phân khúc kinh doanh lớn của Alibaba.
Theo báo cáo tài chính của Alibaba vào quý IV năm tài chính 2023, các đơn đặt hàng của Lazada, AliExpress, Trendyol và Daraz đã tăng tới 15% trong khi doanh thu tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Đơn hàng của AliExpress tại Hàn Quốc tăng hơn 30% và đơn hàng của Trendyol tại Thổ Nhĩ Kỳ tăng hơn 45%.
Thậm chí, AliExpress còn đứng đầu danh sách các ứng dụng mua sắm được tải xuống nhiều nhất tại Hàn Quốc trong dịp lễ độc thân vào năm ngoái. Trong khi đó, Lazada vẫn tiếp tục củng cố vị trí “nền tảng thương mại điện tử hàng đầu” ở khu vực Đông Nam Á.
Không chỉ vậy, dưới sự lãnh đạo của Tưởng Phàm, lĩnh vực kinh doanh quốc tế của Alibaba đã phát triển ở nhiều thị trường và khu vực khác nhau như Tây Ban Nha, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Indonesia và Hàn Quốc.
Sự xuất hiện của Tưởng Phàm đã mang lại kỳ tích cho lĩnh vực kinh doanh quốc tế tại Alibaba. Lĩnh vực này vốn được thành lập từ năm 2014 và được kỳ vọng sẽ trở thành “gã khổng lồ bán lẻ” tại thị trường quốc tế. Tuy nhiên, vào năm 2021, doanh thu từ hoạt động kinh doanh quốc tế của Alibaba chỉ là 2,2 tỷ USD trong khi doanh thu bán hàng của đối thủ SHEIN đã đạt mức gần 20 tỷ USD.
Kể từ khi nhậm chức vào tháng 1/2022, Tưởng Phàm đã bắt đầu các chuyến công tác nước ngoài, dẫn các đội nhóm đến các quốc gia ở châu Á và châu Âu để kiểm tra thị trường và đưa ra các chiến lược, hướng đi cụ thể cho từng thị trường.
Anh cũng đã điều chỉnh cơ cấu quản lý của Lazada và bổ nhiệm CEO mới của Lazada chi nhánh Indonesia. Theo anh, CEO của từng chi nhánh có thể đưa ra những phán đoán chính xác dựa trên tình hình thị trường tại địa phương, từ đó triển khai các chiến lược quản lý phù hợp.
Không khó để nhận thấy Tưởng Phàm đề cao tính nội địa hóa và luôn muốn mang lại những sản phẩm tốt nhất từ góc độ trải nghiệm của người dùng. Các nhân viên của bộ phận kinh doanh quốc tế tại Alibaba cho biết, điểm mạnh của Tưởng Phàm chính là “nắm bắt đúng bản chất”. Họ cũng thừa nhận rằng “cho đến nay, các chiến lược mà Tưởng Phàm đề ra đều đúng đắn”.
Sau lần vấp ngã trong quá khứ, Alibaba vẫn chọn tin tưởng Tưởng Phàm và chí ít đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là quyết định đúng đắn của tập đoàn này. Có thể thấy rằng Tưởng Phàm đóng một vai trò không thể thiếu trong những bước đi tương lai của Alibaba. Tuy nhiên, khi cuộc chiến thương mại điện tử đang nóng lên mỗi ngày, một Tưởng Phàm là chưa đủ để Alibaba đảm bảo được vị trí “kẻ chiến thắng”.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.