Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn (Sapharco) vừa được Bộ Y tế đồng ý cho phép nhập khẩu 5 triệu liều vắc-xin Covid-19 Sinopharm của Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Trước đó, ngày 6/7, doanh nghiệp này được UBND TP.HCM giao thực hiện đàm phán, thương thảo, ký kết các hợp đồng mua bán vắc-xin phòng Covid-19 tại TP.HCM.
Sapharco là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc UBND TP.HCM, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, gồm các đơn vị trực thuộc và 16 công ty liên kết có phần góp vốn của công ty mẹ dưới 50%. Trụ sở chính công ty đặt tại số 18-20 Nguyễn Trường Tộ (phường 12, quận 4, TP.HCM).
Ngành nghề kinh doanh chính của Sapharco là sản xuất và kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng, nguyên liệu sản xuất thuốc; dịch vụ bảo quản và kiểm nghiệm thuốc; dịch vụ khai thuê hải quan. Ngoài ra, doanh nghiệp đăng ký thêm sản xuất, kinh doanh kính mắt và dụng cụ quang học về mắt; kinh doanh máy móc, thiết bị, vật tư ngành y tế, vắc-xin, sản phẩm sinh học, mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh cá nhân...
Về kết quả kinh doanh, tại báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2020, Sapharco ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 2.712 tỷ đồng, giảm tới 39% so với năm 2019. Tuy nhiên, do giá vốn hàng bán giảm mạnh hơn doanh thu, lợi nhuận gộp của công ty vẫn duy trì ở mức 221 tỷ.
Trong năm 2020, công ty sản xuất và kinh doanh thuốc này cắt giảm được 32% chi phí tài chính, xuống còn 12 tỷ đồng dù đã trích khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và tổn thất đầu tư lên đến 8 tỷ; chi phí bán hàng cũng giảm được 10% còn 173 tỷ, chủ yếu do giảm dịch vụ mua ngoài.
Chỉ duy nhất chi phí quản lý doanh nghiệp của Sapharco là tăng 19 tỷ đồng lên 46 tỷ, đến từ việc tăng thuế, phí, lệ phí và tăng chi phí khác bằng tiền. Điều này dẫn đến chỉ tiêu lợi nhuận thuần giảm 23% so với cùng kỳ, còn 14 tỷ.
Đáng chú ý, Dược Sài Gòn lại có khoản thu khác 23 tỷ đồng trong năm 2020. Công ty thuyết minh thu nhập đến từ vận chuyển; từ kiểm tra dán tem toa, nâng hạ thùng; từ nhận hỗ trợ, hàng khuyến mãi; từ hoạt động hợp tác kinh doanh. Trong khi đó, chi phí khác chỉ là 991 triệu.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2020 đạt 28 tỷ đồng, giảm 8% so với năm 2019. Trung bình mỗi ngày, Sapharco lãi 78 triệu đồng.
Tại thời điểm 31/12/2020, tổng tài sản thương hiệu thuốc này là 1.385 tỷ đồng, trong đó các khoản phải thu ngắn hạn lên đến 534 tỷ, chiếm gần 40%. Có thể kể đến khoản phải thu của Công ty Cổ phẩn Dược phẩm Thiết bị Y tế Hà Nội 73 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Vimedimex Bình Dương 54 tỷ, Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Tiến Phúc 51 tỷ.
Sapharco cũng tích cực đầu tư tài chính với các khoản ngắn hạn và dài hạn lần lượt là 110 tỷ và 156 tỷ đồng. Cụ thể, doanh nghiệp rót vốn nhiều công ty liên kết như đầu tư vào Công ty Cổ phần Dược phẩm và Sinh học y tế (Mebiphar) 65 tỷ đồng, vào Công ty Cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic 41 tỷ hay vào Công ty Cổ phần Dược phẩm 2/9 22 tỷ đồng.
Về việc nhập khẩu 5 triệu liều vắc-xin Sinopharm để tiêm cho người dân, Công ty Dược Sài Gòn chịu trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng vắc-xin nhập khẩu; đảm bảo việc bảo quản vắc-xin tại các cơ sở bảo quản theo đúng quy định, tránh ảnh hưởng chất lượng vắc-xin nhập khẩu.
Công ty phải thực hiện đúng các quy định hiện hành về xuất nhập khẩu, lưu thông, phân phối thuốc và dược có liên quan. Đơn hàng trên có giá trị tới tháng 8/2022.
Sinopharm là vắc-xin thứ 6 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận cho tình huống khẩn cấp. Tại Việt Nam, vắc-xin này được Bộ Y tế đồng ý phê duyệt có điều kiện vào ngày 4/6 vừa qua.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.