Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 1 đã ký thỏa thuận dài hạn, cho phép công ty khí đốt nhà nước của Bulgaria tiếp cận mạng lưới trung chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một động thái nhằm đảm bảo nguồn cung thay thế sau khi Nga siết nguồn cung khí đốt tới châu Âu.
Thỏa thuận kéo dài 13 năm giữa công ty khí đốt nhà nước Bulgargaz của Bulgaria và công ty khí đốt nhà nước Botas của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cho phép Bulgargaz sử dụng mạng lưới của Botas để vận chuyển khí đốt.
Bộ Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Bulgargaz sẽ được cấp quyền tiếp cận các cảng LNG của Thổ Nhĩ Kỳ và cơ sở hạ tầng truyền tải nội địa.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Donmez, thỏa thuận này sẽ cho phép Bulgaria vận chuyển khoảng 1,5 tỷ m3 khí đốt mỗi năm và sẽ giúp tăng cường an ninh nguồn cung khí đốt ở khu vực Đông Nam châu Âu.
“Nhờ thỏa thuận này, chúng tôi đảm bảo khả năng mua khí đốt từ tất cả các nhà sản xuất quốc tế và dỡ khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi thuận tiện nhất cho chúng tôi về mặt logistic", ông Donmez cho hay.
Về phần mình, Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria Rosen Hritov cho biết: “Với thoả thuận này, Bulgaria đang đảm bảo cơ hội mua khí đốt từ tất cả các nhà sản xuất trên thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ là nơi phù hợp nhất với Bulgaria về mặt hậu cần”.
Bulgaria là một thành viên thuộc EU. Nước này trước đây gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khí đốt của Nga, tuy nhiên đã bị Nga cắt nguồn cung sau khi từ chối thanh toán khí đốt bằng đồng ruble vào tháng 4/2022.
Nhập khẩu khí đốt hoặc LNG qua đường ống dẫn của Nga không bị cấm ở EU, nhưng khối này đang đặt mục tiêu loại bỏ chúng vào năm 2027, sớm hơn 8 năm so với thời điểm kết thúc thỏa thuận giữa Botas và Bungari.
ICIS dẫn các nguồn thạo tin cho hay, theo thỏa thuận, Bulgargaz sẽ nhận được khí đốt tại điểm nhập cảnh nhưng Botas sẽ giao chúng tại biên giới, thay vì công ty Bulgari trực tiếp sử dụng các kho cảng LNG của Thổ Nhĩ Kỳ và mạng lưới nội địa của Thổ Nhĩ Kỳ để nhập khẩu chúng.
ICIS tin rằng thỏa thuận này mở ra khả năng Botas sử dụng Bulgargaz và hệ thống truyền dẫn của Bulgari làm bàn đạp đến các thị trường châu Âu khác, có thể bao gồm cả khí đốt của Nga.
Theo các nguồn tin của ICIS, Bulgargaz và Botas sẽ phân chia công suất truyền tải tại điểm biên giới Strandzha-Malkoclar trong suốt thời gian thỏa thuận có hiệu lực.
Không rõ khí do Botas cung cấp có thể bắt nguồn từ đâu. Botas nhập khẩu khí đốt từ Nga, Iran, Azerbaijan, cũng như LNG từ các nguồn toàn cầu. Công ty gần đây cũng đã bắt đầu khai thác khí tại Biển Đen.
Các nguồn tin của ICIS cho biết Botas cũng có thể cho các bên thứ ba thuê lại công suất cung cấp khí đốt của mình tại biên giới.
Botas hiện chưa trả lời các câu hỏi từ ICIS trong khi Bulgargaz từ chối bình luận về các chi tiết của thỏa thuận.
Xem thêm >> Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) muốn đổ thêm vốn vào Việt Nam
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.