Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo đó, trong bài báo "Nga và Châu Phi: Kết nối nỗ lực vì hòa bình, tiến bộ và tương lai tốt đẹp", ông Putin đã nhấn mạnh rằng: “Tôi xin cam đoan rằng đất nước chúng tôi có thể thay thế ngũ cốc của Ukraine cả trên cơ sở thương mại lẫn cung cấp không hoàn lại, nhất là khi chúng tôi dự kiến sẽ thu hoạch vụ mùa kỷ lục trong năm nay”.
Người đứng đầu Điện Kremlin khẳng định rằng tính đến tất cả các yếu tố, việc tiếp tục "Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen”, một thỏa thuận không chứng tỏ được mục đích nhân đạo của nó, đã mất đi ý nghĩa.
Ông lưu ý rằng trong năm ký kết thỏa thuận, 32,8 triệu tấn hàng đã được xuất khẩu từ Ukraine, song 70% trong số đó được đưa đến các quốc gia có thu nhập khá, trong khi số đưa đến các nước nghèo nhất chưa đến một triệu tấn, tức chiếm chưa đầy 3% tổng nguồn cung.
Tổng thống Putin nhắc lại rằng thỏa thuận ngũ cốc ban đầu nhằm mục đích đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, giảm thiểu nguy cơ xảy ra nạn đói và giúp đỡ các nước nghèo nhất ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên trên thực tế nó chỉ được sử dụng để làm giàu cho các doanh nhân phương Tây mua đi bán lại ngũ cốc của Ukraine.
Đồng thời, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh rằng không có điều kiện nào của thỏa thuận ngũ cốc liên quan đến việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với việc xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga ra thị trường thế giới được đáp ứng.
Cũng trong bài báo, Tổng thống Nga đánh giá cao sự phát triển quan hệ kinh tế với châu Phi, cả với các quốc gia riêng lẻ lẫn các cơ cấu hội nhập khu vực, bao gồm Liên minh châu Phi, đồng thời tuyên bố rằng sẽ cung cấp ngũ cốc, lương thực và phân bón cho châu Phi.
Thỏa thuận mang tên "Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen", do Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian đàm phán, được kí kết vào tháng 7/2022. Trong khuôn khổ sáng kiến, Nga và Liên hợp quốc đã ký Bản ghi nhớ (MoU) về việc tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga ra thị trường thế giới. Về phía Nga, nước này sẽ cung cấp một “hành lang ngũ cốc” an toàn qua Biển Đen để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine. Cho tới nay, thỏa thuận đã 3 lần được gia hạn. Tuy nhiên, hôm 17/7, Nga tuyên bố sẽ không gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen chỉ vài giờ trước khi thỏa thuận hết hạn. Theo Nga, thỏa thuận chỉ cho phép xuất khẩu ngũ cốc thương mại từ Ukraine một cách hiệu quả, trong khi xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga vẫn bị phương Tây chặn lại. |
Xuất khẩu nông sản rất quan trọng đối với nền kinh tế Ukraine, chiếm khoảng 12% tổng sản phẩm quốc nội và khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này trước khi xung đột nổ ra vào tháng 2 năm ngoái
Ukraine là nước xuất khẩu ngũ cốc và dầu hạt hướng dương hàng đầu đến các quốc gia Trung Đông và châu Phi.
Trước khi xung đột bùng phát, Ukraine chiếm 10% khối lượng xuất khẩu lúa mì toàn cầu, cũng như gần một nửa dầu hướng dương trên thế giới. 90% lượng ngũ cốc xuất khẩu của nước này được vận chuyển qua Biển Đen.
Không có thỏa thuận ngũ cốc, tuyến đường chính còn lại để chuyển ngũ cốc Ukraine sang các nước là qua sông Danube, dọc biên giới tây nam, giáp với Romania.
Tuy nhiên, tình cảnh của nông dân Ukraine thêm khó khăn khi 5 nước láng giềng, bao gồm Romania, đã cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine, do cho rằng ngũ cốc giá rẻ của Ukraine khiến nông dân địa phương 5 nước này sản xuất không có lãi, gây làn sóng bất bình trong nước.
Ukraine dự kiến thu hoạch 44 triệu tấn ngũ cốc trong năm nay, giảm so với mức thu hoạch kỷ lục 86 triệu tấn vào năm 2021.
Xem thêm >> Nắm thế mạnh công nghệ mới: Bán hàng cho EU, Trung Quốc thu chục tỷ USD
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.