Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Thỏa thuận mang tên "Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen", do Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian đàm phán, được kí kết vào tháng 7/2022.
Trong khuôn khổ sáng kiến, Nga và Liên hợp quốc đã ký Bản ghi nhớ (MoU) về việc tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga ra thị trường thế giới.
Về phía Nga, nước này sẽ cung cấp một “hành lang ngũ cốc” an toàn qua Biển Đen để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine.
Đây là thỏa thuận duy nhất được ký kết giữa Nga và Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra. Thỏa thuận được ca ngợi là có ý nghĩa quan trọng trong việc xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do tình hình xung đột giữa hai nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới.
Cho tới nay, thỏa thuận đã 3 lần được gia hạn. Lần gần đây nhất có hiệu lực từ ngày 18/5 và kéo dài trong 2 tháng. Theo dữ liệu của Liên hợp quốc, gần 33 triệu tấn ngũ cốc đã được Ukraine xuất khẩu tới 45 quốc gia trên toàn cầu trong khuôn khổ thỏa thuận, trước khi chuyến tàu chở hàng cuối cùng rời quốc gia Đông Âu hôm 16/7.
Tuy nhiên, hôm 17/7, Nga tuyên bố sẽ không gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen chỉ vài giờ trước khi thỏa thuận hết hạn. Theo Nga, thỏa thuận chỉ cho phép xuất khẩu ngũ cốc thương mại từ Ukraine một cách hiệu quả, trong khi xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga vẫn bị phương Tây chặn lại.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc mục đích chủ yếu của thỏa thuận là cung cấp lương thực cho các nước cần đến đã không được thực thi. Bên cạnh đó, các lệnh cấm vận của phương Tây đã cản trở hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Nga.
Theo các chuyên gia, Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen sụp đổ là đòn giáng mạnh vào thị trường lương thực thế giới và có nguy cơ đẩy hàng triệu người vào tình trạng thiếu đói. Những quốc gia có thu nhập thấp ở châu Phi và Trung Đông có thể sẽ trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào lúa mì của Nga, quốc gia chiếm hơn 20% lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu.
Giá lúa mì, ngô, đậu tương đồng loạt tăng sau thông báo của Nga. Theo chuyên gia Peter Ceretti từ công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, trong tương lai, việc chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc sẽ gây thêm áp lực tăng giá lương thực khác, trong bối cảnh hạn hán ở châu Âu và sự khởi đầu của El Nino.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã mô tả thỏa thuận này đóng một "vai trò không thể thiếu" trong an ninh lương thực toàn cầu. Sự sụp đổ của thỏa thuận có nguy cơ đẩy giá lương thực lên cao đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới và đẩy hàng triệu người vào cảnh đói kém.
Theo Nhà Trắng, Sáng kiến này giữ vai trò “quan trọng” trong giảm giá lương thực toàn cầu, vốn đã tăng vọt sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine vào tháng 2 năm ngoái.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng nhận định việc Nga rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen làm xấu đi triển vọng an ninh lương thực toàn cầu và làm gia tăng nguy cơ lạm phát giá lương thực.
Ngay sau khi tuyên bố ngừng tham gia thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine, quân đội Nga đã đưa ra cảnh báo “tất cả các tàu trên đường tới các cảng của Ukraine ở Biển Đen có thể bị coi là tàu chở hàng quân sự từ 0h ngày 20/7/2023”. Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố một số khu vực trên Biển Đen "tạm thời bị coi là không an toàn" cho hoạt động hàng hải.
Trong tuyên bố đưa ra cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nêu rõ nếu MoU giữa Nga và Liên hợp quốc về xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của nước này không được thực hiện đầy đủ trong vòng 3 tháng tới, Moscow sẽ không đàm phán về thỏa thuận.
“Nga chỉ đồng ý trở lại đối thoại về khôi phục sáng kiến ngũ cốc sau khi có các kết quả cụ thể trong việc thực hiện phần thỏa thuận liên quan đến Nga, chứ không phải những ‘cam đoan’ hay ‘hứa hẹn’ của Liên hợp quốc và phương Tây”, bà Zakharova nhấn mạnh.
Tổng thống Nga Putin cũng ra thông báo cho biết ông muốn phương Tây chấm dứt cấm vận đối với Ngân hàng Nông nghiệp Nga để tạo điều kiện cho Nga xuất khẩu nông sản. Những yêu cầu khác của Nga bao gồm nối lại hoạt động nhập khẩu máy móc nông nghiệp và phụ kiện, chấm dứt việc phong tỏa tài sản và tài khoản ngân hàng của các công ty Nga tham gia xuất khẩu thực phẩm và phân bón…
Theo các chuyên gia, việc Nga ngừng tham gia Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen là cách để nước này tìm được một phạm vi hành động khác để đối phó với việc bị quốc tế cô lập, trong khi “lá bài khí đốt” cho đến lúc này có vẻ như không tạo được hiệu ứng đối với các nước châu Âu như Nga kỳ vọng.
Xem thêm >> Nam Phi trước lệnh bắt ông Putin: Tổng thống Nga quyết định hoá giải mọi khó xử
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.