'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Phát biểu trên kênh truyền hình ATV của Hungary ngày 23/7, ông Simor khẳng định mặc dù việc rời khỏi khối theo kiểu Brexit là một kịch bản khó xảy ra những “không phải là không thể”.
Đề cập tới tỷ lệ lạm phát gia tăng của đất nước và việc EU giữ lại 30 tỷ USD tài trợ cho Budapest, ông Simor bày tỏ lo ngại “khả năng chính phủ Hungary sẽ đưa đất nước vào tình thế mà việc rút khỏi EU trở thành một giải pháp thực sự”.
Theo ông Simor, nếu năm ngoái tỷ lệ Hungary rời khối chỉ là 10% thì năm nay đã tăng lên 20% đến 30%.
Mặc dù Hungary là nước hưởng lợi từ viện trợ của EU, nhưng phần lớn khoản hỗ trợ này vẫn bị đóng băng trong vài năm qua do các quan chức ở Brussels phản đối chính sách chống nhập cư cứng rắn của Thủ tướng Viktor Orban và cáo buộc chính quyền của ông đàn áp quyền độc lập tư pháp, quyền tự do truyền thông.
Ông Orban cho tới nay đã nhiều lần bác bỏ ý tưởng rời khỏi EU dù ông nhiều lần thể hiện quan điểm trái ngược với khối này. Các cuộc thăm dò được thực hiện kể từ cuộc trưng cầu dân ý về Brexit năm 2016 cũng đã liên tục ghi nhận sự ủng hộ cao của công chúng đối với việc ở lại khối.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát gần đây của Eurobarometer, tỷ lệ người có thiện cảm với liên minh đã sụt giảm, chỉ còn 39%.
Hungary là thành viên EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), tuy nhiên cho tới nay Hungary liên tục chỉ trích các biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào Nga, cũng như tranh cãi với các thành viên khác của khối về hỗ trợ Ukraine.
Thủ tướng Orban cũng được đánh giá là lãnh đạo ủng hộ Nga nhất trong số 27 quốc gia thành viên EU. Bất chấp sức ép từ phương Tây, ông Orban vẫn từ chối thể hiện lập trường cứng rắn hơn với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Orban từng tuyên bố Hungary sẽ duy trì quan hệ kinh tế với Nga.
Chính phủ Hungary luôn tìm cách bảo vệ nguồn cung dầu và khí đốt của Nga trong khi các nước châu Âu khác đang nhắm đến việc cắt đứt nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga để trừng phạt điện Kremlin vì cuộc chiến ở Ukraine.
Khi EU tung ra loạt biện pháp trừng phạt nhắm vào lĩnh vực năng lượng Nga, Hungary đã yêu cầu được cấp quyền miễn trừ.
Ông Orban đã vận động hành lang mạnh mẽ chống lại các biện pháp trừng phạt của EU đối với Moscow, cho rằng chúng đã dẫn đến giá năng lượng tăng vọt đang gây tổn hại cho các nền kinh tế châu Âu nhiều hơn là Nga.
Trong khi chính phủ Thủ tướng Orban đã tiếp cận thành công một phần số tiền hỗ trợ của EU bằng cách dỡ bỏ quyền phủ quyết đối với viện trợ kinh tế cho Ukraine vào năm ngoái song nhà lãnh đạo vẫn tiếp tục chỉ trích sự ủng hộ của khối đối với Kiev.
Chính phủ Nga mới đây cũng đã phê duyệt khoản cho vay 10 tỷ euro (10,2 tỷ USD) để Hungary xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Paks, hay còn được gọi là dự án Paks-II.
Theo sắc lệnh, khoản cho vay nói trên không bị đánh thuế và sẽ được thanh toán mà không có “hoa hồng, hạn chế, khấu trừ, miễn trừ hoặc khấu trừ bồi thường”.
Xem thêm >> Loạt doanh nghiệp bị Ấn Độ ‘chặn cửa’ đầu tư, Trung Quốc ‘nhắc khéo’
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.