'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong tháng 6/2020, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), hệ thống siêu thị lớn nhất Việt Nam hiện nay với doanh thu 35.000 tỷ đồng (năm 2019) và chuỗi 800 cửa hàng bán lẻ phủ sóng toàn quốc có chương trình hoàn tiền đến 20% cho khách hàng thanh toán bằng thẻ Sacombank, tặng 10.000 phần quà cho khách hàng thanh toán bằng thẻ Visa. Khách hàng được mua hàng ưu đãi trên ứng dụng di động App Saigon Co.op và được tham gia nhiều hoạt động khuyến mãi giảm giá.
Saigon Co.op cũng phối hợp với Ví điện tử Momo thực hiện chương trình “Ủng hộ nông sản Việt” để thiết thực đồng hành và hỗ trợ đầu ra cho nông sản sau dịch.
Theo đại diện của Saigon Co.op, phương châm mà nhà bán lẻ này đặt ra khi hợp tác với các đơn vị thanh toán thẻ, công nghệ… thể hiện ở 3 điểm. Thứ nhất, mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng. Thứ hai, tạo nên tốc độ phát triển nhanh chóng. Thứ ba là tính sẵn sàng, chủ động của cả hai bên để mang đến những dịch vụ tốt nhất.
Từ năm ngoái, Saigon Co.op bắt tay MoMo chính thức ký kết hợp tác chiến lược đẩy mạnh số hóa trên hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food,… và trở thành nhà bán lẻ đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ số trên diện rộng. Hai bên cũng cam kết sẽ tiếp tục phối hợp triển khai hàng loạt các dịch vụ, ứng dụng mới trên nền tảng công nghệ nhằm mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm mua sắm hiện đại hết sức tiện lợi và an toàn phù hợp với xu hướng. Theo ông Đỗ Quốc Huy, Giám đốc Marketing Saigon Co.op, mục tiêu trong vòng 4-5 năm tới tỉ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tại các siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, cửa hàng Co.op Food, Co.op Smile, Cheers... đạt 30%.
Các nhà bán lẻ hiện đại khác như Lotte Mart, Vinmart, BigC… cũng đã liên kết với các ngân hàng, ví điện tử để đưa ra nhiều lựa chọn về các phương thức thanh toán, giúp khách hàng có thể yên tâm thanh toán mà không cần sử dụng tiền mặt. Lotte Mart đã thực hiện liên kết với 32 ngân hàng và 7 ví điện tử, giúp người dùng dễ dàng sử dụng mà không bị hạn chế. Nhiều nhà bán lẻ khác đã tăng sử dụng thanh toán bằng thẻ, thông qua việc chấp nhận thanh toán tất cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng theo hình thức cà thẻ hoặc chạm không tiếp xúc.
Trước đó, tháng 4/2020, ngân hàng VietinBank cùng VNPAY đưa kênh mua sắm “VinMart: Siêu thị tại nhà” lên ứng dụng iPay Mobile, giúp người tiêu dùng có thể mua cả thực phẩm tươi sống. Điều khiến nhiều bà nội trợ hài lòng khi đi siêu thị VinMart trên ứng dụng ngân hàng là việc thanh toán ngay cả khi hết tiền trong tài khoản do có thể lựa chọn tài khoản thẻ tín dụng. Thời gian giao hàng nhanh từ 2-3h đồng hồ cho các đơn nội thành Hà Nội và TP.HCM, những địa điểm có khoảng cách càng gần thời gian sẽ càng được rút ngắn.
Các chuyên gia kinh tế dự báo xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt sẽ ngày càng thắng thế tại Việt Nam khi tỉ lệ người trưởng thành có tài khoản ngân hàng lên đến trên 63%.
Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đặt mục tiêu: Phấn đấu đến cuối 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 10%, đến cuối năm 2025 ở mức dưới 8%.
Người tiêu dùng, đặc biệt là người trẻ tại các thành thị lớn, bắt đầu sử dụng các loại hình thanh toán không dùng tiền mặt nhiều hơn. Trong đó, thanh toán thông qua ví điện tử được sử dụng khá phổ biến, song song với hình thức quẹt thẻ, quét mã QR...
Theo Ngân hàng Nhà nước, khi sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt thì cả người tiêu dùng và doanh nghiệp đều được hưởng nhiều lợi ích. Cụ thể, người tiêu dùng thì được khuyến mãi khi thanh toán, không phải mang theo tiền mặt; doanh nghiệp thì giảm khối lượng tiền mặt lưu thông, giúp quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi, giảm bớt chi phí bảo quản tiền mặt...Theo đại diện Visa tại Việt Nam và Lào, việc triển khai chính sách cách ly, giãn cách xã hội trong thời gian qua đã khiến thói quen tiêu dùng của người dân có những thay đổi và chuyển dịch xu hướng rất rõ ràng. Người tiêu dùng dần chuyển dịch nhiều hơn từ sử dụng tiền mặt sang các phương thức thanh toán điện tử khác để phục vụ nhu cầu mua sắm hàng ngày.
Theo Thạc sỹ Nguyễn Thanh Thảo - Học viện Tài chính, thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam chưa phát triển như kỳ vọng, tỷ lệ giao dịch sử dụng tiền mặt còn cao, chẳng hạn còn 80% chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt, 98% sử dụng tiền mặt khi thanh toán các mặt hàng dưới 100 nghìn đồng và có tới gần 85% giao dịch tại ATM là giao dịch rút tiền. Nguyên nhân chính là do thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt đã ăn sâu, vào tiềm thức của người dân, cùng với đó là tâm lý e ngại khi tiếp cận với công nghệ thanh toán mới, cũng như lo ngại về an ninh an toàn và chi phí khi sử dụng các phương thức thanh toán điện tử.
2020 là năm cuối cùng triển khai Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (với mục tiêu giảm tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%). Với tiềm năng rộng về phát triển hệ sinh thái thanh toán điện tử, cùng nhu cầu về thanh toán không dùng tiền mạnh lớn trong nền kinh tế, Việt Nam cần có sự quyết liệt từ cơ quan quản lý trong hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt đến sự nhập cuộc của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty công nghệ tài chính cũng như người dân.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.