Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 25/5, dữ liệu từ văn phòng thống kê Đức (Destatis) cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã giảm từ 0,3% trong 3 tháng đầu năm nay. Đáng chú ý, trong quý trước đó, GDP Đức đã ghi nhận mức giảm 0,5%. Việc ghi nhận 2 quý tăng trưởng âm liên tiếp khiến Berlin bị coi là rơi vào một cuộc suy thoái kỹ thuật.
Đây là thông tin đáng buồn với nền kinh tế lớn nhất châu Âu, vốn đã chịu áp lực đáng kể từ sau khi chiến sự tại Ukraine nổ ra và nguồn cung năng lượng từ Moscow giảm xuống đáng kể.
Theo cơ quan thống kê Destatis, các hộ gia đình Đức đã chi tiêu ít hơn rất nhiều trong quý đầu tiên, với chi tiêu tiêu dùng giảm 1,2% do người tiêu dùng không muốn chi tiền mặt cho quần áo, đồ đạc, ô tô,...
Claus Vistesen, nhà kinh tế trưởng khu vực đồng euro tại Pantheon Macroeconomics, cho biết: “Xét cho cùng, Đức đã rơi vào suy thoái vào cuối năm ngoái do cú sốc giá năng lượng đè nặng lên chi tiêu của người tiêu dùng". Ông nói thêm rằng khó có khả năng GDP của Đức sẽ tiếp tục giảm trong các quý tới, “nhưng chúng tôi cũng không thấy sự phục hồi mạnh mẽ nào”.
Tại Đức, các công ty như Zalando SE phản ánh tâm lý người tiêu dùng đang đi xuống. Theo đó, nhà bán lẻ thời trang đã chứng kiến mức tồn kho tăng cao trong quý đầu tiên do nhu cầu giảm. Trong khi đó, các đơn đặt hàng ô tô trong nước đã giảm khoảng 1/3 trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4, theo hiệp hội ngành công nghiệp ô tô VDA.
Lĩnh vực sản xuất chính cũng đang chứng tỏ là một vấn đề: Suy thoái ngày càng sâu đang gây nghi ngại về khả năng phục hồi mà nhiều chuyên gia dự đoán sẽ xảy ra trong các quý tới.
Một báo cáo của Bundesbank trong tuần này đưa ra một số triển vọng lạc quan, ví dụ như nền kinh tế có thể tăng trưởng “nhẹ” trong quý này do lượng đơn hàng tồn đọng lớn, tình trạng tắc nghẽn nguồn cung giảm bớt và chi phí năng lượng thấp hơn.
Tuy nhiên, nhu cầu hàng hóa đang sụt giảm khi người tiêu dùng phải đối mặt với lạm phát tăng cao, trong khi họ lại thích vung tiền cho các hoạt động giải trí và du lịch. Điều đó khiến tăng trưởng kinh tế ngày càng không đồng đều - một xu hướng mà một số nhà phân tích cho là không bền vững.
Thông tin kinh tế mới nhất của Đức được đưa ra trong bối cảnh lạm phát cao và lãi suất cao trên toàn khu vực. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến sẽ tăng lãi suất một lần nữa tại cuộc họp tiếp theo vào ngày 15/6. Tính tới thời điểm hiện tại, ECB đã nâng lãi suất lên 3,75% kể từ tháng 7/2022. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức Joachim Nagel cho biết vào đầu tuần này rằng ECB có “một số” đợt tăng lãi suất sắp tới.
Xem thêm >> Đức: Giá năng lượng tăng vọt, người lao động đình công làm giao thông 'tê liệt'
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.