'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong năm 2024, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng thị trường chứng khoán trong nước có thể diễn biến theo 2 kịch bản. Theo đó, kịch bản tích cực chỉ có thể xảy ra khi được sự ủng hộ của dòng tiền và chỉ hé lộ vào 6 tháng cuối năm.
Theo ACBS, một điểm tích cực là trong cả 2 kịch bản của công ty này đề ra, rủi ro VN-Index giảm giá sâu từ ngưỡng hiện tại là khó xảy ra, do định giá của hầu hết cổ phiếu vốn hoá lớn đang ở mức thấp.
Ở kịch bản cơ sở, ACBS giả định kinh tế Mỹ hạ cánh mềm, tuy nhiên lạm phát sẽ dai dẳng. FED chỉ bắt đầu cắt giảm lãi suất từ quý III/2024 với tốc độ cắt giảm chậm. Kinh tế thế giới giả định tăng trưởng thấp, Trung Quốc tiếp tục suy thoái.
Trong nước, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 5,6%. Lãi suất VND tiếp tục duy trì ở mức thấp, do đó chênh lệch lãi suất USD, VND vẫn cao và kéo dài xuyên suốt năm 2024, áp lực lên tỷ giá USD/VND vẫn hiện hữu.
Theo ACBS, sự mất giá chủ yếu tập trung vào nửa đầu năm 2024 sau đó phục hồi dần vào cuối năm, tuy nhiên sẽ giảm nhẹ so với năm 2023 (VND mất giá 1,6% so với USD).
Trong bối cảnh này, các biện pháp, chính sách hỗ trợ nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng cần thêm thời gian để phát huy tác dụng. Thị trường bất động sản dự kiến vẫn trầm lắng, trong khi áp lực trả nợ trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2024 vẫn còn rất lớn.
Về thị trường chứng khoán, ABCS dự báo VN-Index sẽ dao động từ 1.000 – 1.280 điểm. Chiến lược đầu tư ưu tiên trong kịch bản này là lựa chọn các nhóm ngành và doanh nghiệp có triển vọng lợi nhuận năm 2024 khả quan, tình hình tài chính lành mạnh, định giá hấp dẫn.
Các ngành đáp ứng được các yếu tố trên là công nghệ, bất động sản khu công nghiệp, dầu khí, hoá chất và đầu tư công.
Ở kịch bản tích cực, kinh tế Mỹ vẫn được giả định hạ cánh mềm, tuy nhiên lạm phát giảm nhanh hơn kỳ vọng. FED sẽ cắt giảm lãi suất sớm, từ quý II/2024, tỷ lệ cắt giảm sâu. Kinh tế thế giới dự kiến tăng trưởng tốt hơn so với dự báo, kinh tế Trung Quốc phục hồi tích cực. Theo ACBS, các dự báo này sẽ chỉ bắt đầu bộc lộ từ nửa cuối năm 2024.
Trong nước, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt 6%. Lãi suất VND tiếp tục duy trì ở mức thấp. Tuy nhiên, do FED mạnh tay cắt giảm lãi suất USD, chênh lệch lãi suất USD, VND sẽ giảm nhanh. Áp lực lên tỷ giá không đáng kể (VND mất giá ít hơn 1% so với USD).
Các biện pháp, chính sách hỗ trợ nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng sẽ phát huy hiệu quả mạnh mẽ và có tính lan tỏa. Đặc biệt là các chính sách liên quan tới thị trường bất động sản, ngành ngân hàng.
ACBS giả định hệ thống KRX sớm được đưa vào vận hành, Việt Nam đạt được tiến độ đáng kể trong việc xử lý các vướng mắc để tiến tới nâng hạng thị trường.
Trong bối cảnh này, VN-Index được kỳ vọng sẽ dao động trong khoảng từ 1.140 – 1.400 điểm. Chiến lược đầu tư sẽ ưu tiên “dòng tiền”, tập trung vào các nhóm ngành vốn hoá lớn, định giá hấp dẫn, rẻ so với lịch sử, có khả năng hấp thụ dòng tiền lớn và có triển vọng hồi phục lợi nhuận so với năm 2023.
Các ngành đáp ứng các yếu tố trên là ngân hàng, bất động sản, bán lẻ và tiêu dùng.
Bên cạnh các kịch bản của thị trường chứng khoán năm 2024, ACBS cũng nêu ra những yếu tố mà nhà đầu tư cần theo dõi trong năm 2024.
Theo ACBS, rủi ro địa chính trị là một trong những yếu tố được quan tâm nhiều nhất trong năm 2024, năm của các cuộc bầu cử ở rất nhiều quốc gia, từ đó có thể dẫn tới những sự thay đổi lớn về chính sách kinh tế và đối ngoại.
Theo đó, rủi ro địa chính là một sự kiện "thiên nga đen" mà ảnh hưởng của nó có thể trên bình diện khu vực và toàn cầu. Những sự căng thẳng ở phạm vi khu vực gần đây khiến cho lo ngại về rủi ro địa chính trị trở nên ngày càng lớn.
Việt Nam là một nền kinh tế mở, với động lực tăng trưởng có sự đóng góp rất lớn từ hoạt động xuất nhập khẩu và FDI, tập trung vào các thị trường lớn Mỹ, EU, Trung Quốc. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn gắn liền với triển vọng tăng trưởng từ các thị trường này.
Theo ACBS, nhận thấy những thách thức đang gia tăng từ yếu tố "mở" của nền kinh tế, Chính phủ Việt Nam đang tập trung thúc đẩy nhu cầu trong nước thông qua các chính sách đầu tư công, chính sách tài khóa. Điều này đã đạt được những thành tựu nhất định trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt là vấn đề cơ sở hạ tầng, từ đó tiếp tục thu hút vốn đầu tư FDI.
ACBS cho rằng, mục tiêu lớn nhất của thị trường chứng khoán trong giai đoạn trước mắt là nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, từ đó thu hút thêm dòng vốn đầu tư gián tiếp cho nền kinh tế. Mặc dù còn nhiều khó khăn về mặt quy định để tiến hành nâng hạng thị trường, ACBS cho rằng, sự kiện này sớm muộn cũng phải xảy ra. Do đó, nhà đầu tư cũng cần quan sát sát sao việc nâng hạng thị trường trong thời gian tới.
Xem thêm: VNDIRECT dự báo VN-Index 2024 ít nhất cán mốc 1.280 điểm, cao nhất lên 1.430 điểm
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.