'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
VCCI nhận định khả năng sinh lời của doanh nghiệp FDI bị suy giảm như trên chưa thể khẳng định là tạm thời hay là một xu hướng dài hạn. Tuy nhiên, đơn vị này cho rằng chi phí kinh doanh tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến lời lãi của các doanh nghiệp FDI.
Cụ thể, năm 2017, doanh thu của doanh nghiệp FDI trung vị đạt 2,43 triệu USD, cao gấp 3 lần so với các năm trước. Thế nhưng sự gia tăng này đi kèm với chi phí kinh doanh cũng tăng cao tới 2,02 triệu USD.
Theo VCCI, trên thực tế, các doanh nghiệp FDI đang có xu hướng nhỏ đi, cả về quy lao động và vốn chủ sở hữu. Cụ thể, xét về quy mô lao động, tỷ lệ lao động có ít hơn 5 lao động đã tăng từ 5,9% lên tới 7,4% trong giai đoạn 2016 - 2017. Tỷ lệ doanh nghiệp có từ 5 - 9 lao động cũng chạm mốc 10,9%.
Xét về vốn, tỷ lệ các doanh nghiệp FDI có quy mô vốn nhỏ hơn 0,5 tỷ đồng là 7,9%. Tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vốn từ 0,5 – 1 tỷ đồng là 5,7%. Và tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vốn từ 1 – 5 tỷ đồng là 16,7%. So với thời điểm năm 2012, các con số này tương ứng là 2,3%, 4,2% và 14,8%.
Mặc dù vậy, khảo sát của VCCI vẫn chỉ ra rằng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang bày tỏ sự tin tưởng vào triển vọng kinh doanh tại Việt Nam. Có hai chỉ số thể hiện sự lạc quan này gồm: tỷ lệ doanh nghiệp tăng vốn đầu tư năm 2017 đạt 13,2% (tăng nhẹ so với 11% năm 2016) và tỷ lệ doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam tăng từ 50% lên 60%. Đây là mức độ lạc quan nhất kể từ năm 2011.
Sự tin tưởng này, theo VCCI, có nguyên nhân lớn từ sự cải thiện đáng kể của môi trường đầu tư kinh doanh. "Dưới nhiệm kỳ của chính phủ mới, cảm nhận chung của các doanh nghiệp FDI là tình trạng chi trả chi phí không chính thức có xu hướng giảm đáng kể", VCCI nhận định.
Một trong những biểu hiện điển hình của xu hướng nêu trên là chỉ còn 45% doanh nghiệp FDI cho rằng cán bộ nhà nước sử dụng việc giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật để đòi hỏi, giảm 14% so với năm 2015.
Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp thừa nhận có chi trả chi phí không chính thức khi làm thủ tục thông quan cũng đã giảm xuống mức 53%, giảm 13,5% so với năm 2015. Tình trạng chi trả chi phí không chính thức khi làm thủ tục về đất đai cũng giảm xuống 17,5% từ 22,6% trong năm 2016.
Dù vậy, VCCI vẫn lưu ý rằng đối với những lĩnh vực không có nhiều cải cách quy mô lớn như thanh, kiểm tra và mua sắm đấu thầu với cơ quan nhà nước, tình trạng chi trả chi phí không chính thức vẫn còn phổ biến trong môi trường kinh doanh.
"Mặc dù các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam có thể chấp nhận tình trạng này như một phần của cuộc chơi, tuy nhiên tham nhũng có thể là một trở ngại trong việc thu hút các nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai. Điều này đặc biệt đúng với những nhà đầu tư đến từ các quốc gia nghiêm cấm các hành vi tham nhũng như Hoa Kỳ và các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Đây cũng có thể là một trong những lý do khiến số lượng các doanh nghiệp FDI từ các nước phương Tây đến Việt Nam vẫn còn tương đối thấp trong thời gian qua", VCCI nhận định.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.