Lãi gửi tiết kiệm thấp chưa từng có, lãi cho vay cũng chỉ từ 3%

Minh Anh - 21/01/2024 15:36 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh lãi suất huy động giảm xuống mức thấp kỷ lục, nhiều ngân hàng vẫn triển khai các gói gửi tiết kiệm với lãi suất cao, có ngân hàng tới 11%. Còn lãi cho vay xuống thấp, chỉ từ 3%/năm nhưng doanh nghiệp vẫn lắc đầu từ chối.

VNF

Ngân hàng tăng lãi suất lên 11%/năm

 Mới đây, ngân hàng Wooribank đã giới thiệu gói gửi tiết kiệm với mức lãi suất lên tới 11%/năm. Tuy nhiên, khách hàng của gói gửi tiết kiệm này phải gửi định kỳ hàng tháng trong vòng 2 năm với số tiền tối thiểu là 100.000 đồng và tối đa là 5 triệu đồng.

Có thể thấy, mức lãi suất lên tới 11%/năm không dành cho đa số khách hàng phổ thông mà chỉ dành cho giới siêu giàu. Trong khi đó, ngoài những chương trình lãi suất huy động cao dành cho giới siêu giàu, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng lãi suất huy động rất thấp.

>> Xem thêm: Ngân hàng tăng lãi suất lên 11%/năm: Chọn khách thừa tiền, có trăm tỷ gửi tiết kiệm

Lãi vay thấp, chỉ 3%, DN vẫn lắc đầu từ chối

Theo báo cáo kết quả của Cuộc điều tra xu hướng kinh doanh quý I/2024 của Vụ Dự báo Thống kê, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng lãi suất huy động – cho vay có thể tiếp tục giảm nhẹ, bình quân giảm 0,3-0,4%/năm trong quý I/2024 và giảm 0,2%/năm trong cả năm 2024.

Trên thực tế, ngay từ đầu tháng 1/2024, nhiều ngân hàng đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các chương trình hỗ trợ lãi suất, gói vay ưu đãi.

Mặc dù lãi suất cho vay đã giảm về mức thấp kỷ lục, thậm chí chỉ còn 3%/năm dành cho 1 số ngành nghề nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn ngần ngại vay vốn vì chưa thấy cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh.

>> Xem thêm: Lãi vay thấp nhất 20 năm: Ngân hàng chào 3%, DN lắc đầu từ chối

Đổi tiền mới ăn chênh bị xử lý pháp luật

Nhiều người vô tư giao dịch mà không biết hành vi đổi tiền mới, tiền lẻ nhằm hưởng phần trăm chênh lệch, đổi tiền thu lời đều là hành vi vi phạm quy định pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính.

NHNN chi nhánh TP.HCM vừa phát đi quan điểm cho biết, mọi hành vi thu, đổi tiền mới, tiền lẻ của cá nhân, tổ chức để hưởng chênh lệch và rao đổi tiền trên mạng internet đều vi phạm quy định pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh.

Đại diện NHNN cho biết các cơ quan chức năng sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thu, đổi tiền mới tiền lẻ và rao đổi tiền trên mạng Internet trong những ngày tới nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời.

>> Xem thêm: Đổi tiền mới đi lễ ngày Tết, coi chừng bị xử lý pháp luật



Luật Các tổ chức tín dụng: Minh bạch hơn và thị trường hơn

Sáng 18/1, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với 96,75% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. So với dự thảo công bố trước đó, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) mới có nhiều chỉnh lý và bổ sung quan trọng liên quan đến vấn đề can thiệp sớm của NHNN với các ngân hàng thương mại yếu kém; ngân hàng tham gia bán bảo hiểm; xử lý nợ xấu; sở hữu chéo, thao túng, chi phối tổ chức tín dụng (TCTD),...

PGS - TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ giúp các TCTD hoạt động một cách thị trường hơn, công khai minh bạch và chủ động hơn trong việc huy động và sử dụng vốn, từ đó giúp thị trường hoạt động thông thoáng hơn”.

>> Xem thêm: Luật Các tổ chức tín dụng: Minh bạch hơn và thị trường hơn

Tranh cãi khống chế sở hữu chéo, chống thao túng ngân hàng

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã được bổ sung nhiều quy định ngăn sở hữu chéo, chống thao túng, lũng đoạn ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn hết sức băn khoăn.

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng siết tỷ lệ sở hữu khó ngăn chặn sở hữu chéo. Cốt lõi trong hạn chế sở hữu chéo là phải giám sát và theo dõi đối với chủ ngân hàng và các cổ đông, để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng cấp tín dụng, rút ruột ngân hàng như thực tế vừa diễn ra.

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định, để ngăn chặn sở hữu chéo, một biện pháp là không đủ, mà cần nhiều giải pháp đồng bộ. 

>> Xem thêm: Khống chế sở hữu 10%: Chỉ là trên hồ sơ, khó chặn ông chủ giấu mặt chi phối ngân hàng

Cấm sở hữu ngân hàng vượt trần 10%: Hàng loạt đại gia vào diện xử lý

Theo Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi), tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cổ đông là tổ chức giảm từ 15% xuống 10%. Những cổ đông tổ chức vượt tỷ lệ sở hữu tối đa là 10% thì vẫn được tiếp tục duy trì cổ phần nhưng không được tăng thêm.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến 31/12/2023 có 17 cổ đông là tổ chức tại 13 ngân hàng thương mại cổ phần, một công ty tài chính có mức sở hữu cổ phần vượt 10%.
Để tránh xáo trộn, tác động tiêu cực tới hệ thống ngân hàng, Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) lần này đưa ra điều khoản chuyển tiếp.

>> Xem thêm: Cấm sở hữu ngân hàng vượt trần 10%: Hàng loạt đại gia vào diện xử lý

USD 'tăng nhiệt', nỗi lo tỷ giá bắt đầu quay trở lại?

Sau một thời gian dài “hạ nhiệt”, tỷ giá USD bắt đầu nóng trở lại trên cả thị trường niêm yết và thị trường tự do. Tính từ đầu năm đến nay, tỷ giá USD đã tăng khoảng 1,3%.
Nhiều chuyên gia cảnh báo, áp lực tỷ giá vẫn hiện hữu trong năm 2024 do các yếu tố cả trong lẫn ngoài tác động.

Ngay từ đầu năm 2024, NHNN cũng đã kiên định với mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá. 

>> Xem thêm: USD 'tăng nhiệt', nỗi lo tỷ giá bắt đầu quay trở lại?

Lỗ nhẹ trong quý IV, PGbank vẫn báo lãi 355 tỷ cả năm 2023

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển Việt Nam (PGBank, UPCoM: PGB) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2023 với tổng thu nhập hoạt động đạt 340,8 tỷ đồng, giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2022.

Kết quả, PGBank báo lỗ trước thuế 4,6 tỷ đồng trong quý IV, trong khi cùng kỹ lãi 118,6 tỷ đồng. Đây cũng là ngân hàng đầu tiên có kết quả kinh doanh thua lỗ trong quý IV/2023. 

PGBank đạt 355,5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cho năm 2023, giảm 29,7% so với mức thực hiện năm 2022. So với kế hoạch lãi trước thuế 530 tỷ đồng đặt ra cho năm 2023, PGBank chỉ thực hiện được 67% mục tiêu. 

>> Xem thêm: Lỗ nhẹ trong quý IV, PGbank vẫn báo lãi 355 tỷ cả năm 2023

Thông điệp đầu tiên 2024 của Thống đốc: Kiểm soát nợ xấu, xử nghiêm sai phạm các ngân hàng

Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2024.

Theo nội dung Chỉ thị, NHNN xác định có 8 mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát của ngành ngân hàng trong năm 2024 như sau:

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt; tập trung xử lý ngân hàng yếu kém; đẩy mạnh chuyển đổi số; thúc đẩy tín dụng tăng trưởng để hỗ trợ phục hồi kinh tế... là những nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2024.

>> Xem thêm: Thông điệp đầu tiên 2024 của Thống đốc: Kiểm soát nợ xấu, xử nghiệm sai phạm các ngân hàng

Nhóm Big 4 cùng đưa lãi suất huy động về mức thấp chưa từng có

BIDV, VietinBank và Agribank vừa đồng loạt hạ lãi suất nhiều kỳ hạn nhất toàn ngành ngân hàng, xuống mức thấp chưa từng có. Hiện lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng của nhóm Big 4 chỉ còn 1,7%/năm.

Lãi suất huy động trên thị trường cũng liên tục giảm vài tháng qua trong bối cảnh thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào với lượng tiền gửi tăng mạnh trong những tháng cuối năm.

>> Xem thêm: Nhóm Big 4 cùng đưa lãi suất huy động về mức thấp chưa từng có

Dòng tiền lớn từ ngân hàng bắt đầu tăng tốc vào bất động sản

Theo số liệu mới được công bố của Bộ Xây dựng, tính đến cuối tháng 11/2023, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt hơn 1 triệu tỷ đồng trong khi cuối tháng 10/2023, con số này là gần 994.000 tỷ đồng.

Dòng tiền từ ngân hàng sẽ đổ vào lĩnh vực bất động sản trong năm 2024. Tuy nhiên, xu hướng dòng tiền vào lĩnh vực địa ốc sẽ không ồ ạt như trước mà diễn ra một cách đều và tăng dần theo sự tăng nhiệt của thị trường.

>> Xem thêm: Dòng tiền lớn từ ngân hàng bắt đầu tăng tốc vào bất động sản

Cùng chuyên mục
Tin khác