'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mới đây, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023 với doanh thu đạt 7.143 tỷ đồng, giảm 30% so với năm 2022. Trong đó, doanh thu từ bán các khoản đầu tư “bay hơi” tới 92%, từ mức 1.441 tỷ đồng xuống còn xấp xỉ 116 tỷ đồng. Doanh thu từ cổ tức và lợi nhuận được chia cũng suy giảm 29,5%, về mức 5.384 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, doanh thu từ lãi tiền gửi và đầu tư trái phiếu bất ngờ tăng gần 43%, đạt 1.633 tỷ đồng. Ngoài ra, SCIC còn ghi nhận 9,7 tỷ đồng doanh thu khác. Khoản mục này gần như đi ngang so với năm 2022.
Mặc dù kết quả kinh doanh đi lùi song do được hoàn nhập chi phí đầu tư và kinh doanh vốn, SCIC báo lãi gộp tăng gần 20%, đạt hơn 7.622 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do tổng công ty được hoàn nhập 816 tỷ đồng khoản tiền trích lập giảm giá đầu tư. Bên cạnh đó, thuyết minh báo cáo tài chính cũng cho thấy các khoản mục khác thuộc chi phí đầu tư và kinh doanh vốn như giá gốc các khoản đầu tư đã bán, chi phí nhân viên, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác đều được tiết giảm mạnh mẽ.
Năm vừa qua, dù tăng 2,3 lần song doanh thu từ hoạt động tài chính của SCIC chỉ đạt vỏn vẹn 30 triệu đồng, không đủ để bù đắp khoản chi phí tài chính 158 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tiếp tục tăng gần 33%, đạt 240 tỷ đồng.
Một điểm sáng trong kỳ là phần lỗ trong công ty liên kết đã giảm gần 2 lần, từ mức 3.379 tỷ đồng xuống còn 1.729 tỷ đồng.
Sau cùng, SCIC báo lãi trước thuế 5.650 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm trước. Khấu trừ thuế, tổng công ty lãi ròng 5.266 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với năm 2022.
Trên bảng cân đối kế toán, tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản của SCIC đạt 62.750 tỷ đồng, tăng 6% so với số đầu năm. Trong đó, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 53% cơ cấu tài sản, đạt 33.344 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Phần lớn số tiền này nằm tại ngân hàng. Thuyết minh báo cáo tài chính ghi nhận lượng tiền gửi có kỳ hạn của SCIC tại ngày cuối năm đạt xấp xỉ 30.450 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với đầu năm. Trong khi đó, giá gốc các khoản đầu tư vào cổ phiếu giảm gần 27%, xuống còn 2.945 tỷ đồng. Tương tự, khoản đầu tư vào trái phiếu cũng suy giảm 35%, giảm từ mức 80 tỷ đồng xuống còn 52 tỷ đồng.
Liên quan đến các khoản đầu tư tài chính dài hạn, trong năm 2023, khoản mục này đã tăng gần 6%, đạt 28.023 tỷ đồng. Trong đó, khoản đầu tư vào công ty con vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất với 17.449 tỷ đồng. So với đầu năm, khoản mục này đã tăng khoảng 12%. Các khoản đầu tư dài hạn khác cũng khác khoảng 6%, đạt 3.820 tỷ đồng. Trong khi đó, các khoản đầu tư vào công ty liên kết giảm 11%, xuống còn 9.666 tỷ đồng.
Phía bên kia bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả của SCIC ghi nhận ở mức 6.810 tỷ đồng, tăng 2 lần so với đầu năm. Trong đó, tổng công ty phải nộp 6.103 tỷ đồng tiền thuế và các khoản cho Nhà nước.
Tính đến ngày 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của SCIC giảm nhẹ xuống mức 55.940 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận chưa phân phối của SCIC âm gần 5.000 tỷ đồng.
Trong một diễn biến khác, hồi đầu tháng 3 vừa qua, SCIC đã công bố danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2024, bao gồm 27 doanh nghiệp. Trong đó, tổng công ty đã thành công thoái vốn tại Công ty CP Tập đoàn Vinacontrol (HNX: VNC) và Công ty CP Phim truyện 1.
Đáng chú ý, trong danh sách nói trên còn có 9 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán, đó là: Công ty CP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (HOSE: DMC), Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam (Seaprodex, UPCoM: SEA), Tổng Công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam (UPCoM: VIW), Công ty CP Tập đoàn Vinacontrol (HNX: VNC), Công ty CP Sách Việt Nam (Savina, UPCoM: VNB), Công ty CP Nhựa Việt Nam (UPCoM: VNP), Tổng Công ty CP Điện tử và Tin học Việt Nam (UPCoM: VEC), Công ty CP Công trình Giao thông Vận tải Quảng Nam (HNX: QTC), Công ty CP Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hoá dầu khí (UPCoM: PAI).
Không lâu sau khi công bố danh sách thoái vốn đợt 1, SCIC đã ra thông báo bán đấu giá 6.790 cổ phiếu VNB, tương đương 10% vốn của Savina. Mức giá khởi điểm được đưa ra là 15.700 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị cả lô là 106,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, phiên đấu giá này đã không được tổ chức do đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc, không có nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần của công ty.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.