'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Lãi suất huy động rục rịch tăng
Sau đúng 1 năm chỉ giảm mà gần như không tăng, đưa lãi suất huy động xuống mức thấp kỷ lục, thời gian gần đây, một số nhà băng đã bắt đầu tăng lãi tiết kiệm trở lại ở cả kỳ hạn ngắn và dài.
Tính từ đầu tháng 4, đã có 3 ngân hàng tiến hành tăng lãi suất huy động là Eximbank, HDBank và MSB.
Đáng chú ý, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã tiến hành tăng lãi suất huy động lần thứ hai liên tiếp.
Theo biểu lãi suất huy động trực tuyến của Eximbank, kỳ hạn 6-9 tháng của nhà băng này được điều chỉnh tăng thêm 0,2 điểm phần trăm, lên 4,1%/năm. Trước đó, ngày 22/3, lãi suất huy động các kỳ hạn 1-2-3 tháng tại Eximbank bất ngờ được điều chỉnh tăng thêm 0,3 điểm phần trăm, lần lượt là 3,1%, 3,3%,3,4%/năm.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) đầu tháng 4 điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm trong bối cảnh mặt bằng lãi tiết kiệm xuống mức thấp kỷ lục. Cụ thể, MSB đồng loạt tăng thêm 0,2 điểm phần trăm lãi tiết kiệm kỳ hạn từ 6-11 tháng lên mức 4,1%/năm. Lãi suất huy động trực tuyến các kỳ hạn từ 12-36 tháng cũng tăng thêm 0,2 điểm phần trăm, lên 4,5%/năm.
Trước đó, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank) cũng tăng 0,2 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi các kỳ hạn từ 12-18 tháng. Cụ thể, lãi suất huy động trực tuyến kỳ hạn 12 tháng tăng lên 5%/năm, kỳ hạn 13 tháng tăng lên 5,2%/năm, kỳ hạn 15 tháng tăng lên 5,8%/năm, kỳ hạn 18 tháng áp sát mốc 6% khi đang được niêm yết mức 5,9%/năm.
Trong tháng 3, có 4 ngân hàng tăng lãi suất huy động là VPBank, SHB, Saigonbank và Eximbank.
Trong đó, VPBank - ngân hàng TMCP lớn nhất hệ thống - là nhà băng duy nhất tăng lãi suất tiền gửi đối với tất cả kỳ hạn với mức tăng từ 0,1-0,2 điểm phần trăm. Các ngân hàng còn lại chỉ tăng ở một số kỳ hạn nhất định.
Hiện lãi suất tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 1 tháng (áp dụng với tiền gửi dưới 10 tỷ đồng) tại VPBank tăng lên 2,4%/năm; kỳ hạn 2-5 tháng là 2,7%/năm; kỳ hạn 6-11 tháng là 4,2%/năm; kỳ hạn 12-18 tháng là 4,5%/năm; kỳ hạn 24-36 tháng là 4,9%/năm.
Ngày 26/3, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng điều chỉnh tăng thêm 0,2 và 0,1 điểm phần trăm với từng kỳ hạn. Theo đó, lãi suất tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 1 và 2 tháng của SHB được điều chỉnh tăng thêm 0,2 và 0,1 điểm phần trăm, lên 2,8%/năm; lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tăng 0,1 điểm phần trăm, lên 4,9%/năm; kỳ hạn 13-15 tháng tăng 0,2 điểm phần trăm, lên 5%/năm; kỳ hạn 18 tháng tăng 0,1 điểm phần trăm, lên 5,2%/năm.
Ngày 22/3, Eximbank đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động tại hầu hết kỳ hạn ngắn.
Trước đó, ngày 19/3, Saigonbank cũng tăng lãi suất huy động các kỳ hạn từ 18 - 36 tháng với mức tăng từ 0,2 - 0,4%/năm tùy kỳ hạn.
Xu hướng tăng lãi suất đã manh nha từ đầu năm. Trong tháng 2, cũng có 4 ngân hàng là Techcombank, Sacombank, BVBank và ACB nâng lãi suất tiền gửi thêm từ 0,1-0,5 điểm %.
Hồi đầu tháng 1, ACB gây bất ngờ khi tăng lãi suất huy động từ 1-3 tháng tăng 0,3%; kỳ hạn 12 và 18 tháng tăng 0,1%.
Dù một số ngân hàng rục rịch tăng lãi tiết kiệm trở lại nhưng mặt bằng lãi tiết kiệm vẫn đang dò đáy bởi xu hướng điều chỉnh giảm lãi tiết kiệm vẫn chiếm ưu thế. Trong đó, lãi tiết kiệm tại 4 ngân hàng quốc doanh gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank vẫn ghi nhận xu hướng giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Theo biểu lãi tiết kiệm mới được 4 nhà băng này công bố, hiện Vietcombank và Agribank cùng có lãi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng chỉ 1,6%/năm, BIDV và Vietinbank có lãi tiết kiệm 1,7%/năm. Kỳ hạn 3-5 tháng Vietcombank và Agribank cùng có lãi tiết kiệm 1,9%/năm trong khi BIDV và Vietinbank có lãi tiết kiệm 2%/năm. Mức lãi suất cao nhất tại nhóm Big 4 là 4,8%/năm.
Người vay lo lãi suất cho vay sẽ tăng theo
Việc lãi suất huy động nhích lên khiến người vay lo lắng. Nhiều người lo ngại lãi suất huy động tăng sẽ khiến lãi suất cho vay tăng theo. Người dân và doanh nghiệp mong muốn lãi suất duy trì ổn định để tính toán bài toán kinh doanh.
Thời gian qua, các ngân hàng đã tung ra nhiều gói vay ưu đãi với lãi suất khá thấp, chỉ từ 5-6%/năm. Lãi suất cho vay đang thấp nhất trong 20 năm qua và đây là cơ hội để doanh nghiệp, người dân vay vốn để bung ra làm ăn đón đầu kinh tế phục hồi.
Nhưng nhiều người dân và doanh nghiệp không khỏi lo lắng là gần đây lãi suất huy động đã có dấu hiệu nhích lên.
Đang tính vay vốn ngân hàng để mua nhà vì lãi suất xuống thấp nhưng nhìn tín hiệu lãi suất, chị Kim Ngân (Hà Đông, Hà Nội) cảm thấy hơi lo. Nhưng nếu lãi suất tăng, với thu nhập hiện tại, gia đình chị khó mà dư ra để sớm trả dứt nợ.
Trong khi đó, theo giới phân tích, lãi suất cho vay không bị tác động nhiều, bởi xu hướng giảm lãi suất tiền gửi vẫn là chủ đạo
Lãnh đạo một số nhà băng cho biết việc tăng lãi suất chỉ nhỏ giọt ở một vài kỳ hạn, do các kỳ hạn này mức lãi suất thấp hơn mặt bằng chung nên điều chỉnh tăng. Mặt bằng chung lãi suất huy động vẫn ở mức thấp và xu hướng là ổn định.
PGS-TS. Nguyễn Hữu Huân (Trường Đại học Kinh tế TP.HCM) dự báo, khả năng mặt bằng lãi suất tiết kiệm sẽ duy trì mức như hiện nay đến hết quý II/2024 và bắt đầu tăng trở lại trong nửa cuối năm nay, nếu nền kinh tế hồi phục, tín dụng cải thiện trở lại so với mức tăng trưởng âm 0,6% trong tháng 1.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, cũng cho rằng, các ngân hàng có thể tiếp tục hạ lãi suất, ít nhất là trong quý I/2024 để giảm thêm lãi vay, cho đến khi hoạt động kinh tế khởi sắc trở lại vào khoảng nửa sau của năm 2024. Mức nền lãi suất huy động thấp tạo tiền đề cho lãi suất cho vay tiếp tục giảm để khôi phục, phát triển kinh tế.
Còn các chuyên gia phân tích từ Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhìn nhận, mặt bằng lãi suất huy động sẽ tiếp tục đi ngang ở vùng thấp trong hầu hết cả năm 2024. Trong bối cảnh đó, lãi suất cho vay bình quân sẽ có dư địa để giảm thêm từ 0,75-1% dựa trên sức cầu tín dụng phục hồi.
Trong báo cáo mới công bố, các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán SSI nhận định mặt bằng lãi suất tiền gửi sẽ khó tiếp tục giảm mạnh. Đồng thời, SSI cũng đưa ra dự báo lãi suất tiền gửi 12 tháng vào cuối năm 2024 sẽ vào khoảng 5,5%/năm, tăng 0,5 điểm phần trăm so với năm 2023. Còn lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện tại có khả năng giảm thêm 0,5-1 điểm phần trăm trong nửa đầu năm 2024.
Các chuyên gia khuyến cáo không thể để cho mặt bằng lãi suất tăng cao, nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Theo GS.TS Phạm Thị Thanh Xuân - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Luật, lãi suất trên thị trường đã thấp nhưng cần duy trì trong thời gian đủ dài để có thể thẩm thấu vào nền kinh tế, nhất là khi nền kinh tế đã bước vào pha phục hồi.
Cùng chung quan điểm, TS Nguyễn Anh Vũ, Trưởng khoa tài chính Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, cho rằng lãi suất cho vay phải duy trì ở mức thấp trong thời gian đủ lâu để doanh nghiệp có thể tính kế hoạch làm ăn. Nếu lãi suất chỉ thấp trong một thời gian ngắn rồi "giật cục" sẽ rất khó cho doanh nghiệp. Tương tự với cá nhân, nhất là người vay để mua nhà. Nếu lãi suất chỉ thấp trong thời gian ưu đãi rồi đến kỳ điều chỉnh lại tăng, rất khó cho người vay khi tính kế hoạch tài chính.
Ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, nhìn nhận, ngành ngân hàng không thiếu vốn, sẵn sàng đảm bảo vốn để cho vay. Để giải ngân vốn nhanh, bên cạnh việc đơn giản hóa thủ tục cho vay, ngân hàng cần tiếp tục hạ lãi suất, nhất là cho vay đối với người mua nhà và xây sửa nhà.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.