Lãi suất tiết kiệm lên 7,2%/năm; tỷ giá năm 2025 ra sao?
(VNF) - Lãi suất tiết kiệm trong tháng 11 cao nhất là 7,2%/năm; tỷ giá USD/VND có thể căng thẳng trong năm 2025... là những thông tin quan trọng của lĩnh vực ngân hàng tuần qua.
Lãi suất tiết kiệm cao nhất 7,2%/năm
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố diễn biến lãi suất của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng trong tháng 11.
Theo đó, trong tháng 11, lãi suất tiền gửi bằng VND bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước ở mức 3 - 3,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; mức 4,4 - 5,1%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng - 12 tháng; mức 5,1 - 6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng - 24 tháng; và mức lãi suất 6,8 - 7,2%/năm đối với kỳ hạn trên 24 tháng.
>> Xem thêm: Lãi suất tiết kiệm cao nhất 7,2%/năm
Sau 1 năm liên tục 'dậy sóng, tỷ giá năm 2025 sẽ ra sao?
2024 là một năm biến động mạnh của tỷ giá VND/USD. Trong năm 2024, tỷ giá đã 3 lần vọt tăng mạnh khiến NHNN buộc phải có động thái mạnh tay. Nhưng nhờ các chính sách điều hành linh hoạt của NHNN, tỷ giá và thị trường ngoại hối vẫn được duy trì ổn định.
Giới chuyên gia cho rằng, tỷ giá USD/VND có thể căng thẳng trong năm 2025. Tỷ giá sẽ chịu tác động bởi nhiều yếu tố như tốc độ hồi phục của nền kinh tế toàn cầu, chính sách của Fed, mức độ nghiêm trọng của cuộc xung đột địa chính trị… Đặc biệt, "ẩn số" chính sách thuế quan của ông Donald Trump có thể làm tăng giá trị đồng USD và gây áp lực lên tỷ giá.
>> Xem thêm: Sau 1 năm liên tục 'dậy sóng, tỷ giá năm 2025 sẽ ra sao?
'Giới buôn tiền' lãi lớn trong quý IV/2024
Một số ngân hàng đã bắt đầu công bố kết quả kinh doanh trong những tháng cuối cùng của năm 2024, trong đó có những nhà băng chứng kiến mức tăng trưởng lợi nhuận vô cùng ấn tượng.
Trong báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán MBS Research, ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng phân tích nhận định, lợi nhuận sau thuế quý IV của các ngân hàng trong danh sách theo dõi dự báo sẽ tăng 11,1% so với quý III và tăng 14,5% so với cùng kỳ.
Trước đó, SSI Research cũng dự báo, nhiều ngân hàng sẽ ghi nhận lợi nhuận tăng hàng trăm phần trăm như MSB, OCB, TPBank,… Ngoài ra, VPBank cũng được dự báo sẽ tăng trưởng lợi nhuận hơn 91%. Ước tính tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của ngành ngân hàng đạt 14,5% trong quý IV/2024.
>> Xem thêm: Bội thu cuối năm, 'giới buôn tiền' lãi lớn trong quý IV/2024
Nhà băng đầu tiên trả cổ tức trong năm 2025
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vừa chốt danh sách cổ đông vào ngày 8/1/2025 để phát hành hơn 795,9 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 15%. Đây là năm thứ hai liên tiếp MB trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông. Trước đó, MB đã chi ra 2.267 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông vào tháng 7/2023 theo tỷ lệ 5%.
Ngoài việc nâng vốn thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu, MB cũng có kế hoạch phát hành riêng lẻ thêm 62 triệu cổ phiếu, tương đương mức tăng vốn điều lệ là 620 tỷ đồng. Tổng vốn điều lệ của MB sau khi hoàn thành tất cả những kế hoạch trên sẽ là 61.643 tỷ đồng.
>> Xem thêm: Nhà băng đầu tiên trả cổ tức trong năm 2025
Từ đầu năm 2025, app ngân hàng không ghi nhớ mật khẩu
Theo quy định tại Thông tư 50/2024/TT-NHNN, từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không còn cho phép chức năng ghi nhớ mật khẩu đăng nhập. Quy định này được đưa ra nhằm tăng cường bảo mật cho người dùng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
Theo khuyến cáo của các ngân hàng, sau khi quy định mới có hiệu lực từ 1/1/2025, chủ tài khoản cần chuẩn bị một số biện pháp để thích ứng và đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch trực tuyến của mình.
>> Xem thêm: App ngân hàng không ghi nhớ mật khẩu, làm gì để tiện lợi mà vẫn bảo mật?
Khóa tài khoản ngân hàng có số điện thoại trùng với thông tin tài khoản khác
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PvcomBank) mới đây phát đi thông báo về xác thực thông tin số điện thoại trên hệ thống ứng dụng của ngân hàng này.
Sau ngày 8/1/2025, ứng dụng ngân hàng điện tử của nhà băng này sẽ tạm khóa đối với các tài khoản chưa được xác thực. Các khách hàng vẫn có thể tiếp tục sử dụng các dịch vụ của PVcomBank sau thời gian tạm khóa bằng cách đến chi nhánh hoặc phòng giao dịch gần nhất để được hỗ trợ.
>> Xem thêm: Khóa tài khoản ngân hàng có số điện thoại trùng với thông tin tài khoản khác
Ghế nóng ngân hàng đổi chủ
Cuối năm 2024, "ghế nóng" tại nhiều nhà băng đổi chủ trong bối cảnh ngành ngân hàng có nhiều chuyển biến đáng chú ý. Mặc dù đã gần hết năm 2024 nhưng làn sóng thay đổi nhân sự cấp cao tại nhiều ngân hàng vẫn chưa dừng lại.
Năm 2024 là năm có nhiều chuyển động ở vị trí lãnh đạo cấp cao tại nhiều ngân hàng. Ở nhóm Big4, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã thay đổi chủ tịch hội đồng thành viên (HĐTV) và thành viên HĐTV phụ trách điều hành hoạt động của HĐTV. Còn “ghế nóng” tại nhiều ngân hàng tư nhân cũng đổi chủ.
>> Xem thêm: Ghế nóng ngân hàng đổi chủ: Nơi đón tướng mới, chỗ chia tay 'công thần'
NHNN 'cập nhật' tiến độ sửa Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng
NHNN mới đây cho biết, cơ quan này đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2012 về quản lý thị trường vàng, trong đó có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Trong thời gian tới, NHNN cũng sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định để kiểm soát chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ở mức phù hợp theo chỉ đạo của các cấp thẩm quyền.
>> Xem thêm: NHNN 'cập nhật' tiến độ sửa Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng
Ngân hàng, ví điện tử rốt ráo xác thực sinh trắc học trước 'giờ G'
Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN của NHNN quy định, bắt đầu từ ngày 1/1/2025, chủ tài khoản ngân hàng chưa xác thực sinh trắc học sẽ không thể thực hiện một số giao dịch điện tử như rút tiền, chuyển khoản và thanh toán thẻ online.
Số lượng tài khoản chưa cập nhật thông tin sinh trắc học vẫn còn nhiều, buộc các ngân hàng và ví điện tử phải tăng tốc hỗ trợ khách hàng hoàn tất cập nhật trước ngày 1/1/2025.
>> Xem thêm: Ngân hàng, ví điện tử rốt ráo xác thực sinh trắc học trước 'giờ G'
Tiền gửi không kỳ hạn vượt 1,19 triệu tỷ
Số dư tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân đạt kỷ lục hơn 1,19 triệu tỷ đồng, góp phần cải thiện tỷ lệ CASA, giúp ngân hàng tăng nguồn vốn rẻ và gia tăng lợi nhuận
Trên thực tế, nhiều ngân hàng vẫn phải sống dựa vào thu nhập từ hoạt động tín dụng khi thu nhập này chiếm tới 70 - 80% cơ cấu lợi nhuận của các ngân hàng. Vì thế, các ngân hàng chấp nhận trả mức lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn để tăng CASA.
>> Xem thêm: Tiền gửi không kỳ hạn vượt 1,19 triệu tỷ, ngân hàng hưởng lợi từ vốn rẻ
Bac A Bank được tăng vốn điều lệ thêm gần 1.579 tỷ đồng
NHNN vừa có văn bản chấp thuận việc Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank - mã chứng khoán BAB) tăng vốn điều lệ thêm tối đa gần 1.579 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên mức 10.538 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh, trong quý III, Bac A Bank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 271 tỷ đồng, tăng 252% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, ngân hàng này đạt lợi nhuận 813 tỷ đồng tăng 48% so với cùng kỳ và thực hiện 74% kế hoạch cả năm.
>> Xem thêm: Bac A Bank được tăng vốn điều lệ thêm gần 1.579 tỷ đồng
Khóa tài khoản ngân hàng có số điện thoại trùng với thông tin tài khoản khác
- Lãi suất tiết kiệm cao nhất 7,2%/năm 26/12/2024 07:31
- Nhà băng đầu tiên trả cổ tức trong năm 2025 26/12/2024 04:06
- Giá USD tự do tăng mạnh, lên sát 26.000 đồng 24/12/2024 10:43
Ngày cuối năm hối hả trên công trường Cảng Nam Đình Vũ - Hải Phòng
(VNF) - Những ngày cuối năm 2024, trên công trường xây dựng giai đoạn 3 cảng Nam Đình Vũ, không khí đang khẩn trương và hối hả hơn. Giai đoạn 3 hoàn thành sẽ giúp cảng Nam Đình Vũ nâng cao khả năng tiếp nhận tàu, phục vụ cho nhu cầu vận tải hàng hóa ngày càng lớn trong khu vực và cả nước.