Làm gì để đón đầu cơ hội đầu tư vào Myanmar?

Bình Minh - 31/05/2023 07:39 (GMT+7)

(VNF) - Myanmar thực sự là một địa chỉ đầu tư rất hấp dẫn, cho dù tình hình chính trị xã hội ở đất nước này hiện chưa ổn định. Theo các chuyên gia, chủ động tìm hiểu để nắm những cơ hội đầu tư vào thị trường này là điều các doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam cần lưu ý.

VNF

Cơ hội từ tình trạng “chưa phát triển”

Myanmar là một quốc gia có nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp với đất đai màu mỡ và nguồn nước dồi dào, các sản phẩm nông nghiệp cơ bản giống với Việt Nam. Myanmar có 19,39 triệu ha đất nông nghiệp màu mỡ trải dài trên các vùng khí hậu khác nhau có thể phát triển hơn 60 loại cây nông nghiệp ôn đới và nhiệt đới. Hiện nay, Chính phủ Myanmar đang đặt mục tiêu chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp truyền thống thành nền kinh tế nông nghiệp hiệu quả và bền vững, với mục tiêu tăng năng suất và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp.

Thế mạnh khác của Myanmar là có bờ biển dài 1.930 km dọc theo Vịnh Bengal và Ấn Độ Dương, rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Các ngư trường trong vùng biển của Myanmar được khai thác tương đối ít hơn so với các nước khác trong khu vực. Myanmar có khoảng 8,2 triệu ha diện tích mặt nước tự nhiên (hồ, sông, suối), 1,8 triệu ha mặt nước nhân tạo (hồ, đập thủy điện), 6 triệu ha đất nông nghiệp thường xuyên ngập nước, trong khi ngành nuôi trồng thủy sản nước này mới sử dụng gần 50.000 ha diện tích mặt nước ngọt.

Bên cạnh đó, Myanmar đang trong quá trình đô thị hóa, với sự di dân từ nông thôn đến thành thị nhằm tạo ra các cơ hội về giáo dục, kỹ năng và thu nhập cho người dân. Nhu cầu về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí của tầng lớp trung lưu ở Myanmar đang phát triển nhanh chóng, mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam: thực hiện các dự án đầu tư nhà ở giá rẻ tại Yangon, Mandalay và các thành phố hạng hai ở tất cả các bang/vùng; đầu tư vào các hệ thống giao thông để cải thiện giao thông công cộng trong các khu đô thị; thành lập công viên và các khu vui chơi giải trí phục vụ cộng đồng; thành lập các cơ sở chăm sóc sức khỏe tư nhân; thành lập các tổ chức giáo dục tư nhân; quản lý giao thông thông minh và giải pháp an toàn đường bộ; quản lý chất thải đô thị; các công trình xử lý nước; sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng và các mặt hàng phục vụ đời sống người dân...

Ngoài ra, Myanmar cũng đang có tiềm năng thu hút đầu tư vào ngành du lịch và khách sạn. Myanmar nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo, nhiều di sản văn hóa phong phú, với hệ thống chùa tháp, viện bảo tàng, công trình kiến trúc cổ, rừng nguyên sinh, vườn quốc gia nhiệt đới, ôn đới và các lễ hội truyền thống của 135 sắc tộc. Đây là điều kiện lý tưởng để phát triển ngành du lịch. Hiện tại, khách du lịch nước ngoài chủ yếu ghé thăm các địa điểm du lịch tại Yangon, Bagan, hồ Inle, Nyaung Shwe và Mandalay.

Tuy nhiên, tại Myanmar còn nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn chưa được khám phá về vẻ đẹp tự nhiên - từ Kawthaung ở vùng Đông Nam, đến Putao ở dãy Hy Mã Lạp Sơn. Các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành du lịch có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư phát triển du lịch tâm linh, du lịch sinh thái (ví dụ: khách sạn và nhà nghỉ bền vững, cùng với các hoạt động liên quan như các tuyến đường trekking hoặc tuyến du lịch); xây dựng du lịch dựa trên văn hóa cộng đồng (ví dụ: phát triển các cửa hàng bán hàng hóa mang tính văn hóa được sản xuất tại địa phương)…

Giải pháp để thúc đẩy đầu tư vào Myanmar

Myanmar là quốc gia ASEAN có diện tích lớn nhất và dân số đông thứ ba trong tiểu vùng Mê Kông mở rộng (gồm các nước CLMV và Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc), gần gũi với Việt Nam về vị trí địa lý và tập quán văn hóa, còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Vì vậy, bên cạnh Lào và Campuchia, Việt Nam cần xác định Myanmar là đối tác quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển của mình. Việt Nam cần chuẩn bị các điều kiện, sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sang Myanmar để chiếm lĩnh thị trường quan trọng này khi điều kiện cho phép. Sau đây xin khuyến nghị một số giải pháp cần thực hiện:

Một là, cần tăng cường hợp tác kinh tế song phương từ cấp Trung ương đến địa phương của hai nước. Chính phủ Việt Nam và Myanmar cần tăng cường chia sẻ quan điểm, lập trường và phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề hai bên cùng quan tâm trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng, khu vực và quốc tế. Tăng cường hoạt động ngoại giao, đàm phán để đẩy mạnh quan hệ kinh tế Việt Nam- Myanmar thông qua việc triển khai ký kết các hiệp định, các bản ghi nhớ, các bản thỏa thuận giữa các bộ, ban, ngành, các địa phương,... nhằm tạo ra hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi để doanh nghiệp hai nước dễ dàng thâm nhập khảo sát thị trường.

Trong bối cảnh bất ổn chính trị của Myanmar chưa có dấu hiệu được giải quyết, nền kinh tế Myanmar trong giai đoạn khủng hoảng sâu rộng, việc tận dụng mối quan hệ ổn định, lâu dài với chính phủ quân sự Myanmar để làm cầu nối tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ kinh tế giữaViệt Nam và Myanmar là hết sức cần thiết. Đặc biệt, Việt Nam có thể tận dụng thời điểm các doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi Myanmar vì lo ngại biến cố chính trị cũng như lệnh trừng phạt từ các nước phương Tây để tiếp tục duy trì, mở rộng các hoạt động đầu tư, thương mại tại Myanmar.

Hai là, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, thương mại. Việt Nam cần tăng cường đàm phán song phương với Myanmar nhằm đạt được đồng thuận trong việc giảm dần các hàng rào thuế và cắt bỏ dần các hàng rào phi thuế quan và thuế hóa các hàng rào phi thuế cho hợp lý. Xây dựng chính sách mặt hàng xuất khẩu có tính ổn định, lâu dài nhằm tạo được những sản phẩm có tầm chiến lược, có khả năng cạnh tranh, phù hợp với ưu thế, tiềm năng nổi trội của hai nước.

Ba là, tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng, các tổ chức hữu nghị và hiệp hội doanh nghiệp, nâng cao tính chủ động của các doanh nghiệp trong trong việc hợp tác thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar. Các cơ quan chức năng Việt Nam cần tích cực xúc tiến các hoạt động nghiên cứu để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hợp tác đầu tư với Myanmar, chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hợp tác hai bên khi điều kiện cho phép. Hãng hàng không Myanmar đã chính thức khai trương đường bay quốc tế thương mại thường lệ Yangon – Hà Nội từ tháng 9/2022 đánh dấu việc phát triển mạng đường bay quốc tế giữa hai nước.

Bốn là, chủ động hợp tác, thúc đẩy phát triển Hành lang kinh tế Đông - Tây, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Myanmar. Kế hoạch hợp tác Hành lang kinh tế Đông – Tây đã được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mê Kông lần thứ 8 (10/1998).

Sự ra đời của hành lang kinh tế Đông-Tây tạo điều kiện cho các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) gồm: Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển giữa các nước, giảm chi phí lưu thông hàng hóa, hành khách trong khu vực hành lang và tạo điều kiện cho việc lưu thông được thuận lợi và hiệu quả, góp phần giảm nghèo, hỗ trợ phát triển khu vực dọc biên giới và các vùng nông thôn, tăng thu nhập cho các hộ thu nhập thấp, cung cấp việc làm cho phụ nữ và phát triển du lịch.

Hội Hữu nghị Việt Nam – Myanmar phối hợp với Công ty TNHH Viện Nghiên cứu Đầu tư quốc tế (ISC) và Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance biên soạn và phát hành cuốn sách “Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và tại Myanmar”. Đặc san phát hành ngày 31/5/2023, dày 320 trang, giá bán 198.000 đồng/cuốn.

Liên hệ đặt mua: Cô Thu Trang, điện thoại: 0989631133. 

Email: toasoan@vietnamfinance.vn.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý II đạt 318,8 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Sau 6 tháng, Hoa Sen thực hiện 84% kế hoạch lợi nhuận.

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương cho biết ông và Thaco chỉ nắm giữ vài chục phần trăm cổ phần tại HNG nhưng đang đánh cược rất nhiều vào doanh nghiệp này. Ban lãnh đạo HNG sẽ cố gắng tránh việc huỷ niêm yết cổ phiếu, tuy nhiên nếu phải huỷ niêm yết, doanh nghiệp sẽ thực hiện công bố thông tin minh bạch và trở lại sàn HoSE ngay khi đủ điều kiện.

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HoSE: TCH) đã kết lại năm tài chính 2023 với kết quả kinh doanh vượt trội, vượt xa kế hoạch năm đề ra.

LDG có quý âm doanh thu thứ 3 và lỗ quý thứ 6 liên tiếp

LDG có quý âm doanh thu thứ 3 và lỗ quý thứ 6 liên tiếp

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (HoSE: LDG) đã có thêm 1 quý kinh doanh bết bát, cho thấy doanh nghiệp vẫn đang trong trạng thái lao dốc không phanh.

Đại hội Berkshire Hathaway: Lộ diện người kế thừa đế chế của Warren Buffett

Đại hội Berkshire Hathaway: Lộ diện người kế thừa đế chế của Warren Buffett

(VNF) - Ngày 5/4 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway sẽ công bố báo cáo hoạt động quý I/2024 và tổ chức đại hội cổ đông. Đây là cơ hội duy nhất mỗi năm để các cổ đông đặt câu hỏi cho "nhà tiên tri xứ Omaha" Warren Buffett và các cấp phó của ông về hoạt động kinh doanh của công ty.

Mua bảo hiểm lãi cao hơn ngân hàng, mức sinh lời đến 6.5%

Mua bảo hiểm lãi cao hơn ngân hàng, mức sinh lời đến 6.5%

(VNF) - Đây là mức lãi suất người tham gia bảo hiểm được nhận tuỳ thuộc vào kết qủa kinh doanh của các quỹ liên kết chung của các công ty bảo hiểm nhân thọ. Mức ghi nhận chi trả trong những năm gần đây thường từ 5 - 6%, nhiều thời điểm “cao hơn” mức lãi suất ngân hàng hiện hành.

Hợp nhất Thành phố Vàng, tài sản của HQC biến đổi ra sao?

Hợp nhất Thành phố Vàng, tài sản của HQC biến đổi ra sao?

(VNF) - Cuối quý I/2024, Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HoSE: HQC) đã hợp nhất thành công Công ty Cổ phần Đầu tư Thành phố Vàng. Sự kiện này đã làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc tài sản của HQC.

Gọi vốn 10.000 tỷ đồng, dòng tiền lớn đổ vào bất động sản Thái Nguyên

Gọi vốn 10.000 tỷ đồng, dòng tiền lớn đổ vào bất động sản Thái Nguyên

(VNF) - Trong Quý I/2024, đã có 14 dự án với tổng số vốn gần 10.000 tỷ đồng đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó có 4 dự án lớn trên 1.000 tỷ đồng. Phần lớn tập trun vào bất động sản đô thị.

EU quyết hạ bệ 'đế chế khí đốt' của Nga, tác dụng tới đâu?

EU quyết hạ bệ 'đế chế khí đốt' của Nga, tác dụng tới đâu?

(VNF) - Bất chấp những rủi ro với an ninh năng lượng, Liên minh châu Âu (EU) dự định cấm nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Nga như biện pháp trừng phạt vì xung đột Ukraine. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng lệnh cấm này sẽ chỉ ảnh hưởng tới ¼ lợi nhuận mà Moscow thu được.

Chủ đầu tư đầu tiên của tòa Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

Chủ đầu tư đầu tiên của tòa Saigon One Tower bị cưỡng chế thuế

(VNF) - Nợ quá hạn gần 30 tỷ đồng tiền thuế, chủ đầu tư ban đầu của tòa nhà Saigon One Tower bị cơ quan thuế cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.