'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thời gian ngắn gần đây, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam liên tiếp đón nhận chính sách mới từ Ngân hàng Nhà nước với nhiều thay đổi căn bản, tác động trực tiếp lên hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Đầu tiên phải kể đến quyết định giảm trần lãi suất, cả chiều huy động lẫn cho vay trên thị trường 1 (thị trường tổ chức kinh tế, dân cư nhưng không bao gồm tổ chức tín dụng).
Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1,0%/năm xuống 0,8%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm.
Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng hạ lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm.
Về mặt lý thuyết, việc giảm trần lãi suất sẽ khiến cho dòng tiền gửi vốn đang có lãi suất chạm trần "chảy" sang các ngân hàng có rủi ro thấp hơn (thường là từ ngân hàng nhỏ chảy sang ngân hàng lớn), bởi mức lãi suất nhận được là như nhau.
Một phần dòng tiền sẽ "chảy" sang kỳ hạn dài hơn hiện đang không bị điều chỉnh bởi trần lãi suất.
Nhưng đáng chú ý nhất là việc dòng tiền cũng sẽ "chảy" từ kênh ngân hàng sang kênh đầu tư khác do lãi suất tiền gửi đã bớt hấp dẫn hơn.
Tựu chung, giảm trần lãi suất sẽ tạo áp lực huy động vốn lên hầu hết các ngân hàng, trong đó, ngân hàng quy mô càng nhỏ càng chịu áp lực lớn.
Tính toán của VietnamFinance cho thấy, một số ngân hàng sẽ chịu áp lực huy động vốn lớn hơn các ngân hàng còn lại do tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) xét riêng trên thị trường 1 ở mức cao như: Saigonbank, Kienlongbank, SHB, LienVietPostBank, OCB, HDBank, SeABank, VIB, TPBank.
Một chính sách khác cũng tác động rất trực tiếp lên các ngân hàng là Thông tư 22/2019/TT-NHNN thay thế Thông tư 36/2014 (và các Thông tư sửa đổi liên quan), quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng.
Thông tư này có 3 điểm đáng chú ý: "siết" tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, nâng hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay mua nhà có giá trị lớn và điều chỉnh tỷ lệ LDR.
Theo đó, các ngân hàng sẽ phải đưa tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn về mức 37% từ ngày 1/10/2020. Tiếp tục giảm xuống 34% một năm sau đó và xuống mức 30% sau một năm tiếp theo.
Thống kê cho thấy, nhiều các ngân hàng đã đưa tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn về gần mức 30% (thậm chí có những ngân hàng đã đưa về dưới mức 30% như Vietcombank, BIDV, VPBank, TPBank, VIB).
Tuy nhiên, một số ngân hàng vẫn còn giữ tỷ lệ này ở mức tương đối cao như Techcombank (36,1%), HDBank (35,8%) hay LienVietPostBank (35%).
Về việc nâng hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay mua nhà có giá trị lớn, một mặt, quy định này sẽ tác động theo hướng làm giảm hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng có danh mục cho vay mua nhà lớn, mặt khác lại tạo cơ hội cho các ngân hàng có CAR cao lấy thị phần cho vay mua nhà của các ngân hàng có CAR thấp, do CAR càng thấp thì càng ít dư địa để cho vay mua nhà giá trị lớn.
Được biết, thông tư 22 quy định các khoản vay bất động sản tiêu dùng có giá trị từ 1,5 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng chịu hệ số rủi ro 100%; trong khi các khoản vay tương tự có giá trị trên 4 tỷ đồng chịu hệ số rủi ro 150% (thay vì đều ở mức 50% như trước đây).
Liên quan đến việc điều chỉnh trần LDR, các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ bị hạ trần từ 90% hiện tại xuống 85%, trong khi các ngân hàng tư nhân được nâng trần từ 80% lên 85%.
Trần LDR tăng lên giúp các ngân hàng tư nhân có thêm dư địa để giảm tỷ trọng chi phí vốn trong tổng doanh thu tín dụng thông qua việc giảm đà tăng tổng tiền gửi. Ngược lại, dư địa giảm tỷ trọng chi phí vốn của các ngân hàng thương mại nhà nước bị siết lại, thậm chí có thể làm tăng tỷ trọng chi phí vốn trong tổng doanh thu tín dụng.
Ngân hàng thương mại liên tiếp đón nhận chính sách mới với nhiều thay đổi căn bản
Trước khi ban hành Thông tư 22 không lâu, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 18/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.
Thông tư 18 hướng đến giảm dần tỷ trọng dư nợ giải ngân trực tiếp cho khách hàng so với tổng dư nợ cho vay xuống mức 30%. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng cho khách hàng có tổng dư nợ cho vay giải ngân trực tiếp trên 20 triệu đồng.
Lộ trình giảm tổng dư nợ giải ngân trực tiếp cho khách hàng đối với các công ty tài chính kéo dài trong khoảng thời gian 4 năm, từ 2021 đến 2024, cụ thể: tỷ trọng này ở mức tối đa 70% trong năm 2021, 60% trong năm 2022, 50% trong năm 2023 và 30% kể từ ngày 1/1/2024.
Ba ngân hàng niêm yết có công ty con/ công ty liên kết là công ty tài chính tiêu dùng, bao gồm VPBank (100% sở hữu tại FE Credit), HDBank (50% sở hữu tại HDSaison) và MB (50% sở hữu tại MCredit). Thị phần của ba công ty tài chính này vào cuối quý II/2019 lần lượt là 55%, 17% và 7%.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán SSI, trong số này, FE Credit vẫn là công ty chịu ảnh hưởng nhiều nhất. FE Credit có cơ cấu cho vay tập trung nhiều vào các khoản vay tiền mặt. Cơ cấu sản phẩm bao gồm 76% cho vay tiền mặt, 8% cho vay mua xe máy, 4,7% cho vay điện máy và 11,4% cho vay thẻ tín dụng.
Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay tiền mặt đối với khách hàng có tổng dư nợ trên 20 triệu đồng hiện dưới 70%.
"Do đó, trong hai năm tới (2020 và 2021), tác động sẽ chỉ ở mức thấp do lộ trình chưa ảnh hưởng sâu đến hoạt động kinh doanh của FE Credit. Tuy nhiên, từ năm 2022-2024, FE Credit có thể phải hy sinh phần nào hệ số NIM để đạt được cơ cấu danh mục cho vay cân đối hơn", chuyên gia của SSI nhấn mạnh.
Trong khi đó, HDSaison sẽ ít chịu ảnh hưởng nhất do tỷ trọng cho vay tiền mặt ở mức thấp, chỉ 33%.
Với MCredit, mặc dù các khoản vay tiền mặt trong tổng dư nợ cho vay là khoảng 70%, nhưng việc tái cấu trúc danh mục sản phẩm có thể dễ dàng hơn do quy mô vẫn còn khiêm tốn.
Ngoài ra, một thông tư khác cũng tác động lên một số ít ngân hàng thương mại là Thông tư 58/2019/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước
mở tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại, đã có hiệu lực từ ngày 1/11/2019.
Chia sẻ trên trang cá nhân, PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) nhận định, mấy năm vừa qua, tiến trình giải ngân đầu tư công vô cùng chậm. Số tiền nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước trung bình lên tới trên 200.000 tỷ đồng.
Nguồn tiền giá rẻ này là mối lợi lớn cho các ngân hàng thương mại có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, chủ yếu là các ngân hàng thương mại nhà nước.
Nay theo Thông tư 58 thì nguồn tiền này bị thu hết về một tài khoản duy nhất của Kho bạc Nhà nước đặt tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Bên cạnh đó, nguồn thu từ thuế trước đây được giữ ở các tài khoản chuyên thu/thanh toán của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng thương mại có thể tới vài tuần (không lãi suất), nay (cứ vào cuối ngày) cũng phải kết chuyển hết về tài khoản của Ngân hàng Nhà nước.
Tựu chung, thông tư này tác động chủ yếu đến các ngân hàng thương mại nhà nước vốn là "địa chỉ gửi chân" quen thuộc của dòng tiền từ Kho bạc Nhà nước.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.