Lãnh đạo Vingroup nói gì về việc bị hạ triển vọng xếp hạng tín nhiệm?

Anh Phan - 12/10/2018 09:59 (GMT+7)

(VNF) - Trước thông tin Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch vừa ra báo cáo đánh giá hạ triển vọng xếp hạng tín nhiệm Vingroup, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Quang – Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup, về việc này.

VNF
Ông Nguyễn Việt Quang – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Việt Quang cũng đã chính thức xác nhận thông tin Vingroup vừa bị tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch giữ nguyên mức xếp hạng ở B+, nhưng triển vọng xếp hạng hạ từ Ổn định xuống Tiêu cực. Ông cho hay thông tin này Vingroup đã nhận được chính thức từ Fitch trong ngày 10/10.

“Theo Fitch, triển vọng xếp hạng của Vingroup bị hạ là do Vingroup vay vốn để tài trợ cho lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast, khiến cho rủi ro đòn bẩy tài chính tăng lên. Điều này hoàn toàn nằm trong dự liệu của chúng tôi. Thực tế, tổng vốn đầu tư cho dự án VinFast dự kiến lên tới 4,2 tỷ USD, một phần từ nguồn tự có của Vingroup và huy động từ công ty thành viên, một phần lớn đến từ việc huy động bên ngoài là đi vay”, ông Quang thông tin.

Theo nhìn nhận của vị lãnh đạo, đầu tư vào lĩnh vực ô tô có độ rủi ro cao nên việc các tổ chức đánh giá tín nhiệm hạ bậc là chuyện không tránh khỏi.

“Các chuẩn mực xếp hạng tín dụng là như thế, nếu không muốn bị hạ bậc chỉ có cách duy nhất là không thực hiện dự án này”, ông nhấn mạnh.

“Tuy nhiên, với tâm huyết xây dựng bằng được thương hiệu ô tô Việt, đẳng cấp quốc tế - chúng tôi sẵn sàng hy sinh lợi ích của mình, thậm chí là những lợi ích vật chất to lớn để tập trung mọi nguồn lực cho VinFast”, ông nói thêm.

Cũng theo vị lãnh đạo, việc hạ triển vọng xếp hạng này không ảnh hưởng tới hình ảnh công ty. Bởi theo ông, ngoài việc hạ triển vọng xếp hạng, Vingroup vẫn được Fitch duy trì xếp hạng ở mức B+, tỷ lệ vay trên tổng tài sản vẫn an toàn và Fitch vẫn đang dành những đánh giá tích cực cho mảng kinh doanh khác của tập đoàn này.

Theo vị lãnh đạo, hình ảnh của Vingroup hiện tại năng động và mạnh mẽ hơn trước rất nhiều. Đặc biệt, khi tầm nhìn trở thành một nhà sản xuất ô tô toàn cầu của Vingroup đã nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của nhiều tổ chức quốc tế.

“Ngày 9/10 vừa qua, VinFast đã được Euler Hermes – cơ quan Tín dụng xuất khẩu thuộc Chính phủ Đức – bảo lãnh khoản vay 950 triệu USD, lãi suất thấp để nhập khẩu máy móc thiết bị, phục vụ sản xuất. Đây là giao dịch đầu tiên được Euler Hermes bảo lãnh cho một công ty tư nhân tại Việt Nam với thời gian thu xếp rất ngắn, quy mô lớn.

Vào tháng 7/2018, VinFast cũng đã hoàn thành việc phân phối khoản vay thương mại hợp vốn trị giá 400 triệu USD đầu tiên, do bốn ngân hàng nước ngoài đồng thu xếp và tài trợ. Vào đầu tháng 10/2018, Vinpearl đã phát hành thêm 125 triệu USD trái phiếu hoán đổi, tăng tổng giá trị phát hành thành 450 triệu USD, trong điều kiện thị trường không tốt. Tất cả các ví dụ trên cho thấy, vị thế và uy tín quốc tế của Vingroup đang được đánh giá rất tốt”, ông Quang dẫn chứng.

Cũng theo ông, thời gian tới Vingroup sẽ phải tập trung huy động vốn thêm cho dự án VinFast. “Thuận lợi là Vingroup đang có uy tín rất tốt và mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức tài chính quốc tế. Hơn thế nữa, nhiều tổ chức tín dụng của Việt Nam cũng rất tâm huyết và ủng hộ nên chúng tôi có cơ sở để hy vọng thu xếp đủ vốn cho dự án trọng điểm này”, ông nhấn mạnh.

Trước câu hỏi tại sao Vingroup lại nhất quyết phải lao vào lĩnh vực đầu tư mạo hiểm như vậy trong khi các lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn hiện đang tăng trưởng rất tốt, lãnh đạo Vingroup cho hay cả thế giới hiện chỉ có 12 nước có nền công nghiệp ô tô hoàn thiện từ thiết kế đến sản xuất nên đầu tư vào lĩnh vực này đòi hỏi sự dũng cảm và tâm huyết, vì không có gì đảm bảo chắc chắn sẽ thành công.

“Tuy nhiên, ngay từ đầu, chúng tôi đã xác định sản xuất ô tô thương hiệu Việt là một sứ mệnh đặc biệt, là sự thể hiện mạnh mẽ trách nhiệm xã hội và lòng yêu nước của mình, vì vậy chúng tôi quyết tâm thực hiện bằng được với chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế.

Còn xét ở góc độ đầu tư, dù lợi ích kinh tế giai đoạn đầu chưa thấy ngay được nhưng với tiềm năng tiêu thụ xe tại Việt Nam trong tương lai và hướng tới xuất khẩu, VinFast rất có triển vọng. Và thực tế, là một doanh nghiệp, chúng tôi cũng đã có sự tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng cho dự án này để đạt được kết quả tốt nhất”, ông Nguyễn Việt Quang nói.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

(VNF) - Đến cả nhóm ngành ảm đạm như bảo hiểm giờ cũng nhận dòng tiền đột biến, phần nào cho thấy “sóng tăng” hiện tại trên TTCK không tầm thường.

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành lãi suất hài hòa, hợp lý, đồng bộ với điều hành tỷ giá và các công cụ chính sách tiền tệ khác; phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay.

Lễ tuyên thệ của Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Lễ tuyên thệ của Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Chiều 20/5, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức, sau khi được Quốc hội khóa XV bầu và thông qua nghị quyết với 100% đại biểu có mặt tán thành.

Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

(VNF) - Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, phương Tây đã giáng cho Moscow hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm làm tê liệt nguồn tài chính của nước này và buộc Nga phải nhanh chóng chấm dứt chiến sự. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm, chiến sự vẫn tiếp diễn và Điện Kremlin đang ca ngợi nền kinh tế vững mạnh của mình.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VEF) - Với 475/475 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026.

Nhận diện Cát Liên Hoa: DN liên quan Novaland vừa nhận 'tráp' phạt từ UBCKNN

Nhận diện Cát Liên Hoa: DN liên quan Novaland vừa nhận 'tráp' phạt từ UBCKNN

(VNF) - Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Cát Liên Hoa vừa cho biết đã nhận được quyết định xử phạt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Tổng thống Iran qua đời, châm ngòi một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt

Tổng thống Iran qua đời, châm ngòi một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt

(VNF) - Việc Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thiệt mạng có thể châm ngòi cho một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt tại quốc gia Trung Đông này.

Gần 1 năm đòi quyền lợi bảo hiểm, khách hàng mệt mỏi vì bị BSH 'phớt lờ'

Gần 1 năm đòi quyền lợi bảo hiểm, khách hàng mệt mỏi vì bị BSH 'phớt lờ'

(VNF) - Khách hàng tham gia gói bảo hiểm Muôn sắc Yêu thương, có quyền lợi chi trả bệnh bẩm sinh. Tuy nhiên, khi gửi hồ sơ làm bồi thường, bảo hiểm BSH đưa ra lý do từ chối chi trả: Bệnh này khách hàng đã biết trước, tính là bệnh có sẵn. Trong khi đó khách hàng khẳng định, chỉ khi đi khám ở Bệnh viện Việt Đức, mới phát hiện con bị bệnh.

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

(VNF) -Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị "chôn" vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.