'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước vừa qua, nhiều lãnh đạo các ngân hàng thương mại đã bày tỏ ý kiến về khơi thông dòng vốn trên kênh trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).
Ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) nhận định, TPDN là một kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, ông Thái cho rằng, cần có thêm các giải pháp ổn định, khơi thông dòng vốn trên thị trường TPDN để giảm áp lực vốn tín dụng trung, dài hạn vào hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, việc tăng cường thông tin truyền thông kịp thời để giữ vững tâm lý thị trường, nhà đầu tư trái phiếu cũng là điều quan trọng, ông nói.
Không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường TPDN, một số sếp lớn của ngân hàng còn thể hiện sự quan ngại về các thay đổi liên quan đến kênh TPDN trong dự thảo Luật Chứng khoán.
Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) nhận định những thay đổi này sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán, thị trường vốn và tác động bất lợi đến việc huy động vốn của doanh nghiệp.
Do đó, ông kiến nghị Bộ Tài chính cần đánh giá mức độ ảnh hưởng của những thay đổi này đến thị trường, doanh nghiệp cũng như người dân.
Lãnh đạo Techcombank đề cập đến những điều khoản thay đổi trong dự thảo Luật chứng khoán. Theo ông Hồ Hùng Anh, Bộ Tài chính cần lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp, hiệp hội để đưa ra những điều chỉnh phù hợp, để làm sao cho vừa đảm bảo tăng cường sự ổn định của thị trường, vừa tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn một cách bền vững. Ngoài ra, cũng cần phải có các giải pháp ổn định, khơi thông dòng vốn trên thị trường TPDN.
Trong vài năm trở lại đây, thị trường TPDN tại Việt Nam đã đối diện với nhiều biến động. Sự bất ổn của kinh tế toàn cầu cùng với những lùm xùm liên quan đến các tập đoàn như Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh,… đã tạo ra những thách thức lớn cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn qua kênh này.
Trải qua thời gian dài trầm lắng, thị trường TPDN bắt đầu có tín hiệu phục hồi trở lại kể từ đầu năm 2024.
Theo dữ liệu do VBMA tổng hợp từ HNX và SSC, tính đến ngày công bố thông tin 30/8/2024, có 43 đợt phát hành TPDN riêng lẻ trị giá 37.995 tỷ đồng và 2 đợt phát hành ra công chúng trị giá 11.000 tỷ đồng trong tháng 8/2024. Tính trong 8 tháng năm 2024, số lượng TPDN phát hành mới tăng 63%, giá trị giao dịch bình quân tăng 62,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, ngân hàng vẫn là “tay chơi” lớn nhất trên thị trường TPDN hiện nay khi chiếm tới 70% tổng giá trị phát hành trái phiếu thành công. Theo sau là các công ty bất động sản chiếm tỷ lệ 20% và trái phiếu từ các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác.
Một tín hiệu đáng mừng khác nữa là tỷ lệ trái phiếu chậm trả lũy kế tiếp tục xu hướng giảm kể từ quý I/2024. Theo VIS Rating, tính đến 31/8/2024, tỷ lệ trái phiếu chậm trả lũy kế đang ở mức 14,9% trên tổng giá trị TPDN lưu hành. TPDN phát hành mới trong tháng 8/2024 đạt 57,7 nghìn tỷ đồng, tổng phát hành mới tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2024 đạt 257,9 nghìn tỷ đồng.
Song, so với các mục tiêu đặt ra của Chính phủ là quy mô thị trường TPDN chiếm 25% GDP vào năm 2030 thì khoảng cách vẫn còn rất lớn. Theo ước tính của VIS Rating, để có thể đạt được mục tiêu này thì trung bình mỗi năm lượng phát hành sơ cấp phải trên 800 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, sau những cuộc khủng hoảng trong giai đoạn trước, niềm tin của nhà đầu tư vẫn chưa thực sự trở lại trong khi thị trường vẫn còn nhiều bất cập khiến kênh TPDN vẫn chưa phát huy được hết vai trò kênh huy động vốn của mình.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.