'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chỉ vài ngày sau khi Ấn Độ từ chối lời đề nghị đầu tư trị giá 1 tỷ USD của nhà sản xuất ô tô Trung Quốc BYD với lý do lo ngại về an ninh, nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh đã kêu gọi New Delhi ổn định quan hệ song phương vì lợi ích của cả hai bên.
Ông Vương Nghị đã gặp ông Ajit Doval, cố vấn an ninh quốc gia của Ấn Độ, bên lề cuộc họp của các thành viên Brics tại Johannesburg ngày 24/7.
Tại cuộc gặp, ông kêu gọi các chính sách “tăng cường lòng tin chiến lược lẫn nhau” và “tập trung vào sự đồng thuận và hợp tác”, một thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Cụ thể, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đã trao đổi với ông Doval rằng việc Trung Quốc và Ấn Độ hỗ trợ hay gây tác động tiêu cực lẫn nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của mỗi bên cũng như bối cảnh toàn cầu, đồng thời cho biết thêm rằng cả hai nước nên tuân thủ “phán quyết chiến lược” rằng họ không gây ra mối đe dọa nào cho nhau và tạo cơ hội cho sự phát triển của nhau.
Mối quan hệ giữa hai nước láng giềng đặc biệt căng thẳng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, Bắc Kinh và New Delhi vẫn tiếp tục nỗ lực đối thoại. Đầu tháng này, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã gặp người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar bên lề một cuộc họp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á của các ngoại trưởng Đông Á ở Jakarta.
Trong cuộc gặp với Jaishankar, ông Vương cho hay Bắc Kinh “rất lo ngại về các biện pháp hạn chế gần đây của Ấn Độ đối với các công ty Trung Quốc và hy vọng rằng Ấn Độ sẽ cung cấp cho các công ty Trung Quốc một môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch và không phân biệt đối xử”.
Nhà sản xuất xe điện và xe hybrid lai điện lớn nhất thế giới BYD mới đây đã đề xuất khoản đầu tư trị giá 1 tỷ USD để thành lập một nhà máy sản xuất pin và xe điện ở Ấn Độ.
Cụ thể, BYD dự định hợp tác với công ty tư nhân Megha Engineering and Infrastructures (MEIL) có trụ sở tại Hyderabad (miền Nam Ấn Độ) để thực hiện dự án này.
Theo đề xuất được gửi lên Cục Xúc tiến công nghiệp và thương mại nội địa (DPIIT) thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ, liên doanh BYD và MEIL đặt mục tiêu sản xuất 10.000 - 15.000 ô tô điện mỗi năm ở Ấn Độ, cùng với đó là ưu tiên sản xuất pin tại quốc gia này.
Kế hoạch dài hạn là sản xuất đầy đủ các dòng xe điện thương hiệu BYD ở Ấn Độ, từ xe hatchback đến các mẫu xe hạng sang, xây dựng các trạm sạc và các trung tâm nghiên cứu, phát triển và đào tạo ở Ấn Độ
Tuy nhiên, theo Economic Times, đề xuất của BYD đã bị chính phủ Ấn Độ từ chối sau khi Cục Xúc tiến công nghiệp và thương mại nội địa (DPIIT) thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ lấy ý kiến từ các bộ khác về dự án đầu tư này.
Các nguồn thạo tin cho biết liên doanh này đã vấp phải rào cản an ninh vốn đang được thắt chặt tại quốc gia Nam Á. Các quan chức nước này cho rằng “việc ngừng chấp thuận cho liên doanh này là do những lo ngại về an ninh đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Ấn Độ đã được cảnh báo trong quá trình thảo luận”.
Kể từ tháng 4/2020, chính phủ Ấn Độ đã sửa đổi chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Theo đó, đối với dòng vốn FDI nhận được từ các quốc gia láng giềng, kể cả Trung Quốc, đều phải trải qua quy trình phê duyệt do Bộ Nội vụ đứng đầu.
Theo Economic Times, giới chức Ấn Độ ngày càng lo ngại các công ty Trung Quốc đang chiếm quyền kiểm soát về công nghệ, và quyền đưa ra các quyết định quan trọng trong quan hệ liên doanh hợp tác với các công ty địa phương của Ấn Độ.
Trước đó, một “ông lớn” xe điện khác của Trung Quốc là Great Wall Motor (GWM) cũng đã đề xuất khoản đầu tư 1 tỷ USD vào Ấn Độ. Tuy nhiên, kế hoạch thâm nhập thị trường Ấn Độ của hãng xe này đã đổ bể vì không nhận được sự chấp thuận từ chính phủ.
Xem thêm >> Rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc, Nga tuyên bố có thể thay thế nguồn cung từ Ukraine
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.