Loạt động thái đáng chú ý của các 'ông lớn' ngành ô tô Việt Nam trong năm 2020

Lê Ngà - 25/01/2021 16:03 (GMT+7)

(VNF) - Trong năm qua, một số “ông lớn” của ngành công nghiệp ô tô trong nước đã có những bước đi táo bạo “chuyển mình” để đón đầu thập kỷ mới.

VNF
Loạt động thái đáng chú ý của các 'ông lớn' ngành ô tô Việt Nam trong năm 2020

VinFast giới thiệu xe buýt điện chạy 260km sau mỗi lần sạc

Năm 2020, ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam đón nhận bất ngờ lớn khi Tập đoàn Vingroup chính thức chạy thử thành công xe buýt điện đầu tiên trong khuôn viên nhà máy VinFast (Hải Phòng).

Xe buýt điện của Tập đoàn Vingroup sử dụng bộ pin eBUS của VF có năng lượng 281,9 kWh, có thể vận hành liên tục trên quãng đường 220-260 km sau 2 giờ sạc đầy bằng trạm sạc 150 kW. Xe buýt điện do VinFast sản xuất sẽ được cung cấp cho Công ty TNHH Dịch vụ vận tải VinBus (thuộc Vingroup) để vận hành dịch vụ xe buýt điện tại các thành phố lớn, trước mắt là tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Phú Quốc (Kiên Giang).

Trên xe được trang bị nhiều công nghệ hiện đại để đảm bảo an toàn cũng như cung cấp các dịch vụ tiện lợi cho khách hàng như hệ thống kiểm soát hành vi của người lái, cảnh báo những nguy cơ gây mất an toàn (lái xe không tập trung, buồn ngủ, mệt mỏi; bảng điện tử thông báo điểm dừng sắp tới; Wifi miễn phí, hệ thống màn hình thông tin giải trí trên xe. Ngoài ra, trên xe còn có USB sạc điện, camera an ninh, camera hành trình trước, camera cảnh báo khi lùi, camera quan sát bên phải khi dừng đỗ.

Bên cạnh đó, VinFast cũng nghiên cứu thí điểm áp dụng hệ thống vé điện tử, đa dạng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (thẻ, ví điện tử, QR code…); App VinBus kết hợp cùng VinID, hỗ trợ thông tin mạng lưới tuyến xe buýt của toàn thành phố, giúp tra cứu thông tin tuyến đi tối ưu nhất.

Ford đầu tư mở rộng nhà máy Ford Hải Dương

Khởi động năm 2020, Ford Việt Nam đã công bố khoản đầu tư bổ sung, trị giá 82 triệu USD (hơn 1.900 tỷ đồng) để nâng cấp nhà máy lắp ráp xe ở Hải Dương. Khoản đầu tư bổ sung này sẽ nâng tổng vốn đầu tư của Ford tại Việt Nam lên mức hơn 200 triệu USD. Dự kiến, công suất nhà máy sẽ được nâng từ 14.000 xe lên 40.000 xe/năm.

Kế hoạch nâng cấp và mở rộng nhà máy Ford Hải Dương sẽ được chia thành hai giai đoạn, triển khai từ năm 2020 và dự kiến sẽ hoàn thành vào giữa năm 2022.

Nhà máy sẽ được xây dựng mở rộng thêm hơn 60.000 m2, nâng tổng diện tích xây dựng lên 226.000 m2, bao gồm việc xây mới xưởng thân xe và xưởng sơn, điều chỉnh xưởng lắp ráp hoàn thiện và sắp xếp lại khu vực hậu cần, vật tư.

Bên cạnh đó, gói đầu tư mở rộng cũng cho phép Ford Việt Nam mua sắm thêm các thiết bị, máy móc mới và một loạt các robot với những công nghệ kết nối hiện đại nhất nhằm tăng cường tính hiệu quả của sản xuất và nâng cao chất lượng các sản phẩm lắp ráp tại nhà máy.

Thaco lắp ráp xe hai bánh Peugeot tại Việt Nam

Cũng trong năm 2020, một sự kiện đáng chú ý của ngành công nghiệp ô tô – xe máy trong nước đó là Thaco Trường Hải đã công bố mở rộng hoạt động hợp tác với thương hiệu xe đến từ Pháp khi tham gia vào hoạt động sản xuất lắp ráp xe máy Peugeot.

Theo đó, công ty sẽ triển khai nghiên cứu, thiết kế và đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp xe máy theo đúng tiêu chuẩn châu Âu của Peugeot Motocycles tại khu công nghiệp Chu Lai. Cùng với đó là đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu R&D hướng tới chủ động công nghệ sản xuất, tăng hàm lượng nội địa hóa lên trên 40%.

Sau khi về “dưới trướng” Thaco, mục tiêu lớn nhất của xe máy Peugeot không chỉ chiếm thị phần trong nước mà là xuất khẩu sang các nước trong khu vực ASEAN và một số thị trường trong khu vực lân cận như: Đài Loan, Hồng Kông, Úc…, đạt trên 30.000 xe vào năm 2023.

Dự kiến trong năm 2021, nhà máy sẽ xuất khẩu trước sang các thị trường Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Đài Loan. Hiện tại Peugeot đang mở bán mẫu xe ga Django.

TC Motor khởi công dự án lớn tại Ninh Bình, Quảng Ninh

Năm 2020, Tập đoàn Thành Công (TC Motor) và Hyundai Motor đã khởi công dự án đầu tư xây dựng nhà máy Hyundai Thành Công số 2 (HTMV 2) tại KCN Gián Khẩu, Gia Viễn, Ninh Bình. Cùng với đó là khởi công dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công Việt Hưng tại Hạ Long, Quảng Ninh.

Dự án nhà máy HTMV 2 được xây dựng trên tổng diện tích 50 ha với tổng vốn đầu từ hơn 3.200 tỉ đồng. Tiến độ dự án chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành vào tháng 6-2022; giai đoạn 2 dự kiến hoàn thành vào tháng 6-2025. Công suất của nhà máy HTMV 2 là 100.000 xe/năm, tổng công suất sản xuất và lắp ráp xe Hyundai tại Việt Nam sẽ vượt 170.000 xe/năm.

Lễ động thổ Tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công Việt Hưng

Trong khi đó, tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công Việt Hưng tại Hạ Long, Quảng Ninh được xây dựng trên tổng diện tích 340 ha nằm ngay bên bờ vịnh Cửa Lục, thuận tiện cho cả giao thương nội địa và quốc tế.

Tương lai của tổ hợp sẽ là nơi thu hút và quy tụ nhiều doanh nghiệp trong ngành phụ trợ ô tô, sản xuất linh kiện và phụ tùng, đặc biệt là những bộ phận có hàm lượng công nghệ cao.

Đồng thời, những sản phẩm của tổ hợp sẽ không dừng lại là nguồn cung cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ô tô cốt lõi hiện tại của Tập đoàn Thành Công mà còn hướng tới xuất khẩu, mang giá trị của ngành công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam tiếp cận tới các thị trường khu vực và thế giới.

Mitsubishi mở thêm nhà máy thứ hai tại Bình Định?

Vào tháng 6/2020, tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định, ông Kenichi Horinouchi, Tổng giám đốc Mitsubishi Motors Việt Nam cho biết Tập đoàn Nhật Bản đang ưu tiên chọn Bình Định để xây nhà máy ô tô thứ hai ở Việt Nam

Ông Horinouchi cho biết, ngoài lợi thế cảng nước sâu, Bình Định đang là ưu tiên hàng đầu của Mitsubishi vì còn có hạ tầng giao thông kỹ thuật khá hoàn thiện cho việc đi lại vận chuyển hàng hóa và quỹ đất lớn thuận lợi cho việc xây dựng các nhà máy phụ kiện cho sản xuất ôtô.

Trước đó, thông tin về việc Mitsubishi muốn xây nhà máy ô tô thứ hai tại Việt Nam từng được Phó chủ tịch hãng Kozo Shiraji chia sẻ trong buổi làm việc đầu năm 2018 với ông Vương Đình Huệ - người khi đó là Phó thủ tướng. Nhà máy này dự kiến có tổng mức đầu tư khoảng 250 triệu USD, công suất 30.000 - 50.000 xe/năm.

Mitsubishi là một trong những công ty liên doanh sản xuất ô tô đầu tiên ở Việt Nam từ năm 1994. Công ty này đang có một nhà máy ở thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Xem thêm: Lexus LS 2021 ra mắt tại Australia, khi nào về Việt Nam?

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chung cư MHDI Lê Đức Thọ: Các hộ dân bức xúc vì 'dài cổ' chờ sổ đỏ

Chung cư MHDI Lê Đức Thọ: Các hộ dân bức xúc vì 'dài cổ' chờ sổ đỏ

(VNF) - Dù đã thanh toán 100% tiền mua nhà nhưng hơn 3 năm qua, hàng chục hộ dân sinh sống tại Khu nhà ở MHDI – 1, đường Lê Đức Thọ vẫn “dài cổ” chờ sổ đỏ.

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

(VNF) - Phó giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hưng khẳng định, việc số hoá và công khai các quy hoạch có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà đầu tư (NĐT) hình dung được không gian phát triển của tỉnh, từ đó có thể nghiên cứu rót vốn vào các lĩnh vực giàu tiềm năng.

Chuyển tiền 10 triệu phải xác thực sinh trắc học: NH nhắc khách đăng ký vân tay, khuôn mặt

Chuyển tiền 10 triệu phải xác thực sinh trắc học: NH nhắc khách đăng ký vân tay, khuôn mặt

(VNF) - Các ngân hàng thúc giục khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học và khuyến cáo khách cần cập nhật thông tin trước 1/7/2024 để không bị gián đoạn giao dịch.

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.