'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Top đầu lên tầm tỷ USD
Nhiều ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022 với kết quả kinh doanh khá khả quan.
Vietcombank vẫn đang giữ vị trí dẫn đầu với lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt gần 24.940 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong quý III, Vietcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.566 tỷ đồng, tăng 31,9% so cùng kỳ năm ngoái.
“Á hậu” trong top lợi nhuận ngân hàng là Techcombank với lãi trước thuế trong 9 tháng đầu năm đạt hơn 20.800 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng ở vị trí thứ 3 là VPBank khi 9 tháng đầu năm, nhà băng này ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 19.800 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ, hoàn thành 67% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Như vậy, 3 vị trí dẫn đầu đều tiếp cận mốc tỷ USD qua 9 tháng và chắc chắn vượt mốc tỷ USD khi tổng kết cả năm. Các vị trí tiếp là MB, VietinBank, BIDV, ACB.. với lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt trên 10.000 tỷ đồng.
Cụ thể, 9 tháng đầu năm, MB đạt lợi nhuận trước thuế 18.192 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ và thực hiện gần 90% kế hoạch năm. Tiếp theo là BIDV khi đạt 17.676 tỷ đồng, tăng 64,7% so với cùng kỳ. Tương tự, VietinBank khi đạt lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng đầu năm là 15.765 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước. ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt 13.503 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 50% so với cùng kỳ 2021 và hoàn thành hơn 90% kế hoạch cả năm.
Nhiều ngân hàng khác ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt trên 5.000 tỷ đồng. Đơn cử, lợi nhuận trước thuế của SHB trong 9 tháng đầu năm là 9.035 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ năm 2021 và hoàn thành 78% kế hoạch đề ra. Trong 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của HDBank đạt 8.016 tỷ đồng, tăng 31,7% và hoàn thành 82% kế hoạch năm 2022. Lợi nhuận trước thuế của VIB 9 tháng đầu năm là 7.800 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm, TPBank có lợi nhuận trước thuế là 5.926 tỷ đồng, tăng 1.532 tỷ đồng so với cùng kỳ, đạt 72% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Trong khi đó, có nhiều ngân hàng có mức lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng đầu năm dưới 5.000 tỷ đồng. Chẳng hạn, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm của Sacombank là 4.440 tỷ đồng, hoàn thành 84,1% kế hoạch; của LienVietPostBank là hơn 4.800 tỷ đồng, cán đích lợi nhuận trước thuế của cả năm 2022; của SeABank đạt 4.016 tỷ đồng, tăng 58,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Mức lợi nhuận trước thuế của Eximbank trong 3 quý đã đạt 3.181 tỷ đồng, tăng 229% so với cùng kỳ và vượt kế hoạch năm 2022 (2.500 tỷ đồng). Lợi nhuận trước thuế của NamABank trong 9 tháng qua là 1.855 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ, hoàn thành 82% kế hoạch năm. ABBank trong 3 quý đầu năm ghi nhận lãi hơn 1.397 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ.
Top cuối là những ngân hàng có lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng đầu năm chưa tới 1.000 tỷ đồng. Ví dụ, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng Bản Việt trong 9 tháng qua đạt hơn 423 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ, hoàn thành 94% kế hoạch cả năm. BacABank lãi trước thuế hơn 715 tỷ đồng trong 9 tháng. PGBank có lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt hơn 387 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ. Saigonbank cũng vừa công bố lợi nhuận trước thuế là 236 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước.
Giới phân tích nhận định, thu nhập lãi thuần của các ngân hàng trong 3 quý đầu năm tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước là nhờ tín dụng bán lẻ tăng trưởng nhanh cùng với các khoản thu lãi, khoản vay cơ cấu Covid-19 của khách hàng đã khôi phục hoạt động kinh doanh…
Dù báo cáo tài chính quý III/2022 được các ngân hàng công bố với lợi nhuận cao nhưng các ngân hàng vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức như mặt bằng lãi suất tăng cao, áp lực tỷ giá, trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn...
Báo cáo tài chính quý III/2022 của các ngân hàng cho thấy, khối lượng trái phiếu mà các nhà băng lớn đang nắm giữ vẫn rất lớn. Đó là thách thức với các ngân hàng khi giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn sẽ tập trung trong năm 2023 và 2024. Diễn biến bất lợi của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng mà còn dẫn tới nợ xấu có nguy cơ tăng, nhất là các ngân hàng đã đẩy mạnh đầu tư trái phiếu cũng như cho vay bất động sản.
Công ty Chứng khoán SSI nhận định, tốc độ tăng trưởng của một số ngân hàng sẽ chậm lại trong quý cuối năm. Bên cạnh nguyên nhân chính do NIM sụt giảm, lợi nhuận ngân hàng giảm tốc còn do phải tăng trích lập dự phòng rủi ro để đối mặt với tình trạng nợ xấu gia tăng trong quý IV/2022 và cả năm 2023.
Bộ phận Phân tích Chứng khoán Agribank (Agriseco Research) cho biết, động lực tăng trưởng nửa cuối năm của các ngân hàng có thể gặp áp lực khi mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh nhưng vẫn thấp hơn so với kỳ vọng.
Để đạt được kế hoạch đặt ra đầu năm, Agriseco Research cho rằng, các ngân hàng có thể phải cơ cấu lại vốn tín dụng (đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, tăng thu hồi nợ…) và tăng thu ngoài lãi.
Agriseco Research cũng dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng trong năm 2022 và 2023 sẽ khó duy trì tăng trưởng cao như giai đoạn 2020-2021 bởi dư địa tăng trưởng tín dụng không còn nhiều và lợi nhuận biên chịu áp lực do lãi suất đầu vào có xu hướng tăng, trong khi lãi suất cho vay khó tăng theo tương ứng.
Tuy vậy, nhiều ngân hàng vẫn kỳ vọng lợi nhuận sẽ tăng tiếp vào cuối năm. Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý IV/2022 của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước vừa tiến hành, đa phần ngân hàng vẫn kỳ vọng lợi nhuận cải thiện trong năm nay. Trong đó, 88,3% tổ chức tín dụng dự kiến lợi nhuận trước thuế năm 2022 tăng trưởng dương so với năm trước.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.