Lợi nhuận quý I giảm gần 96%, Samsung ‘thẳng tay’ cắt sản lượng chip bộ nhớ
Quốc Anh -
07/04/2023 15:39 (GMT+7)
(VNF) - Samsung Electronics đang có động thái cắt giảm sản xuất chip bộ nhớ sau khi báo cáo lợi nhuận giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Đây được coi là một bước tiến quan trọng đối với ngành sản xuất chip sau khi cung vượt cầu khiến giá sụt giảm nghiêm trọng.
Samsung quyết định cắt giảm sản lượng chip bộ nhớ
Trong quý I/2023, doanh thu của Samsung tụt xuống còn 63.000 tỷ won (tương đương gần 48 tỷ USD). Lợi nhuận doanh nghiệp ghi nhận giảm hơn 95% xuống còn 600 tỷ won (tương đương 450 triệu USD).
Samsung dự kiến sẽ cung cấp báo cáo tài chính đầy đủ, bao gồm cả thu nhập ròng và thông tin về hoạt động của các bộ phận vào cuối tháng này. Doanh nghiệp hàng đầu Hàn Quốc cũng lên tiếng cảnh báo rằng thu nhập của nhân sự sẽ bị giảm xuống trong quý I/2023 do doanh số bán hàng chậm lại.
Nhu cầu đối các sản phẩm thiết bị thông minh từ điện thoại di động cho đến máy tính trên thị trường không còn cao như trước, nhất là khi nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với rủi ro suy thoái sau đại dịch Covid-19, khiến giá bán bộ nhớ giảm nhiều hơn dự đoán của công ty. Theo ước tính của Samsung, doanh nghiệp đã lỗ đến 3 tỷ USD nếu chỉ thống kê riêng mảng chip bộ nhớ.
Đại dịch Covid-19 đã khiến các công ty kinh doanh trong ngành công nghiệp bán dẫn phải vật lộn theo kịp nhu cầu thất thường của thị trường. Cụ thể, chỉ mới vài năm trước, nhu cầu sử dụng máy tính, điện thoại… còn tăng vọt khi người tiêu dùng bị phong toả tại nhà, chỉ có thể sử dụng các thiết bị điện tử để giao tiếp xã hội; thì giờ đây, xu hướng này lập tức bị đảo ngược khi các hạn chế được dỡ bỏ nhưng nền kinh tế lại phải đối mặt với lãi suất cao, lạm phát gia tăng và ảnh hưởng từ chiến sự tại Ukraine.
Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc trước đây từng bất chấp khó khăn chung của thị trường mà quyết định tiếp tục lấy vốn đầu tư sản xuất để có thể giành lấy thị phần từ đối thủ. Samsung đã chi hàng trăm tỷ USD xây dựng khu phức hợp chip lớn nhất thế giới tại Hàn Quốc và đang tiếp tục đầu tư mở một cơ sở khác tại Mỹ.
Hệ quả, cuối năm ngoái, hàng tồn kho của Samsung đạt ngưỡng 52.200 tỷ won (tương đương gần 40 tỷ USD); trong khi các đối thủ của doanh nghiệp là SK Hynix Inc. và Micron Technology Inc. đã thẳng tay cắt giảm sản lượng để giải quyết các kho chip cũ.
Do đó, Samsung cho biết tập đoàn quyết định cắt giảm sản xuất chip bộ nhớ mặc dù biết đây là động thái các đối thủ cạnh tranh đang chờ đợi từ lâu. “Samsung đang điều chỉnh lại số lượng bộ nhớ được sản xuất ra và tập trung hơn vào các sản phẩm đã đáp ứng nguồn cung. Điều này sẽ giúp tập đoàn tối ưu hoá các hoạt động đang được tiến hành”, đại diện Samsung phát biểu về việc số lượng chip bộ nhớ tồn kho quá lớn gây ảnh hưởng đến giá cả và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Sau quyết định này của Samsung, giá cổ phiếu công ty đã tăng tới 3,9% vào đầu phiên giao dịch sáng nay (7/4/2023).
Tuy đưa ra quyết định cắt giảm sản xuất chip bộ nhớ, song Samsung vẫn kiên định với chiến lược trước đây của tập đoàn: “Chúng tôi đã cắt giảm các kế hoạch sản xuất ngắn hạn, nhưng ngay khi nhu cầu thị trường quay trở lại, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng để mở rộng đầu tư R&D nhằm củng cố vị trí dẫn đầu ngành công nghiệp”.
Tín hiệu cắt giảm của Samsung sẽ giúp giá chip tăng trở lại, giúp doanh nghiệp từng bước phục hồi lợi nhuận. “Vì Samsung đang điều chỉnh lại sản lượng chip bộ nhớ xuống mức hợp lý, nên sự chênh lệch giữa cung – cầu sẽ được cải thiện đáng kể”, đại diện tập đoàn tài chính chứng khoán hàng đầu châu Á Yuanta nhìn nhận.
Hiện tại, một trong những yếu tố giúp Samsung giữ được sự ổn định trong quý I/2023 là nhờ nguồn tiền từ các sản phẩm điện thoại thông minh của tập đoàn, đặc biệt là sự góp mặt của dòng máy Galaxy S23 mới đây trên thị trường. Doanh số của riêng dòng điện thoại này ghi nhận đạt 11 triệu sản phẩm trong 3 tháng đầu năm 2023, tăng 50% so với thiết bị ra mắt ngay trước đó, giúp lợi nhuận từ điện thoại thông minh của hãng tăng 123% lên 3.300 tỷ won (tương đương hơn 2,5 tỷ USD) so với quý IV 2022.
(VNF) - Anh và các đồng minh thuộc nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đang cân nhắc thắt chặt mức giá trần xuất khẩu dầu "vô nghĩa" đang áp lên Nga sau khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu sụp đổ.
(VNF) - Mỹ vừa tạm thời miễn thuế “có đi có lại” cho một loạt thiết bị điện tử. Tuy nhiên, đây không phải là sự nhượng bộ lâu dài. Mức thuế riêng, đang chờ được áp dụng trong vài tháng tới, cho thấy chiến lược “củ cà rốt và cây gậy” của Nhà Trắng vẫn đang vận hành mạnh mẽ với mục tiêu kéo chuỗi cung ứng công nghệ trở lại nước Mỹ.
(VNF) - Trung Quốc cho rằng việc Mỹ miễn thuế cho một số sản phẩm công nghệ chỉ là “bước nhỏ” trong nỗ lực sửa sai. Nước này kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump bãi bỏ hoàn toàn các mức thuế đối ứng, trong đó có mức thuế 145% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
(VNF) - Mặc dù sở hữu khối tài sản lên tới hơn 160 tỷ USD, tỷ phú Warren Buffett cho biết bản thân luôn dè sẻn trong các khoản chi tiêu, đặc biệt là đối với bất động sản.
(VNF) - Giám đốc điều hành Snapchat, ông Evan Spiegel thừa nhận rằng luôn cố tình làm cho nhân viên mới có ngày đầu tiên đi làm "thật đáng sợ". Mục đích của ông là để truyền tải thông điệp: Tại Snapchat, thất bại không chỉ được chấp nhận, mà còn là yếu tố cần thiết để xây dựng một văn hoá làm việc nhóm sáng tạo hơn.
(VNF) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn trừ điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị điện tử khác khỏi cái gọi là thuế quan "có đi có lại". Điều này khiến các “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ tạm thời thoát khỏi đòn thuế 145% nặng nề và giữ vững chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.
(VNF) - Tuần qua, trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh do tác động từ cuộc chiến thuế quan, giới đầu tư siêu giàu Mỹ chọn tích trữ tiền mặt và các phương án đầu tư ổn định hơn.
(VNF) - Việc ngừng nhận đơn đặt hàng Model S và Model X tại Trung Quốc không chỉ là một động thái kỹ thuật, mà còn cho thấy tỷ phú Elon Musk dường như đang vướng vào mê cung chính trị - thương mại ngày càng phức tạp, nơi ranh giới giữa chiến lược kinh doanh và địa chính trị trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
(VNF) - Giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu loại ngũ cốc chính này.
(VNF) - Trung Quốc đã trả đũa lệnh áp thuế quan mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa của Mỹ từ 84% lên 125%, Ủy ban Thuế vụ và Hải quan thuộc Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố ngày 11/4.
(VNF) - Giá vàng vừa lập đỉnh lịch sử mới khi vượt mức 3.200 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 11/4. Sự suy yếu nhanh chóng của đồng USD, cùng với căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, đã khiến giới đầu tư ồ ạt tìm đến vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.
(VNF) - Trong khi nhiều tỷ phú trên thế giới chứng kiến giá trị tài sản "bốc hơi" hàng tỷ USD vì các chính sách thuế quan mới từ Mỹ, thì tỷ phú người Mexico Carlos Slim lại là một ngoại lệ nổi bật. Không chỉ miễn nhiễm với các đòn trừng phạt kinh tế, ông còn ghi nhận mức tăng trưởng tài sản đáng kể, củng cố vị thế là một trong những người giàu nhất hành tinh.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn cho Nga khỏi các mức thuế "có đi có lại" mà ông đã áp dụng đối với 180 quốc gia trong nỗ lực định hình lại thương mại toàn cầu. Nhưng điều đó không miễn cho Nga khỏi sự “tàn phá kinh tế” sau đó.
(VNF) - Trong diễn biến mới nhất của cuộc chiến pháp lý đang leo thang tại Mỹ, OpenAI đệ đơn kiện ngược tỷ phú Elon Musk tại tòa án liên bang California, cáo buộc vị tỷ phú này có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp vào các mối quan hệ kinh doanh của công ty với nhà đầu tư và khách hàng.
(VNF) - Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin liên doanh của Microsoft tại nước này sẽ ngừng hoạt động do biến động chính trị, kéo theo việc cắt giảm khoảng 2.000 nhân sự. Điều này dấy lên lo ngại về việc “rời đi” của các tập đoàn Mỹ trong thị trường.
(VNF) - Úc ngày 9/4 đã từ chối đề xuất của Trung Quốc về việc hợp tác chống lại thuế quan của Mỹ, thay vào đó họ khẳng định sẽ tiếp tục đa dạng hóa thương mại và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của mình.
(VNF) - Trong những năm kể từ cuộc chiến thương mại đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc, Bắc Kinh đã xây dựng một “kho vũ khí” thương mại để tấn công vào những nơi mà Mỹ dễ bị tổn thương nhất. Hiện tại, họ đang chuẩn bị triển khai chúng một cách toàn diện.
(VNF) - Sau khi Mỹ chính thức nâng thuế nhập khẩu lên 125% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Bắc Kinh không ngần ngại phát tín hiệu mạnh mẽ “đáp trả đến cùng”. Trong khi nhiều quốc gia chọn đàm phán để tránh leo thang căng thẳng, Trung Quốc lại chọn con đường đối đầu – không né tránh, không lùi bước.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm thị trường toàn cầu "choáng váng" sau khi tuyên bố ông sẽ cho phép tạm dừng trong 90 ngày các kế hoạch áp thuế quan qua lại đối với tất cả các quốc gia ngoại trừ Trung Quốc và nói với các phóng viên rằng ông làm như vậy vì mọi người đang "hoảng loạn" và "sợ hãi".
(VNF) - Tổng thống Trump bất ngờ áp thuế 125% với hàng Trung Quốc sau khi nước này công bố trả đũa mức thuế 84% lên hàng hóa Mỹ, đồng thời tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày và giảm xuống 10% với hơn 75 quốc gia đang đàm phán với Mỹ.
(VNF) - Thuế quan có thể là vấn đề mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà tài trợ kiêm cố vấn thân cận của ông, Elon Musk, đứng ở hai phía đối lập của cuộc tranh luận.
(VNF) - Tổng thống Donald Trump tin rằng Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ để tránh mức thuế quan mới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này là không thể.
(VNF) - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,5% vào năm 2026. Tuy nhiên, ADB cũng đưa ra cảnh báo rằng những rủi ro từ bên ngoài, đặc biệt là căng thẳng thương mại toàn cầu và chính sách thuế quan mới của Mỹ, có thể đặt ra những thách thức đáng kể cho tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay.
(VNF) - Anh và các đồng minh thuộc nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đang cân nhắc thắt chặt mức giá trần xuất khẩu dầu "vô nghĩa" đang áp lên Nga sau khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu sụp đổ.