Bên trong dự án ở Đắk Lắk từng đạt giải Quy hoạch đô thị quốc gia
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.
Kể từ 1/8/2024, Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 là 3 luật hết sức quan trọng chính thức có hiệu lực. Những thay đổi trong ba bộ Luật này được kỳ vọng sẽ khơi thông thị trường bất động sản, từ đó mang đến những tác động tích cực đến hoạt động của ngành ngân hàng.
Phát biểu tại Hội nghị “Các quy định mới của Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 tác động đến hoạt động ngân hàng”, TS Nguyễn Quốc Hùng nhận định việc sửa đổi, bổ sung, ban hành các luật trên có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngân hàng.
“Khi luật đã ban hành, các tổ chức tín dụng đã xác định tổ chức thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai 3 Luật từ tháng 8 đến nay, một số vấn đề, vướng mắc nảy sinh khiến cho các tổ chức tín dụng chưa hiểu hết được và rất muốn được giải đáp”, ông Hùng cho biết.
Đại diện của Hiệp hội Ngân hàng cho biết đã nhận được hàng trăm ý kiến của các tổ chức tín dụng về những vướng mắc trong việc triển khai 3 Luật trên cũng như kiến nghị các cơ quan soạn thảo Luật xem xét có hướng dẫn/giải đáp nhằm tháo gỡ, xử lý các vướng mắc này để bảo đảm hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng an toàn, hiệu quả trong thời gian tới.
Cụ thể, đối với Luật Đất đai, nhiều ngân hàng gặp vướng mắc về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất; thời hạn sử dụng đất nông nghiệp; xử lý khi thu hồi đất là tài sản thế chấp; việc cấp, đăng ký biến động Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và một số khó khăn, vướng mắc khi áp dụng Luật Đất đai 2024 trong quá trình tổ chức thi hành án...
Trong khi đó, đối với Luật Nhà ở, các vướng mắc về điều kiện huy động vốn dự án bất động sản là nhà ở; tài sản bảo đảm là nhà ở riêng lẻ xây dựng có giấy phép xây dựng nhưng chưa được cập nhật trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; mục đích để thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án; điều kiện thế chấp một phần/toàn bộ dự án cần quyết định giao đất như thế nào...
Còn các vướng mắc đối với Luật Kinh doanh bất động sản gồm có chuyển nhượng hợp đồng mua bán công trình xây dựng hình thành trong tương lai; bảo lãnh trong bán nhà ở hình thành trong tương lai; chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở có sẵn/chuyển nhượng hợp đồng mua bán công trình hình thành trong tương lai; giải chấp trước khi bán nhà ở hình thành trong tương lai; chuyển nhượng nhà ở có sẵn trong dự án khi chưa tách sổ...
Trước đó, trong cuộc họp giữa Chính phủ và các ngân hàng thương mại lớn, Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy cũng đã bày tỏ Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản ban hành mới trong năm nay mang đến nhiều thay đổi quan trọng và tác động tích cực đến thị trường bất động sản nhưng vẫn chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể liên quan đến việc nhận thế chấp bất động sản, khiến các ngân hàng lúng túng khi cho vay.
Bất động sản vẫn đang là lĩnh vực được nhiều ngân hàng "ưu ái". Theo thống kê của NHNN, tính đến cuối quý III/2024, dư nợ tín dụng bất động sản đạt 3,15 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với đầu năm. Trong đó, phần dư nợ tín dụng bất động sản với mục đích tự sử dụng đạt 1,88 triệu tỷ đồng, tăng 4,62% còn dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.274.233 tỷ đồng (tăng 29,18% so với cùng kỳ năm trước).
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.