Cầu Quảng Đà kết nối Đà Nẵng - Quảng Nam nhìn từ trên cao
(VNF) - Đây là Cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu được Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt đầu tư vào ngày 23/5/2023 với tổng mức đầu tư hơn 274 tỷ đồng.
Thuế nhà thầu (FCT) được hiểu là loại thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài (không hoạt động theo luật Việt Nam) có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ, hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam.
Khái niệm "cơ sở thường trú" được chỉ dẫn cụ thể tại các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và các nước, nhưng trên thực tế, doanh nghiệp vẫn có những cách hiểu khác nhau. Vụ việc của Công ty TNHH TMT Việt Nam (viết tắt là TMT Việt Nam) là một minh chứng, giúp doanh nghiệp nắm rõ quy định này.
TMT Việt Nam được thành lập theo giấy chứng nhận đầu tư năm 2004 do Ban quản lý Các khu chế xuất và công nghiệp TP. HCM cấp, với ngành nghề chính là sản xuất sản phẩm khác từ cao su. Đây là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, vốn điều lệ 1,1 triệu USD.
Trong đó, Công ty TMT Malaysia góp 363.000 USD, tương ứng 33% vốn; Công ty Tatt Win Rubber Industries SDn.BDd góp 325.000 USD, tương ứng 30% vốn và Công ty AlRubber Sdn.Bhd góp 385.000 USD, tương ứng 35% vốn.
Theo nội dung vụ việc, năm 2003, Cục Thuế TP. HCM có văn bản số 5949/TB-CT-KT1 đề nghị TMT Việt Nam khai doanh thu hoạt động xuất nhập khẩu. Theo đó, từ năm 2009 đến 2012, các nhà thầu Malaysia (TMT Maylaysia, Tatt Win Rubber Industries SDn.BDd và AlRubber Sdn.Bhd) mua cao su thiên nhiên của các doanh nghiệp Việt Nam và bán lại cho TMT Việt Nam dưới hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ. Bản chất của hoạt động này là các công ty của Malaysia chỉ định cho các doanh nghiệp Việt Nam giao hàng cho TMT Việt Nam, tổng số tiền là 208,1 triệu USD.
Ngày 18/9/2013, Cục Thuế TP. HCM ban hành Quyết định ấn định thuế số 3661/QĐ-CT-KT1. Theo đó, TMT Việt Nam chịu thuế ấn định là 56,7 tỷ đồng, trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp nhà thầu phải nộp là 40,9 tỷ đồng và số tiền chậm nộp là 15,8 tỷ đồng.
Theo TMT Việt Nam, Cục Thuế TP. HCM ấn định thuế nhà thầu đối với Công ty là không đúng, nên khởi kiện cơ quan này ra tòa án, đề nghị hủy Quyết định 3661.
TMT Việt Nam cho rằng, theo hướng dẫn của Thông tư 133/2004/TT-BTC thì thu nhập từ hoạt động kinh doanh của TMT Maylaysia chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam nếu Công ty có một cơ sở thường trú tại Việt Nam và thu nhập liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ sở thường trú đó.
Trong khi đó, TMT Việt Nam không phải là cơ sở thường trú của TMT Malaysia (công ty này chỉ góp 33% vốn). Do đó, TMT Việt Nam khẳng định không có nghĩa vụ kê khai và đóng thuế theo Quyết định 3661.
Để làm rõ việc ấn định thuế, Cục Thuế TP. HCM cho biết, qua kiểm tra thuế, Phòng Kiểm tra số 1 (thuộc cục thuế này) nhận thấy TMT Việt Nam không thực hiện kê khai thuế nhà thầu (thuế thu nhập doanh nghiệp) cho đối tác nước ngoài theo quy định pháp luật.
Theo Khoản 6b, Điều 5, Hiệp định Tránh đánh thuế 2 lần ký giữa Việt Nam và Maylaysia thì "một đối tượng (trừ một đại lý môi giới, đại lý hoa hồng hay bất kỳ một đại lý nào khác có tư cách độc lập được điều chỉnh bởi Khoản 7 hiệp định này) hoạt động tại một nước ký kết thay mặt cho một xí nghiệp của nước ký kết kia sẽ được coi là có cơ sở thường trú tại nước thứ nhất, nếu: Đối tượng đó duy trì tại nước thứ nhất 1 kho hàng hóa hay tài sản thuộc xí nghiệp, mà từ đó đối tượng thường xuyên đáp ứng các đơn đặt hàng thay mặt cho xí nghiệp…".
Từ hoạt động mua cao su dưới hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ, theo quy định trên, các nhà thầu Malaysia được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Các nhà thầu nước ngoài là TMT Maylaysia và AlRubber Sdn.Bhd thực hiện kinh doanh theo hình thức mua bán hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam và chỉ định cho các doanh nghiệp này giao hàng cho TMT Việt Nam.
Hoạt động này phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký giữa nhà thầu nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Do đó, nhà thầu nước ngoài là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh thương mại theo tỷ lệ 1% trên doanh thu tính thuế.
Theo hướng dẫn tại Mục X, Phần B-Thông tư số 60/2007/TT-BTC và Khoản 2,Điều 18-Thông tư số 28/2011/TT-BTC, TMT Việt Nam trước tiên phải có nghĩa vụ khai nộp thuế nhà thầu thay cho 2 nhà thầu nước ngoài. Nếu các nhà thầu Malaysia cho rằng thuộc diện miễn thuế thu nhập theo quy định tại Hiệp định Tránh đánh thuế 2 lần, thì TMT Việt Nam phải thực hiện thủ tục miễn, giảm theo quy định.
Cấp tòa án sơ thẩm (ngày 7/4/2016 TAND TP. HCM) và tòa án phúc thẩm (8/8/2017) cũng nhận định, theo hướng dẫn tại Điều 1, Khoản 2-Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 và Công văn số 1939/TCT-HTQT ngày 12/6/2013 của Bộ Tài chính trả lời một số doanh nghiệp, các nhà thầu Malaysia thuộc trường hợp phải chịu thuế nhà thầu tại Việt Nam. Do đó, đơn khởi kiện của TMT Việt Nam không được chấp nhận.
Điểm c, Khoản 3, Điều 77, Mục 2, Chương X-Luật Quản lý thuế quy định: "Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu, hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế, hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng, thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp ấn định số tiền thuế phải nộp, hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế".
(VNF) - Đây là Cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu được Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt đầu tư vào ngày 23/5/2023 với tổng mức đầu tư hơn 274 tỷ đồng.