M&A bất động sản: Khẩu vị của người mua đã khác

Phan Xuân Cần - 01/02/2022 21:27 (GMT+7)

(VNF) - Không còn ham những tài sản rẻ nhưng nhiều rủi ro, người mua trên thị trường M&A bất động sản Việt Nam ngày càng trở nên cẩn trọng. Tình trạng ách tắc về pháp lý dự án trong những năm qua đã khiến khẩu vị của người mua thay đổi.

VNF

Một năm sôi động trong âm thầm

Năm 2021, thị trường bất động sản Việt Nam chịu tác động nặng nề bởi dịch Covid-19, đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội nghiêm ngặt, kéo dài từ quý II đến hết quý III. Tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM, nguồn cung dự án trở nên khan hiếm, phần lớn do ách tắc về pháp lý. Điều này dẫn tới xu hướng ly tâm, các nhà đầu tư đổ dồn về các thị trường lân cận để “đi săn”.

Tại miền Nam, dòng vốn hướng về các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, còn tại miền Bắc là các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Nguyên... Đây là những tỉnh có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, thu hút đông đảo người lao động, hoặc có quỹ đất lớn, giá cả còn ở mức phải chăng, thậm chí rẻ. Đáng chú ý, thị trường ghi nhận xu hướng “bắc tiến” của nhiều doanh nghiệp phía Nam.

Xét về phân khúc, nhà ở - khu đô thị vẫn được quan tâm nhất. Các sản phẩm đất nền, biệt thự, nhà vườn năm qua đã tăng giá rất nhanh, 50% – 100%, có những nơi tăng tới 100% – 200%, kích thích làn sóng mua bán. Bất động sản công nghiệp cũng được săn đón, do sự phát triển mạnh mẽ từ năm trước, cộng thêm triển vọng trong tương lai vẫn khá tươi sáng. Số lượng dự án hỗn hợp có căn hộ bán không có nhiều, nguồn cung thiếu nhưng nhu cầu mua, hợp tác dự án của nhà đầu tư càng về cuối năm càng sôi động.

Khách sạn – khu nghỉ dưỡng dù chìm trong khó khăn cũng là phân khúc diễn ra khá nhiều thương vụ. Đây được xem là thời điểm tương đối phù hợp để xúc tiến mua bán. Người mua có thể có được tài sản tốt với giá thấp hơn 30% - 35% so với năm 2019 trong trường hợp chủ tài sản đó đang chịu áp lực nợ vay lớn và kinh doanh bị ảnh hưởng mạnh.

Với chính sách của Ngân hàng Nhà nước, nhiều chủ tài sản đang được cơ cấu nợ đến 30/6/2022 và nợ vay không quá lớn, giá mua kỳ vọng chỉ tốt hơn năm 2019 từ 10% - 12%, cùng lắm là 15%. Nếu so sánh với các thị trường trong khu vực Đông Nam Á như Bangkok, Phuket, Bali thì các tài sản trong nghành này đang giảm từ 25%-30%.

Một diễn biến đáng chú ý là nhà đầu tư hiện quan tâm đến các vùng du lịch ven các thành phố lớn, chẳng hạn xung quanh Hà Nội là Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Sóc Sơn, Hòa Lạc - Ba Vì, Lương Sơn - Hòa Bình; quanh TP. HCM là Hồ Tràm, Mũi Né, Đà Lạt... Nguyên nhân là dịch bệnh đã làm thay đổi phương thức du lịch của người dân. Nếu như trước đây, người dân ưa chuộng đi theo đoàn lớn, đến các địa điểm đông đúc thì bây giờ họ lại đi du lịch cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, sử dụng phương tiện ô tô riêng, xe máy là chủ yếu và thường đi ngắn ngày.

Nhìn chung, thị trường M&A bất động sản năm 2021 diễn ra sôi động nhưng âm thầm. Hoạt động đàm phán vốn dĩ đã kín tiếng lại càng trở nên khó “nghe ngóng” hơn khi các bên thỏa thuận và kí tá trực tuyến. Điểm trở ngại lớn nhất trong hoạt động M&A năm 2021 là vấn đề đánh giá dự án trên thực địa, do đây là khâu phải đến trực tiếp dự án để nhìn nhận, đánh giá, xem xét hồ sơ, trong khi dịch bệnh lại hạn chế việc đi lại giữa các địa phương. Nghị quyết 128/NQ-CP áp dụng từ ngày 11/10/2021 đang giúp các hoạt động kinh doanh – đầu tư trong nước dần dần trở lại bình thường.

Người mua giảm khẩu vị rủi ro

Về chủ thể thị trường, có thể nói năm 2021, khối nội đã dẫn dắt cuộc chơi M&A bất động sản, chiếm 80% – 85% tổng số giao dịch được thực hiện. Nguyên do một phần là nhà đầu tư trong nước đã trưởng thành hơn, có tài lực mạnh và quyết định nhanh nhẹn, song một phần khác cũng vì dịch bệnh khiến các nhà đầu tư nước ngoài không thể sang Việt Nam.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã vào từ trước dịch bệnh nhưng cũng không mua bán được vì mất quá nhiều thời gian để nghiên cứu. Khi gặp dịch bệnh, họ lại rơi vào trạng thái “nằm im” để nghe ngóng tình hình, xem xét chính sách chống dịch của Chính phủ Việt Nam. Bên cạnh đó, việc mua bán của họ bị phụ thuộc vào quyết định của công ty mẹ ở nước ngoài. Vì thế, phản ứng của các nhà đầu tư ngoại luôn chậm hơn nhà đầu tư Việt Nam.

Trên thực tế, nhà đầu tư trong nước cũng mới chỉ dẫn dắt thị trường trong khoảng 3 - 4 năm trở lại đây. Trước đó, khối ngoại là bên làm chủ cuộc chơi nhờ lợi thế về vốn, uy tín, thương hiệu, kinh nghiệm, trình độ phát triển. Với những dự án đáp ứng đúng khẩu vị, nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng mua cao hơn 10% - 12%. Song trong bối cảnh dịch bệnh, khối nội lại có ưu thế hơn nhờ sự gần gũi về văn hóa kinh doanh và thông tỏ thủ tục pháp lý dự án.

Nhưng dù như vậy, khẩu vị rủi ro của người mua trong nước vẫn giảm xuống đáng kể. Trước đây, người mua có thể ưa chuộng những tài sản nhiều rủi ro vì rẻ, hoặc vì kỳ vọng sẽ hoàn thiện được thủ tục pháp lý trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, tình trạng ách tắc pháp lý kéo dài đã đánh sập sự kỳ vọng này. Người mua dần trở nên “kĩ tính”, lựa chọn tài sản rất cẩn thận, không hứng thú với những dự án dính đất công hoặc chưa “sạch” pháp lý.

Trong M&A bất động sản, pháp lý là yếu tố quan trọng nhất, yếu tố sống còn. Nhiều khi mua được tài sản rẻ mà dính pháp lý thì không khác gì mua rắc rối vào người. Mua như vậy là đắt chứ không phải rẻ nữa, vì dự án không thể triển khai sẽ khiến vốn bị đọng, cơ hội đầu tư mất đi, thiệt hại sẽ là rất lớn.

Triển vọng M&A bất động sản

Thị trường M&A bất động sản mới chỉ sôi động trong khoảng 10 năm trở lại đây và chắc chắn sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Sau một năm 2021 có phần trầm hơn do dịch bệnh, hoạt động mua bán được nhìn nhận sẽ bứt phá trong năm 2022, do các điều luật được sửa đổi, tạo ra cơ chế thông thoáng hơn cho việc triển khai các dự án, làm nguồn cung dự án dồi dào hơn trên thị trường, kích thích các hoạt động chuyển nhượng, hợp tác.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát tốt dịch bệnh đã tạo điều kiện cho sự hồi phục của thị trường. Và nền lãi suất thấp cũng được xem là yếu tố hỗ trợ quan trọng, cứ khi nào có tiền rẻ thì các hoạt động M&A đều sôi động, các công ty có tích lũy tiền lớn sẽ bung ra để mua.

Tuy nhiên, từ kinh nghiệm, có thể thấy rằng có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay tham gia vào thị trường M&A mà không hiểu và không hình dung được quy trình giao dịch. Ngay từ khi chào bán, họ đã nhờ những người không chuyên trong lĩnh vực này, kết quả là thông tin cung cấp ra thị trường bị nhiễu loạn, nhà đầu tư không được tiếp cận đầy đủ dự án, đặc biệt là vấn đề pháp lý và cách thức triển khai giao dịch.

Giao dịch M&A hiện nay cơ bản gồm một số hình thức chính như: mua lại doanh nghiệp dự án, chuyển nhượng dự án, hợp tác đầu tư... Mỗi hình thức có khung khổ pháp lý khác nhau. Và tùy vào nhu cầu của mỗi bên, tính chất. loại hình bất động sản mà có cách giao dịch khác nhau. Hai bên mua bán nên thông qua đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, có sự kết hợp với các công ty định giá, kiểm toán, các hãng luật để đảm bảo quyền lợi và tiến hành giao dịch suôn sẻ.

Cùng chuyên mục
Lộ diện quỹ ngoại bán 145 triệu cổ phiếu ACB, thu về 4.000 tỷ đồng

Lộ diện quỹ ngoại bán 145 triệu cổ phiếu ACB, thu về 4.000 tỷ đồng

26/03/24 18:18 (GMT+7)

(VNF) - Whistler Investments nhiều khả năng chính là nhà đầu tư ngoại trong thương vụ sang tay 145 triệu cổ phiếu ACB ở vai trò bên bán.

LPBank mua hơn 20 triệu cổ phiếu tăng vốn của Chứng khoán LPBank

LPBank mua hơn 20 triệu cổ phiếu tăng vốn của Chứng khoán LPBank

26/03/24 11:33 (GMT+7)

(VNF) - LPBank đăng ký thực hiện toàn bộ quyền mua tại đợt chào bán tăng vốn điều lệ lên 3.888 tỷ đồng của Chứng khoán LPBank với số tiền dự chi đạt hơn 200 tỷ đồng.

Hình bóng SAM Holdings tại Cảng Mỹ Thủy hơn 14.000 tỷ đồng

Hình bóng SAM Holdings tại Cảng Mỹ Thủy hơn 14.000 tỷ đồng

25/03/24 23:19 (GMT+7)

(VNF) - Sau nhiều năm “đắp chiếu”, dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (tại xã Hải An, huyện Hải Lăng - thuộc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị) chính thức được khởi công trở lại. Đáng chú ý, công ty này có sự tham gia đầu tư, góp vốn của SAM Holdings với tỉ lệ sở hữu 36%.

Quảng Ngãi: CII rút khỏi Khu dân cư Sơn Tịnh, Khu Bắc Thủ Thiêm vào thế chân

Quảng Ngãi: CII rút khỏi Khu dân cư Sơn Tịnh, Khu Bắc Thủ Thiêm vào thế chân

24/03/24 06:30 (GMT+7)

(VNF) - Năm Bảy Bảy đã chấp thuận Công ty TNHH MTV Khu Bắc Thủ Thiêm nhận chuyển nhượng hợp đồng hợp tác đầu tư từ Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM (CII) tại Khu dân cư Sơn Tịnh – Quảng Ngãi.

Sang tay 145 triệu cổ phiếu ACB: Cổ đông ngoại thoái vốn thu về 4.000 tỷ?

Sang tay 145 triệu cổ phiếu ACB: Cổ đông ngoại thoái vốn thu về 4.000 tỷ?

22/03/24 12:19 (GMT+7)

(VNF) - ACB ghi nhận giao dịch thoả thuận của khối ngoại với khối lượng 145 triệu cổ phiếu trong phiên sáng 22/3, với giá trị giao dịch 4.000 tỷ đồng.

Thương vụ bán vốn của BIDV: 'Có thể thu về hơn 27.000 tỷ đồng'

Thương vụ bán vốn của BIDV: 'Có thể thu về hơn 27.000 tỷ đồng'

21/03/24 15:21 (GMT+7)

(VNF) - Theo dự báo của BVSC, việc hoàn tất thương vụ bán vốn của BIDV có thể kéo dài đến năm 2025 trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài thu hẹp khẩu vị rủi ro, chưa mở rộng đầu tư vào Việt Nam.

MB bán xong 73 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên gần 53.000 tỷ đồng

MB bán xong 73 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên gần 53.000 tỷ đồng

18/03/24 18:09 (GMT+7)

(VNF) - Ngân hàng MB đã thành công trong việc chào bán 73 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 15.959 đồng/cp cho 2 nhà đầu tư là Viettel và SCIC, nâng vốn điều lệ từ 52.141 tỷ đồng lên 52.871 tỷ đồng.

Chốt bán hơn 40% vốn, Vincom Retail sẽ không còn là công ty con của Vingroup

Chốt bán hơn 40% vốn, Vincom Retail sẽ không còn là công ty con của Vingroup

18/03/24 13:23 (GMT+7)

(VNF) - Sau giao dịch, Vingroup sẽ thay mặt Vincom Retail quản lý hoạt động của các trung tâm thương mại, quyền lợi của các khách thuê, chủ gian hàng tại các trung tâm thương mại vẫn được đảm bảo như đã cam kết.

Nhận diện chủ đầu tư 'siêu' cảng quốc tế hơn 500 triệu USD tại Quảng Trị

Nhận diện chủ đầu tư 'siêu' cảng quốc tế hơn 500 triệu USD tại Quảng Trị

17/03/24 22:36 (GMT+7)

(VNF) - Sau nhiều năm "đắp chiếu", dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (tại xã Hải An, huyện Hải Lăng - thuộc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị) có tổng mức đầu tư khoảng 14.234 tỷ đồng sẽ tái khởi động lại vào 25/3/2024.

Sonadezi rót thêm 562 tỷ đồng vào SZC trước thềm thoái vốn

Sonadezi rót thêm 562 tỷ đồng vào SZC trước thềm thoái vốn

13/03/24 16:47 (GMT+7)

(VNF) - SNZ cho biết sẽ thực hiện rót thêm vốn vào SZC trước sau đó thực hiện thoái vốn theo lộ trình của đề án cơ cấu lại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt trước đó.

Nhận diện DN Việt bắt tay tập đoàn Trung Quốc muốn làm dự án 2,4 tỷ USD ở Quảng Trị

Nhận diện DN Việt bắt tay tập đoàn Trung Quốc muốn làm dự án 2,4 tỷ USD ở Quảng Trị

12/03/24 23:42 (GMT+7)

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và công nghệ Minh Quang cùng với  Tập đoàn Hoa Điện (Trung Quốc) đang đề xuất đầu tư gần 2,4 USD làm dự án hydro xanh kết hợp nhà máy điện mặt trời tại Quảng Trị.

DN khó khăn phải bán rẻ tài sản, 'tay to' nước ngoài tranh thủ thâu tóm

DN khó khăn phải bán rẻ tài sản, 'tay to' nước ngoài tranh thủ thâu tóm

12/03/24 23:03 (GMT+7)

(VNF) - Năm 2024, thị trường M&A sẽ tiếp tục sôi động. Các nhà đầu tư sẽ nhắm tới những DN có chiến lược đầu tư ổn định và lâu dài trong các ngành nông nghiệp và thực phẩm. Nhà đầu tư cũng muốn chốt thương vụ trong lĩnh vực có thể tận dụng được mức định giá rẻ như: bất động sản, xây dựng.

Đại gia Lê Văn Tám bán 49% cổ phần kho cảng LNG Cái Mép cho DN Mỹ

Đại gia Lê Văn Tám bán 49% cổ phần kho cảng LNG Cái Mép cho DN Mỹ

09/03/24 22:58 (GMT+7)

(VNF) - AG&P LNG - công ty hàng đầu về kho cảng và cơ sở hạ tầng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) hạ nguồn (một công ty con của Tập đoàn Nebula Energy) đã mua lại 49% cổ phần của kho cảng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Cái Mép tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tập đoàn tài chính Hàn Quốc mua cổ phần fintech Infina Việt Nam

Tập đoàn tài chính Hàn Quốc mua cổ phần fintech Infina Việt Nam

08/03/24 16:37 (GMT+7)

(VNF) - Theo Korea Herald, tập đoàn tài chính JB (JB Financial Group) của Hàn Quốc sẽ mua lại cổ phần thiểu số trong ứng dụng đầu tư bán lẻ Infina của Việt Nam, nhằm giúp chi nhánh chứng khoán của tập đoàn mở rộng cơ sở khách hàng.

SCIC tiết lộ danh sách thoái vốn năm 2024, thiếu vắng nhiều 'gà đẻ trứng vàng'

SCIC tiết lộ danh sách thoái vốn năm 2024, thiếu vắng nhiều 'gà đẻ trứng vàng'

08/03/24 15:48 (GMT+7)

(VNF) - SCIC vừa công bố danh sách thoái vốn đợt 1/2024 bao gồm 27 doanh nghiệp, ít hơn so với danh sách 73 doanh nghiệp của năm 2023.

VinaCapital Ventures đầu tư Quickom

VinaCapital Ventures đầu tư Quickom

06/03/24 22:39 (GMT+7)

(VNF) - VinaCapital Ventures, Quỹ đầu tư công nghệ của Tập đoàn VinaCapital vừa công bố đầu tư vào Quickom - nhà cung cấp dịch vụ hội thảo video trực tuyến có trụ sở tại Việt Nam. VinaCapital Ventures là nhà đầu tư chính dẫn đầu của vòng gọi vốn 1,5 triệu USD lần này.

FPT mua 100% vốn của doanh nghiệp công nghệ Nhật Bản

FPT mua 100% vốn của doanh nghiệp công nghệ Nhật Bản

01/03/24 13:50 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 1/3, Công ty cổ phần FPT (HoSE: FPT) công bố mua 100% vốn của Next Advanced Communications NAC Co., Ltd. (NAC) - công ty dịch vụ công nghệ thông tin của Nhật Bản, đánh dấu thương vụ M&A đầu tiên tại xứ sở hoa Anh Đào.

SCIC thoái 10% vốn Sách Việt Nam, khởi điểm hơn trăm tỷ đồng

SCIC thoái 10% vốn Sách Việt Nam, khởi điểm hơn trăm tỷ đồng

29/02/24 22:25 (GMT+7)

(VNF) - Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo đăng ký làm đại lý đấu giá bán cổ phần của Công ty Cổ phần Sách Việt Nam (Savina, UPCoM: VNB) do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu.

Home Credit Việt Nam về tay 'chủ mới' SCB Thái Lan  

Home Credit Việt Nam về tay 'chủ mới' SCB Thái Lan  

28/02/24 20:06 (GMT+7)

(VNF) - Tập Đoàn Home Credit vừa chính thức công bố việc ký thỏa thuận khung có điều kiện để chuyển nhượng 100% phần vốn góp trong Công ty tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam cho bên mua là The Siam Commercial Bank Public Company Limited.

Startup fintech 1Long được rót 500.000 USD

Startup fintech 1Long được rót 500.000 USD

26/02/24 10:38 (GMT+7)

(VNF) - Số vốn này sẽ được 1Long dùng vào việc phát triển công nghệ, xây dựng mối quan hệ đối tác với chuyên gia quản lý tài sản và tổ chức tài chính và mở rộng đội ngũ.

'Vua cá tra' Dương Ngọc Minh muốn bán loạt công ty con để trả nợ nghìn tỷ

'Vua cá tra' Dương Ngọc Minh muốn bán loạt công ty con để trả nợ nghìn tỷ

21/02/24 17:50 (GMT+7)

(VNF) - CTCP Hùng Vương - doanh nghiệp của "vua cá tra" một thời Dương Ngọc Minh - muốn thoái toàn bộ vốn tại loạt công ty con, để thanh toán, xử lý nhiều khoản nợ lên đến nghìn tỷ đồng.

Capital One rót 35 tỷ USD mua Discover, tham vọng tạo ra ‘gã khổng lồ’ thanh toán toàn cầu

Capital One rót 35 tỷ USD mua Discover, tham vọng tạo ra ‘gã khổng lồ’ thanh toán toàn cầu

20/02/24 15:49 (GMT+7)

(VNF) - Ngân hàng tiêu dùng Capital One của Mỹ, được tỷ phú Warren Buffett hậu thuẫn, có kế hoạch mua lại công ty phát hành thẻ tín dụng Discover Financial Services trong một giao dịch mua toàn bộ cổ phiếu trị giá 35,3 tỷ USD để tạo ra một gã khổng lồ thanh toán toàn cầu, theo thông cáo báo chí ngày 19/2.

BSH chính thức đổi chủ, cổ phiếu tăng kịch trần 15%, khớp lệnh 75 triệu đơn vị

BSH chính thức đổi chủ, cổ phiếu tăng kịch trần 15%, khớp lệnh 75 triệu đơn vị

19/02/24 17:30 (GMT+7)

(VNF) - Cổ phiếu BHI bất ngờ khớp lệnh "khủng" hơn 75 triệu đơn vị trong phiên 19/2. Nhiều khả năng giao dịch đến từ phía DB Insurance - 1 tập đoàn bảo hiểm đến từ Hàn Quốc.

Doanh nghiệp Việt ngược dòng để đi nhanh hơn

Doanh nghiệp Việt ngược dòng để đi nhanh hơn

14/02/24 07:07 (GMT+7)

(VNF) - Từ trước tới nay, nguồn vốn đầu tư nước ngoài gần như chỉ có 1 dòng chảy xuôi là từ nước ngoài vào Việt Nam, nhà đầu tư ngoại bỏ tiền thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng đã có những doanh nghiệp Việt ngược dòng, thâu tóm công ty nước ngoài để mở rộng thị phần quốc tế.

Tin khác
NBB: Sau 1 năm làm ăn khó khăn, đồng loạt bán vốn tại các công ty con

NBB: Sau 1 năm làm ăn khó khăn, đồng loạt bán vốn tại các công ty con

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy công bố thông tin bất thường về việc thông qua chủ trương chuyển nhượng phần vốn góp tại Công ty TNHH MTV NBB Quảng Ngãi.

Lộ diện quỹ ngoại bán 145 triệu cổ phiếu ACB, thu về 4.000 tỷ đồng

Lộ diện quỹ ngoại bán 145 triệu cổ phiếu ACB, thu về 4.000 tỷ đồng

LPBank mua hơn 20 triệu cổ phiếu tăng vốn của Chứng khoán LPBank

LPBank mua hơn 20 triệu cổ phiếu tăng vốn của Chứng khoán LPBank

Hình bóng SAM Holdings tại Cảng Mỹ Thủy hơn 14.000 tỷ đồng

Hình bóng SAM Holdings tại Cảng Mỹ Thủy hơn 14.000 tỷ đồng

Quảng Ngãi: CII rút khỏi Khu dân cư Sơn Tịnh, Khu Bắc Thủ Thiêm vào thế chân

Quảng Ngãi: CII rút khỏi Khu dân cư Sơn Tịnh, Khu Bắc Thủ Thiêm vào thế chân

Sang tay 145 triệu cổ phiếu ACB: Cổ đông ngoại thoái vốn thu về 4.000 tỷ?

Sang tay 145 triệu cổ phiếu ACB: Cổ đông ngoại thoái vốn thu về 4.000 tỷ?

Thương vụ bán vốn của BIDV: 'Có thể thu về hơn 27.000 tỷ đồng'

Thương vụ bán vốn của BIDV: 'Có thể thu về hơn 27.000 tỷ đồng'

MB bán xong 73 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên gần 53.000 tỷ đồng

MB bán xong 73 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên gần 53.000 tỷ đồng

Chốt bán hơn 40% vốn, Vincom Retail sẽ không còn là công ty con của Vingroup

Chốt bán hơn 40% vốn, Vincom Retail sẽ không còn là công ty con của Vingroup

Nhận diện chủ đầu tư 'siêu' cảng quốc tế hơn 500 triệu USD tại Quảng Trị

Nhận diện chủ đầu tư 'siêu' cảng quốc tế hơn 500 triệu USD tại Quảng Trị

Sonadezi rót thêm 562 tỷ đồng vào SZC trước thềm thoái vốn

Sonadezi rót thêm 562 tỷ đồng vào SZC trước thềm thoái vốn

Nhận diện DN Việt bắt tay tập đoàn Trung Quốc muốn làm dự án 2,4 tỷ USD ở Quảng Trị

Nhận diện DN Việt bắt tay tập đoàn Trung Quốc muốn làm dự án 2,4 tỷ USD ở Quảng Trị

DN khó khăn phải bán rẻ tài sản, 'tay to' nước ngoài tranh thủ thâu tóm

DN khó khăn phải bán rẻ tài sản, 'tay to' nước ngoài tranh thủ thâu tóm

Đại gia Lê Văn Tám bán 49% cổ phần kho cảng LNG Cái Mép cho DN Mỹ

Đại gia Lê Văn Tám bán 49% cổ phần kho cảng LNG Cái Mép cho DN Mỹ

Tập đoàn tài chính Hàn Quốc mua cổ phần fintech Infina Việt Nam

Tập đoàn tài chính Hàn Quốc mua cổ phần fintech Infina Việt Nam

SCIC tiết lộ danh sách thoái vốn năm 2024, thiếu vắng nhiều 'gà đẻ trứng vàng'

SCIC tiết lộ danh sách thoái vốn năm 2024, thiếu vắng nhiều 'gà đẻ trứng vàng'

VinaCapital Ventures đầu tư Quickom

VinaCapital Ventures đầu tư Quickom

FPT mua 100% vốn của doanh nghiệp công nghệ Nhật Bản

FPT mua 100% vốn của doanh nghiệp công nghệ Nhật Bản

SCIC thoái 10% vốn Sách Việt Nam, khởi điểm hơn trăm tỷ đồng

SCIC thoái 10% vốn Sách Việt Nam, khởi điểm hơn trăm tỷ đồng

Home Credit Việt Nam về tay 'chủ mới' SCB Thái Lan  

Home Credit Việt Nam về tay 'chủ mới' SCB Thái Lan  

Startup fintech 1Long được rót 500.000 USD

Startup fintech 1Long được rót 500.000 USD

'Vua cá tra' Dương Ngọc Minh muốn bán loạt công ty con để trả nợ nghìn tỷ

'Vua cá tra' Dương Ngọc Minh muốn bán loạt công ty con để trả nợ nghìn tỷ

Capital One rót 35 tỷ USD mua Discover, tham vọng tạo ra ‘gã khổng lồ’ thanh toán toàn cầu

Capital One rót 35 tỷ USD mua Discover, tham vọng tạo ra ‘gã khổng lồ’ thanh toán toàn cầu

BSH chính thức đổi chủ, cổ phiếu tăng kịch trần 15%, khớp lệnh 75 triệu đơn vị

BSH chính thức đổi chủ, cổ phiếu tăng kịch trần 15%, khớp lệnh 75 triệu đơn vị

Doanh nghiệp Việt ngược dòng để đi nhanh hơn

Doanh nghiệp Việt ngược dòng để đi nhanh hơn

Ngắm 18.000 cổ vật tại Bảo tàng Đông Dương nổi danh Đất Cảng

Ngắm 18.000 cổ vật tại Bảo tàng Đông Dương nổi danh Đất Cảng

(VNF) - Làm văn hoá thực sự không có lợi nhuận nhiều về kinh tế, nhưng lợi ích nó mang lại vô cùng to lớn không thể đong đếm được bằng tiền, đó là tâm sự của ông Cao Văn Tuấn - Giám đốc Bảo tàng văn hoá nghệ thuật Đông Dương - Hải Phòng.