Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Đầu tháng 3/2017, VNPT muốn đấu giá bán nguyên lô 71.577.141 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 6,09% vốn tại MaritimeBank với mức giá khởi điểm 11.900 đồng/cổ phiếu, tương đương 851 tỷ đồng. Tuy nhiên, phiên đấu giá không thể diễn ra do không có nhà đầu tư nào đăng ký tham dự.
Mới đây, VNPT cũng lên kế hoạch đấu giá lần nữa vào ngày 18/1. Để mua nguyên lô cổ phiếu này, ngoài việc nhà đầu tư phải có khoảng 852 tỷ đồng không dùng tiền vay, vốn ủy thác của tổ chức hoặc cá nhân khác còn phải cam kết gắn bó lợi ích và hỗ trợ MaritimeBank lâu dài sau khi nhận chuyển nhượng cổ phần, cam kết sử dụng lao động hiện tại.
Tuy nhiên, hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký năng lực nhà đầu tư nhưng vẫn không có ai đăng ký tham gia. Do đó cuộc đấu giá cổ phần Maritime Bank sẽ không diễn ra vào ngày 18/1 như kế hoạch.
Trong bối cảnh, cổ phiếu ngành ngân hàng đang là hàng "hot" trên thị trường chứng khoán thì việc cổ phần Maritime Bank không tìm được nhà đầu tư là điều khá lạ. Trong năm 2017, cổ phiếu ngành ngân hàng có sự tăng giá đều đặn và khối lượng giao dịch rất lớn.
Không chỉ đi ngược xu thế của nhóm cổ phiếu ngân hàng, nếu so với thực lực nội tại của Maritime Bank, việc cổ phiếu ngân hàng này lâm cảnh ế ẩm cũng rất… kỳ lạ. Tính đến hết quý III năm 2017, lợi nhuận trước thuế của Maritime Bank đạt 589 tỷ đồng, tăng 207% so với cùng kỳ năm 2016. Riêng trong quý III đóng góp hơn 59 tỷ.
Hầu hết các mảng kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng tốt hơn cùng kỳ năm trước. Trong đó đáng chú ý có mảng dịch vụ đem lại khoản lãi thuần hơn 225 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ 2016.
Tổng doanh thu từ các hoạt động 9 tháng đầu năm 2017 đạt 8.631 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro đạt hơn 1.034 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ.
Tổng tài sản của ngân hàng đến 30/9/2017 đạt gần 104.000 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2016. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) đạt gần 20%, trong khi quy định của Ngân hàng Nhà nước chỉ 9%. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,15% trên tổng dư nợ. Số nợ này đã tính cả dư nợ cho vay khách hàng và dư nợ trái phiếu.
Tại thời điểm 30/9/2017, ngân hàng có dư nợ cho vay khách hàng gần 35.000 tỷ đồng, tăng 9,63% so với đầu năm. Huy động vốn khách hàng đạt 61.000 tỷ, tăng 5,9%.
"Việc cổ phiếu của Maritime Bank bị 'ế' là điều rất khó hiểu", chuyên gia kinh tế Lê Minh Hoàng, trường ĐH Kinh tế TP.HCM nói. Theo ông, có thể lí giải là nhà đầu tư không muốn ôm nguyên nguyên lô 71.577.141 cổ phiếu và những ràng buộc sau khi trở thành cổ đông lớn. Tuy nhiên, nguyên nhân này cũng không thật sự thuyết phục.
Trong năm ngoái, cổ phiếu VCB của Vietcombank đã tăng gần 20.000 đồng/cổ phiếu và hiện đang giao dịch ở mức 54.900 đồng/cổ phiếu. Một số mã ngân hàng khác như ACB cũng tăng mạnh từ 18.000 đồng/cổ phiếu ở đầu năm 2017 lên 38.700 đồng/cổ phiếu, MBB tăng gấp đôi từ 13.000 đồng lên 26.300 đồng/cổ phiếu. BID từ 13.000 đồng/cổ phiếu lên 26.500 đồng/cổ phiếu…
Trên thị trường tự do OTC, cổ phiếu OCB hay PGBank đã tăng hơn gấp đôi để vượt mệnh giá. TPBank tăng từ 7.000 đồng/cổ phiếu lên 20.000 đồng/cổ phiếu.
Trên Upcom, các mã KLB, VIB, LPB đều có sự tăng giá chóng mặt. Trong đó, VIB lên Upcom hồi đầu năm 2017 với giá tham chiếu 17.000 đồng/cổ phiếu và hiện đang quanh ngưỡng 23.000 đồng/cổ phiếu.
Nhìn qua TechcomBank hay HDBank, họ cũng chào bán cổ phiếu cho cổ đông nhưng đã được nhà đầu tư chào đón. TechcomBank bán 70 triệu cổ phiếu thì cổ đông hiện hữu đã mua 75% và 25% còn lại phân phối cho những nhà đầu tư khác với giá 30.000 đồng/cổ phiếu.
HDBank sẽ lên sàn ngày mai, 5/1. Hồi đầu năm 2017, trên OTC thị giá HDBank chỉ 6.000 đồng/cổ phiếu thì nay đã ở mức ngoài 30.000 đồng/cổ phiếu.
Trước thềm lên sàn, HDBank đã chào bán thành công cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài với giá 32.000 đồng/cổ phiếu. Cụ thể, có 76 nhà đầu tư nước ngoài quan tâm mua cổ phiếu HDBank với lượng đặt mua gấp 3 lần chào bán.
Kết quả khối ngoại đã chi hơn 300 triệu USD, tương đương hơn 6.800 tỷ đồng để nắm giữ 21,5% vốn điều lệ HDBank. Mỗi nhà đầu tư được sở hữu không quá 3% vốn ngân hàng này.
Trong số 76 nhà đầu tư ngoại có nhiều quỹ đầu tư và ngân hàng nước ngoài, bao gồm các định chế tài chính lớn đang đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam như Credit Saison (Nhật Bản), Deutsche Bank AG (Đức), JPMorgan Vietnam Opportunities Fund, CAM Bank (Nhật Bản), RWC Frontier Markets Opportunity Master Fund (Anh), Macquarie Bank (Úc), Charlemagne (Anh), Dragon Capital (Anh), VinaCapital…
Sự thăng hoa của nhóm cổ phiếu ngân hàng là yếu tố thúc đẩy Vn-Index vượt ngưỡng 1.000 điểm, chỉ riêng cổ phiếu của Maritime Bank "lạc điệu" trong xu hướng này.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.