Mở cửa du lịch khẳng định thông điệp Việt Nam đã an toàn

Ngọc Lưu - 09/04/2022 18:58 (GMT+7)

(VNF) - Quyết định mở lại các đường bay thương mại quốc tế có thể xem là lời tuyên bố với thế giới về một Việt Nam an toàn và dần phục hồi.

VNF

2 bánh của một cỗ xe

Phần lớn khách du lịch quốc tế đi lại bằng đường hàng không. Thực tế này là không thể phủ nhận. Ưu thế có thể đưa khách nhanh nhất, tiện nhất đến gần như hầu khắp các điểm du lịch khiến hàng không vượt qua tất cả các loại hình vận tải khác trong lựa chọn của khách du lịch.

Mối quan hệ “cộng sinh” giữa hàng không và du lịch đem lại lợi ích cho cả 2, tác động qua lại giữa hàng không và du lịch là rất chặt chẽ. Du lịch phát triển, hàng không được lợi rất nhiều. Ngược lại, nhờ hàng không, du lịch mới có đà để phát triển. Thực tế, có tới 30 - 40% người đi máy bay là khách du lịch.

Chia sẻ tại một tọa đàm về hàng không vừa được tổ chức mới đây, ông Bùi Minh Đăng, Phó trưởng phòng Vận tải Hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, cho rằng hàng không và du lịch như một thực thể hữu cơ, như 2 đôi cánh của một con chim hay nói cách khác là 2 bánh của một cỗ xe. Do đó, 2 ngành muốn tồn tại phải dựa vào nhau để phát triển.

Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết trong lượng khách hàng không vận chuyển, có tới 70% là khách du lịch. Việc hàng không mở đường bay, tăng tần suất sẽ tạo điều kiện lớn cho du lịch phát triển. Du lịch phát triển lại mang nguồn khách rất lớn, hỗ trợ cho ngành hàng không.

Theo thống kê, vào giai đoạn trước khi dịch bệnh xuất hiện, trong tổng doanh thu từ vận tải hành khách của ngành hàng không, mức doanh thu từ mảng vận tải khách quốc tế chiếm 60% - 70%. Doanh thu từ mảng vận tải khách nội địa chiếm 30% - 40%. Năm 2019, doanh thu từ vận tải hành khách của ngành hàng không đạt hơn 300.000 tỷ đồng. Những số liệu này cho thấy việc phải đóng cửa đường hàng không quốc tế trong suốt 2 năm đã gây ra thiệt hại lớn cho các hàng không.

Do đó, khi bầu trời được “mở cửa” trở lại, các hãng hàng không trong nước đã ngay lập tức lên kế hoạch sẵn sàng để hướng đến mục tiêu giành lại lợi thế cạnh tranh về điểm đến từ khách du lịch quốc tế và cả các nhà đầu tư.

Với du lịch, năm 2019, thời điểm trước khi dịch Covid-19 xảy ra, tổng thu của ngành du lịch là 755.000 tỷ đồng. Đến năm 2021, sau 2 năm đại dịch hoành hành, con số này chỉ còn 180.000 tỷ đồng. Theo Hội đồng Tư vấn Du lịch, nếu làm tốt, du lịch hoàn toàn có thể mang trở lại từ 300.000 - 400.000 tỷ đồng trong năm nay.

Bước đà từ việc mở cửa bầu trời quốc tế sẽ giúp Việt Nam thu hút trở lại lượng khách du lịch quốc tế vốn chiếm trên 55% tổng doanh thu của ngành du lịch. Xét về lượng, khách quốc tế ít hơn nhưng tiêu tiền nhiều hơn. Nhờ đó, doanh thu từ khách quốc tế nhiều hơn doanh thu từ khách nội địa. Dữ liệu của Google cũng cho thấy ngay từ tháng 1 đầu năm nay, lượng tìm kiếm quốc tế về hàng không Việt Nam tăng 425% so với cùng kỳ năm 2021. Du khách Mỹ, Australia, Nga, Pháp, Đức, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Canada có lượng tìm kiếm thông tin du lịch Việt Nam nhiều nhất.

Việc ngành hàng không “đi trước một bước” với việc dỡ bỏ hạn chế bay quốc tế từ 15/2 được đánh giá sẽ giúp ngành du lịch không bị chậm chân trong cạnh tranh thu hút khách du lịch quốc tế. Thậm chí, nhiều chuyên gia cho rằng nếu chuẩn bị kỹ lưỡng, Việt Nam có thể chiếm lĩnh thêm nhiều thị trường mới, khách hàng mới.

Tuyên bố với thế giới Việt Nam đã an toàn

Theo TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, hiện nay Chính phủ đang muốn thông qua 2 lĩnh vực hàng không và du lịch để tuyên bố với thế giới về việc Việt Nam đã an toàn và dần phục hồi, đồng thời cũng cho thấy doanh nghiệp Việt Nam có sức chống chịu tốt.

“Tại sao gửi gắm thông điệp quan trọng như vậy vào 2 ngành? Vì thế giới hiện nay là thế giới hội nhập, chúng ta buộc phải sống trong một thế giới hội nhập và phải có sự kết nối với thế giới. Để kết nối trực tiếp người với người, hàng với hàng thì con đường ngắn nhất là hàng không và du lịch. Tốc độ thay đổi và phát triển nhanh cũng đòi hỏi du lịch, hàng không đóng vai trò rất lớn trong việc kết nối này cũng như đóng góp quan trọng trong lan tỏa sự phát triển. Do đó, 2 ngành hàng không và du lịch phải luôn trong tâm thế sẵn sàng để đảm bảo sự kết nối, đồng thời chứng minh sự an toàn của Việt Nam”, ông Thiên nói.

Cũng theo TS Trần Đình Thiên, đóng góp của ngành hàng không và du lịch là rất lớn nên phải mở cửa sớm để khai thông, tạo động lực phát triển. Đợt dịch vừa qua đã khiến nhiều cuộc tiếp xúc trực tiếp bị gián đoạn... Sau 2 năm đứt gãy, việc khôi phục hàng không, du lịch sẽ tạo hứng khởi mới cho sự phục hồi của nền kinh tế

Đồng tình với quan điểm của TS Trần Đình Thiên, ông Hà Văn Siêu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho rằng việc cho phép mở cửa lại hoàn toàn các chặng bay quốc tế là điều kiện thuận lợi để khách du lịch tin tưởng và có kế hoạch đi du lịch Việt Nam. Đây đồng thời là điều kiện tiên quyết để các hãng lữ hành bắt đầu quảng bá các chương trình du lịch Việt Nam tại các thị trường nguồn trọng điểm.

Để du lịch và hàng không đạt được những kết quả cao nhất trong quá trình phục hồi, ông Siêu cho rằng cần phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp, liên minh bền vững, sẵn sàng đón làn sóng khách du lịch quốc tế quay trở lại và lan tỏa mạnh mẽ thông điệp “Live fully in Vietnam - Sống trọn vẹn tại Việt Nam”, mang lại những hoạt động du lịch - hàng không an toàn và trải nghiệm trọn vẹn tới du khách.

“Giờ là lúc du lịch và hàng không cần nhanh chóng chớp lấy cơ hội để phục hồi trong bối cảnh mới, đưa Việt Nam trở thành điểm đến uy tín và có vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Chúng ta tin tưởng vào sự hồi sinh của ngành hàng không và du lịch sau đại dịch sẽ góp phần phục hồi nền kinh tế, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo định hướng của Bộ Chính trị”, ông Hà Văn Siêu nói.

Thống kê cho của ngành du lịch cho thấy từ ngày 11/1 đến ngày 23/2, có khoảng 200.000 khách quốc tế đến Việt Nam. Con số này còn rất nhỏ so với lượng khách (4 triệu khách/tháng) thời kỳ cao điểm năm 2019 nhưng vẫn là con số ấn tượng vì chúng ta vừa mở lại sau thời kỳ dịch. Điều này cho thấy hoạt động hàng không, du lịch đã và đang từng bước được khôi phục, đây hoàn toàn không còn là cơ hội nữa mà là hiện hữu.

Kịch bản dự báo tăng trưởng của Cục Hàng không cũng cho thấy trong kịch bản trung bình, năm 2022, thị trường hàng không Việt Nam dự kiến đón 42 - 43 triệu hành khách, con số này mới chỉ được hơn 50% so với 2019 nhưng vẫn khá ấn tượng khi so với 2 năm dịch vừa qua. Trong số hơn 40 triệu lượt này, Cục Hàng không dự báo Việt Nam sẽ đón khoảng 8 triệu khách quốc tế, trong đó có 6 triệu khách du lịch.

Cùng chuyên mục
Đại hạ giá khoản nợ liên quan con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh

Đại hạ giá khoản nợ liên quan con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh

(VNF) - Agribank hạ giá các khoản nợ liên quan con trai Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh mà ngân hàng đã rao bán nhiều lần nhưng chưa thành công.

Thu nhập trên 9 triệu không được vay ưu đãi, công nhân dễ sa vào tín dụng đen

Thu nhập trên 9 triệu không được vay ưu đãi, công nhân dễ sa vào tín dụng đen

(VNF) - Những quy định tại Thông tư 33/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ 1/7/2024 khiến nhiều công nhân có thu nhập từ 9 triệu đồng/tháng khó khăn khi vay vốn lãi suất thấp tại Tổ chức Tài chính Vi mô (CEP).

Tổng công ty Thăng Long: Sử dụng tài liệu giả, bị loại khỏi gói thầu 300 tỷ

Tổng công ty Thăng Long: Sử dụng tài liệu giả, bị loại khỏi gói thầu 300 tỷ

(VNF) - Tổng công ty Thăng Long - CTCP vừa bị phát hiện sử dụng tài liệu giả để tham gia Gói thầu số 12 Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án xây dựng đường Tỉnh lộ 155 đoạn từ cầu Móng Sến đến Sa Pa (Km13+800 - Km20+272) trị giá hơn 300 tỷ đồng tại tỉnh Lào Cai.

Trình Quốc hội quyết định lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Trình Quốc hội quyết định lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương

(VNF) - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất về việc trình Quốc hội xem xét, quyết định thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương tại kỳ họp thứ 8.

Hàng loạt tỷ phú top đầu thế giới đi du thuyền đến Hạ Long dự hội

Hàng loạt tỷ phú top đầu thế giới đi du thuyền đến Hạ Long dự hội

(VNF) - Hàng trăm đại gia là triệu, tỷ phú châu Âu và châu Á sẽ dự Lễ hội “Nghệ thuật vì khí hậu” tại Hạ Long vào tháng 1/2025, nhiều người sẽ đến bằng du thuyền.

Bảo vệ CEO tỷ phú: Khoản chi lên tới hàng chục triệu USD/năm của các tập đoàn

Bảo vệ CEO tỷ phú: Khoản chi lên tới hàng chục triệu USD/năm của các tập đoàn

(VNF) - Bảo vệ sự an toàn cho các CEO không còn là câu chuyện xa lạ đối với các tập đoàn lớn. Đặc biệt trong số đó, các công ty công nghệ được đánh giá là có khoản chi mạnh tay nhất khi sẵn sàng bỏ ra hàng triệu USD/năm chỉ để giữ cho CEO của họ không vướng vào nguy hiểm.

Loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ thay đổi diện mạo huyện Đông Anh

Loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ thay đổi diện mạo huyện Đông Anh

(VNF) - Nhiều dự án hạ tầng sắp được triển khai tại huyện Đông Anh (Hà Nội) trong bối cảnh sắp lên quận trong năm 2025 kỳ vọng làm thay đổi diện mạo khu vực này.

Xô đổ kỷ lục, xuất khẩu sầu riêng thu khoản tiền lớn nhất lịch sử

Xô đổ kỷ lục, xuất khẩu sầu riêng thu khoản tiền lớn nhất lịch sử

(VNF) - Người dân Trung Quốc chi hàng tỷ USD mỗi năm mua sầu riêng còn Việt Nam trúng lớn nhờ xuất khẩu. Số tiền thu về từ bán loại quả này trong 9 tháng năm 2024 ước lên tới 2,5 tỷ USD, kỷ lục chưa từng có trong lịch sử.

Huy động tiền gửi 6%, vì sao ngân hàng phát hành TP lãi suất 8,2%/năm?

Huy động tiền gửi 6%, vì sao ngân hàng phát hành TP lãi suất 8,2%/năm?

(VNF) - Nhiều ngân hàng phát hành trái phiếu với lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm, có ngân hàng tới 8,2%/năm nhằm đảm bảo nguồn vốn, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.

Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD

Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD

(VNF) - Quy mô tài sản các quỹ đầu tư phát triển bền vững ESG tại khu vực châu Á tăng hơn 10 lần trong một thập kỷ qua, đạt hơn 58.000 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có một quỹ đầu tư ESG khoảng 14 triệu USD.