Bên trong dự án ở Đắk Lắk từng đạt giải Quy hoạch đô thị quốc gia
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của một số luật, trong đó có Luật Chứng khoán. Một trong những mục tiêu mà lần sửa đổi này hướng đến là tạo điều kiện để nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK).
Bộ Tài chính cho biết để được nâng hạng, TTCK Việt Nam cần tháo gỡ một trong các vướng mắc chính là yêu cầu phải có đủ tiền khi đặt lệnh giao dịch (pre-funding) của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN).
Theo đó, Bộ Tài chính đang xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung 04 Thông tư, trong đó có quy định không yêu cầu nhà đầu tư tổ chức nước ngoài phải có đủ tiền khi đặt lệnh mua cổ phiếu.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, đây cũng chỉ là giải pháp triển khai trước mắt để đáp ứng tiêu chí nâng hạng và chỉ áp dụng cho giao dịch mua cổ phiếu và đối tượng áp dụng là nhà đầu tư tổ chức nước ngoài.
Ngoài ra, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, thành viên thị trường, các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài lớn, để duy trì thứ hạng cũng như được xếp hạng cao hơn thì Việt Nam cần tiếp tục triển khai giải pháp tháo gỡ các rào cản còn lại cũng như cải thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường, trong đó bao gồm việc triển khai cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP) cho TTCK cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế.
“Về lâu dài để phát triển TTCK an toàn, hiệu quả, bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế thì cần triển khai các giải pháp mang tính chất dài hạn hơn, một trong các giải pháp đó là hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đổi mới toàn diện và đồng bộ công nghệ giao dịch, đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán trên TTCK trong đó có triển khai hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán cơ sở theo cơ chế CCP hiện đã được quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 1 Quyết định 1726/QĐ-TTg”, Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Để duy trì thứ hạng cũng như được xếp hạng cao hơn thì Việt Nam cần tiếp tục triển khai giải pháp tháo gỡ các rào cản còn lại cũng như cải thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của TTCK, trong đó bao gồm việc triển khai cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP) cho TTCK cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo đó, Bộ Tài chính cho rằng để thực hiện được hoạt động bù trừ, thanh toán theo cơ chế CCP thì cần sửa đổi, bổ sung 02 nội dung sau:
Thứ nhất, quy định rõ tại điểm a khoản 4 Điều 56 Luật Chứng khoán về việc thành viên bù trừ được bù trừ, thanh toán cho các giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán (bao gồm chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở niêm yết/đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán) để thực hiện hoạt động bù trừ, thanh toán theo cơ chế CCP cho thị trường chứng khoán cơ sở, phù hợp với thông lệ quốc tế. Trường hợp thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh, thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch cho chính thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Cụ thể, sửa đổi điểm a khoản 4 Điều 56 thành: “a) Thành viên bù trừ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch cho các chứng khoán giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán. Trường hợp thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh, thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch cho chính thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
Thứ hai, bổ sung cơ sở pháp lý đầy đủ để Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) được thành lập công ty con thực hiện chức năng CCP cho thị trường chứng khoán, đảm bảo kiểm soát rủi ro và tách bạch việc thực hiện chức năng CCP với việc thực hiện các nghiệp vụ khác của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam theo thông lệ quốc tế, tăng cường phân cấp, phân quyền, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của TTCK.
Cụ thể, sửa đổi khoản 1 Điều 63: “1. Hoạt động bù trừ, xác định nghĩa vụ thanh toán tiền và chứng khoán được thực hiện thông qua Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam hoặc công ty con của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam”. Đồng thời, bổ sung khoản 4 Điều 55: “4. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức, phân công thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định của Luật này cho công ty con của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính”.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng kiến nghị nới lỏng hạn chế đầu tư của Quỹ đại chúng, tạo điều kiện đa dạng hóa nhà đầu tư tham gia trên thị trường chứng khoán.
Theo đó, Điểm b, điểm đ khoản 1 Điều 110 (về hạn chế đối với quỹ đại chúng), kiến nghị mở rộng hạn chế đầu tư của quỹ từ 10% lên 15% đối với đầu tư vào chứng khoán của 01 tổ chức phát hành; từ 30% lên 35% đối với đầu tư vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau.
Liên quan đến đề xuất của Bộ Tài chính về việc sửa đổi điểm a khoản 4 Điều 56 Luật Chứng khoán, đại diện Ngân hàng Nhà nước đề nghị ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ thực hiện bù trừ trên thị trường chứng khoán phái sinh vì nếu tham gia bù trừ trên cả thị trường cơ sở sẽ tạo nhiều rủi ro trong quan hệ giữa các ngân hàng và gây ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.