Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Phát biểu mở màn hội thảo, ông Trịnh Văn Điển - Trưởng Phòng đào tạo, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo Chứng khoán, đã nhấn mạnh vai trò của của việc hoạch định tài chính các nhân.
Ông Trịnh Văn Điển cho biết tài chính cá nhân là một khái niệm tương đối phổ biến tại các thị trường phát triển, tuy nhiên, đây là một khái niệm còn mới tại thị trường Việt Nam. Tài chính cá nhân đóng một vai trò quan trọng không chỉ đối với các cá nhân mà còn đối với tổng thể nền kinh tế - xã hội. Việc nâng cao nhận thức về tài chính cá nhân và phát triển hoạt động hoạch định tài chính cá nhân sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của các cá nhân, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính, cũng như sự phát triển bền vững của xã hội. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam chưa được đại đa số công chúng nhận thức và quan tâm đúng mức.
“Do đó, hội nghị “Phát triển hoạch định tài chính các nhân tại Việt Nam” sẽ tập trung làm rõ các khái niệm về tài chính cá nhân, đánh giá thực trạng hoạt động hoạch định cá nhân tại Việt Nam, từ đó đưa ra những gợi ý nhằm thúc đẩy và phát triển hoạt động này tại Việt Nam”, đại diện Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo Chứng khoán nói.
Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế - tài chính đã điểm lại các nét sơ lược trong lịch sử phát triển của thị trường tài chính Việt Nam.
Theo đó, vào thời kỳ sơ khai 1996 – 2000, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam thành lập ngày 28/11/1996 và chính thức được khai sinh theo Nghị định số 48/CP. Phiên giao dịch đầu tiên của thị trường được được diễn ra vào ngày 28/07/2000. Hai mã cổ phiếu được giao dịch là REE (thuộc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh) và SAM (thuộc Công ty Cổ phần SAM Holdings). Ở thời điểm đó, mỗi tuần chỉ diễn ra 2 phiên giao dịch.
Về giai đoạn 2001-2009, ông Thịnh đánh giá đây là giai đoạn thăng trầm và đáng nhớ với TTCK Việt Nam. Đây cũng là khoảng thời gian đánh dấu bước chuyển mình ngoạn mục của TTCK. Tuy nhiên, thời kỳ đen tối nhất của TTCK cũng trong giai đoạn này. Khép lại giai đoạn này, ngày 24/6/2009, sàn UPCoM chính thức đi vào vận hành.
Ở giai đoạn 2010 – 2020, sau khoảng thời gian trầm lắng trồi sụt, giai đoạn này đã chứng kiến nhiều sự đổi mới, thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư. Ngày 6/2/2012, chỉ số VN30-Index lần đầu tiên được ra mắt. Năm 2017, hình thức chứng khoán mới là chứng khoán phái sinh được ra đời. Trong năm 2017, lịch sử chứng khoán Việt Nam chứng kiến hàng loạt con số liên tục “lập đỉnh”. VN-Index tăng 48% lên 984 điểm. Vốn hóa thị trường tăng hơn 70%, tỷ lệ trên GDP lần đầu vượt 50%. Tiếp tục xu hướng tích cực, VN-Index lại thiết lập đỉnh mới vào ngày 9/4/2018 với 1.204 điểm.
Vào năm 2020, TTCK Việt Nam đã trải qua những phiên suy giảm mạnh do tác động của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, TTCK đã phục hồi và có những chuyển biến tích cực trong khoảng thời gian này.
Năm 2021, TTCK Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng, trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, với nhiều kỷ lục mới được xác lập. Chỉ số VN-Index đạt mức cao kỷ lục khi vượt 1.500 điểm (đạt 1.500,81 điểm) vào ngày 25/11 (tăng gần 35,73% so với cuối năm 2020.
Sang năm 2022, sau khi tiếp tục giữ đà tăng trưởng trong quý I/2022 khi VN-Index đạt đỉnh lịch sử 1.528,57 điểm vào ngày 6/1/2022, TTCK Việt Nam bước vào giai đoạn điều chỉnh giảm mạnh bắt đầu từ tháng 4, xen kẽ những đợt phục hồi vào tháng 5 và tháng 8 và cuối tháng 11/2022.
Nhận định về tiềm năng, triển vọng phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian tới, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh TTCK Việt Nam bùng nổ với lượng lớn nhà đầu tư mới tham gia, nâng tổng số tài khoản giao dịch chứng khoán vượt ngưỡng 7 triệu. Đặc điểm này được giới chuyên gia đánh giá là động lực giúp TTCK bùng nổ trong vòng 3 - 5 năm tới.
Tiếp đó, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam rất tích cực khi tăng trưởng tốt, lạm phát thấp; tỷ giá đồng Việt Nam ổn định với USD.
Cùng với đó, theo ông Thịnh, TTCK Việt Nam vẫn được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng lớn, đặc biệt khi kinh tế Việt Nam đang hưởng lợi từ chiến lược xoay trục của dòng vốn đầu tư quốc tế, tăng trưởng trong nước tiếp tục được duy trì ở mức cao so với khu vực và thế giới. Nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam rất tích cực khi tăng trưởng tốt, lạm phát thấp; tỷ giá đồng Việt Nam ổn định với USD.
“Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng lớn, đặc biệt khi kinh tế Việt Nam đang hưởng lợi từ chiến lược xoay trục của dòng vốn đầu tư quốc tế, tăng trưởng trong nước tiếp tục được duy trì ở mức cao so với khu vực và thế giới”, ông Thịnh nhấn mạnh.
Về các biện pháp phát triển TTCK, ông Thịnh cho biết, giải pháp đầu tiên là tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý, giám sát; trong đó triển khai xây dựng Luật chứng khoán sửa đổi; hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi). Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, điều hành TTCK, hoạt động giám sát và cưỡng chế thực thi nhằm bảo đảm an toàn cho TTCK.
Thứ hai, theo ông Thịnh, việc triển khai cơ chế tạo lập thị trường, phát hành Bộnguyên tắc quản trị công ty (CG code); Nghiên cứu triển khai nghiệp vụ giao dịch trong ngày và thanh toán chứng khoán chờ về; Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ niêm yết/đăng ký giao dịch đối với loại hình doanh nghiệp FDI chuyển đổi để áp dụng thống nhất cho hai Sở GDCK.
Thứ ba, đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán, các sản phẩm liên kết đầu tư, sản phẩm cơ cấu; triển khai các sản phẩm chứng khoán phái sinh HĐTL trên một số chỉ số mới và HĐTL trái phiếu Chính phủ; triển khai sản phẩm chứng quyền có bảo đảm; phát triển thêm các chỉ số cơ sở để làm tài sản cơ sở cho phái sinh.
Thứ tư, hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu: đa dạng hóa các sản phẩm trái phiếu Chính phủ; Phát triển hệ thống thành viên đấu thầu TPCP; Triển khai đề án phát triển TPDN; Hoàn thiện hoạt động thị trường TPDN
Thứ năm, phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư và cải thiện sức cầu: tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp nâng hạng TTCK VN từ thị trường cận biên (frontier market) lên thị trường mới nổi (emerging market) trên bảng xếp hạng MSCI.
Thứ sáu, phát triển, nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường: tiếp tục tái cấu trúc hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán để giảm số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ; nâng cao chất lượng và đạo đức nghề nghiệpn nhân viên hành nghề chứng khoán...
Thứ bảy, tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát TTCK và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; Triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch năm; Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị để kịp thời phát hiện và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm trên TTCK, đảm bảo sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam.
Thứ tám, đẩy mạnh các giải pháp nhằm nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. (tăng quy mô đầu tư cho các NĐTNN; Nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và báo cáo tài chính; Khuyến khích công bố thông tin bằng tiếng Anh đối với các doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn, lập và công bố thông tin báo cáo tài chính theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế...).
Tại hội thảo, ông Phạm Thiên Quang, chuyên gia tài chính, cho biết sau giai đoạn Covid-19, TTCK chứng kiến nhiều diễn biến bùng nổ. Tại Việt Nam, TTCK ghi nhận số lượng các nhà đầu tư cá nhân tăng vọt. Trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay, tổng giá trị giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân chiếm hơn 84% tổng giá trị giao dịch của TTCK Việt Nam.
Mặc dù tăng về lượng nhưng những nhà đầu tư cá nhân tại thị trường vẫn chưa thực sự tăng về chất. Theo ông Phạm Thiên Quang, hơn 90% số nhà đầu tư giao dịch chứng khoán bị thua lỗ sau một thời gian do không có kỷ luật đầu tư. Nhiều nhà đầu tư chỉ tập trung giao dịch mua bán cổ phiếu trong khi nhiều nhà đầu tư chưa có thói quen thiết lập kế hoạch tài chính và phân bố tài sản cân bằng. Trung bình thời gian các nhà đầu tư cá nhân trụ ở thị trường là 2 năm trước khi bị “đào thải”.
Trong giai đoạn năm 2022, thị trường diễn biến kém tích cực, không ít nhà đầu tư cá nhân phải chịu thua lỗ nặng. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đáng buồn này là do nhiều nhà đầu tư chỉ mua bán theo cảm tính, không có chiến lược rõ ràng, không có khả năng đọc biểu đồ kỹ thuật hay không có hiểu biết về tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Thực trạng này đã dẫn đến sự bùng nổ của nghề tư vấn đầu tư chứng khoán.
Theo ông Phạm Thiên Quang, hành trình phát triển nghề tư vấn đầu tư chứng khoán bắt đầu từ cách quản lý khách hàng và kiến thức đầu tư, giao dịch chứng khoán.
Có 3 yếu tố cốt lõi để phát triển nghề tư vấn đầu tư chứng khoán một cách chuyên nghiệp, bao gồm nhấn mạnh vào yếu tố thực thi hiệu quả và vui (kết hợp giữa nội lực và ngoại lực), nguyên lý 80/20 (tập trung vào phát triển giá trị cốt lõi, tuyệt chiêu) và phát triển đồng thời bộ 3 tư duy – kĩ năng – công cụ.
Bên cạnh đó, đội ngũ làm nghề tư vấn đầu tư cũng cần phải trau dồi kiến thức về đầu tư tài chính, từ nhận diện tình hình tài chính hiện tại, xác định mục tiêu tài chính, lập và thực hiện kế hoạch tài chính, xây dựng tháp tài sản cho đến việc theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch.
Việc xác định được các loại tài sản đầu tư và đánh giá đúng yếu tố cốt lõi của từng loại tài sản đầu tư sẽ giúp các nhà tư vấn và cả các nhà đầu tư cá nhân có tư duy đầu tư hiệu quả và an toàn hơn.
Song song với đó, các nhà tư vấn đầu tư chứng khoán cũng cần phải nắm bắt và rút kinh nghiệm từ các sai lầm thường gặp trong việc nhìn nhận rủi ro trong đầu tư. Từ đó, cần vận dụng biên an toàn trong quản trị rủi ro đầu tư, có cách quản trị rủi ro riêng cho từng loại hình đầu tư cũng như cho toàn thể danh mục đầu tư.
Ông Quang cho rằng TTCK vẫn còn nhiều dư địa để phát triển, nhu cầu đầu tư chứng khoán cũng đang trở thành xu hướng mạnh mẽ đã kéo theo nhu cầu về các nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp và hiệu quả. Chính vì thế, các nhà tư vấn đầu tư chứng khoán cần nâng cao chất lượng, đảm bảo cho lợi ích của khách hàng.
Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc Phân tích – Công ty Chứng khoán Nhất Việt (VFS), cho biết thông qua hoạt động đầu tư chứng khoán ở Việt Nam phần nào thấy được vai trò của hoạch định tài chính cá nhân đối với hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư.
Theo đó, ông Hoàng nhấn mạnh giai đoạn sau dịch Covid-19, TTCK Việt Nam đã ghi nhận diễn biến bùng nổ với sự tham gia từ các nhà đầu tư cá nhân đóng một vai trò rất quan trọng. Tính từ năm 2020 đến hiện tại tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư cá nhân chiếm đến hơn 84% tổng giá trị giao dịch của thị trường.
“Tuy nhiên trong thị trường, đây lại là thành phần tham gia kém lợi thế nhất bởi nền tảng chuyên môn yếu kém về kiến thức tài chính, phương pháp đầu tư và khả năng quản trị rủi ro trong khi đầu tư chứng khoán (cổ phiếu) vốn dĩ là tài sản rủi ro. Bên cạnh đó yếu tố về thông tin bất cân xứng khi nhà đầu tư tổ chức luôn có lợi thế về thông tin so với các nhà đầu tư nhỏ lẻ”, ông Hoàng nhấn mạnh.
Theo quan điểm của đại diện VFS, tâm lý FOMO khi nhìn thấy người khác có lãi đã khiến nhiều nhà đầu tư lựa chọn thời điểm tham gia thị trường không hợp lý và thực hiện mua bán đơn thuần theo các cổ phiếu được khuyến nghị lan tràn trên thị trường, mà không có sự phân tích đánh giá kỹ càng. Có thể thấy điều này rất rõ ở những giai đoạn TTCK bước vào giai đoạn cuối của chu kỳ tăng giá như năm 2008, 2018, 2022.
“Giai đoạn thị trường diễn biến kém tích cực như 2022 vừa qua không khó để bắt gặp các bài báo phỏng vấn chính các nhà đầu tư và các con số cho thấy rất nhiều nhà đầu tư cá nhân trên thị trường thua lỗ nặng. Trong đó nguyên nhân chính là vì mua bán theo cảm tính và không có chiến lược rõ ràng khi thực hiện mua/bán trong khi không biết gì về tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp, cũng không có khả năng đọc biểu đồ kỹ thuật”, ông Hoàng nói.
Cùng với đó, theo quan điểm của ông Hoàng, đội ngũ tư vấn đầu tư chứng khoán thiếu năng lực chuyên môn, kiến thức về hoạch định tài chính cá nhân.
“Quy mô nhà đầu tư cá nhân tăng mạnh trong thời gian ngắn, vì vậy số lượng nhân viên môi giới cũng gia tặng mạnh theo nhu cầu. Nhu cầu đột biến cùng với áp lực doanh số từ các công ty chứng khoán trong khi thị trường lao động không thể ngay lập tức đáp ứng khiến tiêu chuẩn tuyển dụng của các công ty chứng khoán cũng trở nên “dễ tính”, ông Nguyễn Minh Hoàng nhấn mạnh.
Từ thực tế làm việc trong lĩnh vực chứng khoán, ông Hoàng cho hay trong giai đoạn TTCK thăng hoa, số lượng nhân viên ở nhiều công ty chứng khoán ghi nhận tăng gấp đôi, trong đó chủ yếu tăng thêm ở mảng môi giới. Thậm chí con số còn lớn hơn nhiều bởi các công ty hoạt động theo mô hình cộng tác viên và số này không được ghi nhận vào báo cáo.
“Dưới áp lực KPI và nguồn thu nhập “khủng” khiến mô hình hoạt động của một bộ phận môi giới trở nên rủi ro khi không đảm bảo về chuyên môn nhưng vẫn tham gia khuyến nghị cho nhà đầu tư bằng cách sao chép các khuyến nghị từ các quản lý của mình, thậm chí là từ các nguồn thông tin không xác thực trên mạng xã hội mà không thực sự hiểu về cổ phiếu đó. Việc thiếu kiến thức chuyên môn và hô mua/bán không có căn cứ của các môi giới này khiến nhà đầu tư dễ rơi vào “bẫy của đội lái” từ đó kẹt hàng và mất tiền”, ông Hoàng nói.
Mặt khác, cũng theo ông Hoàng, những xu hướng phát triển trong hoạt động tư vấn đầu tư cũng sẽ gây áp lực lên hoạt động môi giới hiện tại. “Xu hướng dịch chuyển sang mô hình cố vấn tài chính trên thế giới có khả năng sẽ đe dọa mô hình môi giới truyền thống hiện tại khi nhu cầu của nhà đầu tư hướng dần tới những giải pháp tài chính toàn diện, an toàn và bền vững hơn”, ông Hoàng nói.
Tại Mỹ, xu hướng “zero-fee” bắt đầu tư quý IV/ 2019 và đến hiện tại, hầu hết các nền tảng giao dịch online chứng khoán tại Mỹ đều không còn thu phí giao dịch. Mô hình cố vấn tài chính cũng đang cho thấy sự phát triển mạnh mẽ tại nước này với mức tăng trưởng kép 12%/năm so với mức trung bình 7%/năm của các mô hình truyền thống.
“Hiện tại ở Việt Nam, một số công ty chứng khoán cũng đã tiên phong với xu hướng “zero – fee” này như TCBS, Pinetree, DNSE… Một số ban lãnh đạo các công ty chứng khoán cũng tin rằng xu hướng này sẽ tiếp tục đến gần trong tương lai. Việc không thu phí giao dịch khách hàng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thu nhập của bộ phận môi giới truyền thống hiện tại và tạo ra sự dịch chuyển xu hướng sang lĩnh vực cố vấn đầu tư với nguồn thu nhập đa dạng hơn”, ông Hoàng nói.
Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh sự phát triển của công nghệ cũng đang dần thay thế những công việc đơn giản. Chẳng hạn như các công ty chứng khoán Việt Nam hiện tại vẫn chủ yếu sử dụng nhân viên môi giới để tìm kiếm khách hàng và phần lớn phí giao dịch của khách hàng sẽ được trích ra để trả cho các nhân viên môi giới nên biên lợi nhuận của mảng hoạt động này khá thấp. Vì thế các công ty chứng khoán tại Việt Nam cũng đã bắt đầu đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ nhằm phát triển một số sáng kiến thay thế một phần con người như robot khuyến nghị. Mặc dù việc thay thế hoàn toàn con người chưa được đánh giá cao nhưng những công việc đơn giản như tổng hợp thông tin thị trường, đưa ra các khuyến nghị mua/bán theo tín hiệu kỹ thuật đã bắt đầu được thay thế.
Bên cạnh đó, cũng theo ông Nguyễn Minh Hoàng, nhà đầu tư cá nhân Việt Nam đã phần nào có thêm kinh nghiệm. Sau khi thực hiện mua bán không có căn cứ và “mất tiền” trong đoạn thị trường diễn biến kém tích cực vừa qua, tâm lý sẽ phần nào trở nên cẩn trọng hơn khi thực hiện mua/bán theo khuyến nghị.
“Sự phát triển của công nghệ, thị trường tài chính và xu hướng “zero – fee” trên thế giới cho thấy thị trường đang đòi hỏi chất lượng tư vấn cần được nâng lên về nhiều mặt hơn đối với đội ngũ môi giới truyền thống hiện tại và khả năng là những cố vấn tài chính tương lai”, ông Hoàng nhấn mạnh.
Giám đốc phân tích VFS nhìn nhận triển vọng TTCK vẫn còn rất nhiều dư địa phát triển và nhu cầu đầu tư chứng khoán cũng đang trở thành xu hướng mạnh mẽ. Trong thị trường tài chính, việc đảm bảo sự bền vững của thị trường vốn và lợi ích khách hàng là những tiêu chí tiên quyết để đảm bảo sự phát triển lành mạnh và lâu dài. Đội ngũ tư vấn tài chính có vai trò rất quan trọng để tạo nên môi trường tài chính hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả.
Đối với các cơ quan quản lý, ông Hoàng cho rằng nên tạo cơ hội để lĩnh vực cố vấn tài chính được phát triển nhiều hơn, đảm bảo được lợi ích trong dài hạn cho khách hàng và tạo nên thị trường tài chính khỏe mạnh bằng cách kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động môi giới tại các công ty chứng khoán, đưa ra các yêu cầu cơ bản đối với chất lượng nhân sự.
Cùng với đó, công nhận và tạo điều kiện để phát triển nghề cố vấn tài chính. Hiện tại tại Việt Nam, lĩnh vực cố vấn tài chính chưa được công nhận và quy định cụ thể, vì vậy cần có những văn bản cụ thể về lĩnh vực này để tăng niềm tin đối với khách hàng và ban hành các tiêu chuẩn về nghề cố vấn tài chính dựa theo các tiêu chuẩn tại các nước có nền tài chính phát triển như Mỹ.
Đối với các công ty chứng khoán, tổ chức tài chính thực hiện tư vấn đầu tư, đại diện VFS cho rằng việc kiểm soát chất lượng nhân sự và đảm bảo đặt lợi ích khách hàng cần được đặt lên hàng đầu.
“Trước khi dịch chuyển sang xu hướng cố vấn tài chính nhằm đem lại lợi ích bền vững và giữ chân khách hàng, trước hết các công ty chứng khoán vẫn cần phải duy trì tốt hoạt động môi giới của mình. Chất lượng đầu vào sẽ là yếu tố tiên quyết để hạn chế tính trạng hô mua/bán thiếu căn cứ, giảm thiếu rủi ro cho khách hàng, góp phần tạo dựng uy tín với khách hang”, ông Hoàng nói.
Cùng với đó, việc đa dạng hóa các dịch vụ tư vấn tài chính, thành lập riêng một bộ phận chuyên tư vấn tài chính về quản lý gia sản, chuyên môn hóa các sản phẩm đầu tư cũng là vấn đề quan trọng.
Và cuối cùng là phổ cập và nâng cao dân trí trong hệ thống trường học, giúp xây dựng nền tảng kiến thức tài chính vững chắc cho công đồng.
Phát biểu bế mạc hội thảo, TS. Lê Minh Nghĩa, Chủ tịch VFCA, cho biết chúng ta cần có trách nhiệm để mọi người hiểu về tầm quan trọng của hoạch định tài chính cá nhân. TS. Lê Minh Nghĩa nhấn mạnh hiện nay, dân trí tài chính của Việt Nam còn thấp, trong 3 chân kiềng tài chính của đất nước gồm tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp và tài chính cá nhân, chúng ta chưa quan tâm tới tài chính cá nhân.
Ông Nghĩa cho biết, hiện nay, VFCA đã khởi động đề án về tài chính cá nhân. Đề án này đã nhận được sự ủng hộ lớn từ phía các cơ quan nhà nước. “Tôi hi vọng với những nỗ lực này, việc phát triển hoạt động hoạch định tài chính cá nhân ở Việt Nam sẽ có bước tiến quan trọng trong thời gian tới”, Chủ tịch VFCA nhấn mạnh.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.