MobiFone Service 'vỡ' ĐHĐCĐ và những kỳ vọng chưa tròn
(VNF) - MobiFone Service không thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 do tỷ lệ tham dự không đạt yêu cầu tối thiểu. Cuộc đổi chủ của công ty mẹ, từng được kỳ vọng sẽ tạo ra "làn gió mới" cho MobiFone Service, dường như vẫn chưa đem lại vận may cho doanh nghiệp này.
Sáng 24/4, Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật MobiFone (MobiFone Service, UPCoM: MFS) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 tại trụ sở công ty ở Hà Nội. Tuy nhiên, cuộc họp không thể diễn ra do tỷ lệ tham dự không đạt yêu cầu tối thiểu theo luật định.

Theo ghi nhận của ban kiểm tra tư cách cổ đông, tính đến 8h30, thời điểm khai mạc Đại hội, số cổ đông có mặt chỉ đạt 8 người, bao gồm 4 cổ đông tham dự trực tiếp và 4 cổ đông tham dự thông qua hình thức ủy quyền. Tổng số cổ phần đại diện bởi các cổ đông tham dự là hơn 2,2 triệu cổ phiếu, tương đương 31,37% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Đến 9h00, chỉ có thêm một cổ đông xuất hiện, nâng tổng số cổ đông có mặt lên 9 người, tương đương 31,39% cổ phần có quyền biểu quyết. Tỷ lệ này vẫn thấp hơn mức tối thiểu 50% theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Cuộc họp quan trọng nhất năm, vì vậy, không thể tiến hành.
MobiFone Service cho hay, ĐHĐCĐ thường niên lần 2 sẽ được tổ chức vào ngày 20/5/2025 với tỷ lệ tham dự tối thiểu ở mức 33%. Nếu vẫn không đủ túc số, doanh nghiệp sẽ tiến hành họp lần ba mà không yêu cầu về tỷ lệ tham dự tối thiểu.
Theo tìm hiểu, tính đến ngày 31/12/2024, MobiFone Service chỉ có một cổ đông lớn là Tổng Công ty CP Viễn thông MobiFone, sở hữu 2,2 triệu cổ phiếu, tương đương 31,26% vốn điều lệ. Điều này cho thấy, cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp hiện đang khá loãng và việc gom đủ túc số cho đại hội lần 2 vẫn đang là một thách thức thực sự.
MobiFone đổi chủ, MobiFone Service vẫn khó đổi vận?
Theo tài liệu ĐHĐCĐ, MobiFone Service dự trình kế hoạch kinh doanh 2025 với mục tiêu tổng doanh thu đạt 435 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 16 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 55% so với thực hiện năm 2024. Kế hoạch được xây dựng trên giả định hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, không bị cắt giảm dịch vụ từ công ty mẹ, đồng thời công ty có thể triển khai thêm các dịch vụ mới đúng theo định hướng quy hoạch và chuỗi giá trị của MobiFone.
Năm 2025, MobiFone Service định hướng chuyển trọng tâm sang phát triển dịch vụ số, tập trung vào các sản phẩm ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR) trong giáo dục, du lịch, trò chơi điện tử, cùng các dịch vụ bảo mật di động và điện toán đám mây (cloud) cho MobiFone và đối tác. Song song, công ty sẽ tái cấu trúc bộ máy, sáp nhập 6 chi nhánh hiện hữu thành 3 chi nhánh khu vực Bắc – Trung – Nam, tinh gọn nhân sự tại chi nhánh và Call Center nhằm tối ưu vận hành và tiết giảm chi phí.
Bên cạnh đó, MobiFone Service cũng dự kiến trình cổ đông thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 25%, tương đương mức chi trả của năm trước đó.

MobiFone Service được thành lập vào tháng 1/2008, chuyên cung cấp dịch vụ tổng đài chăm sóc khách hàng và cho thuê trạm phát sóng viễn thông. Trên UPCoM, MobiFone Service được biết đến là doanh nghiệp có lịch sử chi trả cổ tức tiền mặt cao, dao động từ 15%–30% mỗi năm.
Về tình hình kinh doanh, kể từ năm 2021 - 2023, Mobifone Service liên tục suy giảm cả về doanh thu và lợi nhuận. Năm 2024 vừa qua, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu ở mức 378 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 13,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 5% và 33% so với năm 2023. Theo ban lãnh đạo Mobifone Service, tình hình kinh doanh của doanh nghiêp còn nhiều khó khăn, do doanh thu từ các dịch vụ cốt lõi suy giảm theo xu hướng, trong khi mức lương tối thiểu vùng tăng làm tăng mạnh chi phí nhân công...
Trong bối cảnh đó, Mobifone Service thống nhất chia cổ tức tiền mặt năm 2023 với tỷ lệ 25%, thấp hơn mức 30% của năm 2022. Ngày 23/12 vừa qua, Mobifone Service đã chi 18 tỷ đồng để thanh toán đợt cổ tức trên cho cổ đông theo danh sách chốt ngày 21/11 trước đó.
Bất chấp kết quả kinh doanh sa sút, tháng 1/2025, cổ phiếu MFS từng “gây bão” trên sàn chứng khoán với chuỗi 6 phiên tăng điểm liên tiếp, trong đó có tới 4 phiên tím trần. Phiên giao dịch 13/1 được xem là “điểm bùng phát” của cổ phiếu MFS khi mã tăng kịch trần 14,9%, lên mức 42.500 đồng/cp với thanh khoản cao gấp 7,9 lần mức trung bình một năm. Diễn biến được ghi nhận ngay sau khi Bộ Nội vụ công bố phương án chuyển giao công ty mẹ của Mobifone Service là Tổng công ty Viễn thông MobiFone về quản lý của Bộ Công an.
Kỳ vọng về một cuộc đổi chủ và viễn cảnh tái cấu trúc toàn diện nhanh chóng đẩy giá MFS leo thẳng lên 64.100 đồng/cp, tiến sát đỉnh lịch sử 69.220 đồng/cp thiết lập hồi tháng 6/2024.
Thế nhưng, cũng như nhiều “câu chuyện niềm tin” từng bùng cháy mạnh mẽ rồi nhanh chóng lụi tàn trên thị trường chứng khoán, sự thăng hoa của MFS cũng không kéo dài. Áp lực chốt lời ngày càng lớn đã nhanh chóng đẩy cổ phiếu này vào nhịp điều chỉnh.

Ngày 27/2, Bộ Công an chính thức tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại MobiFone. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng về một cú hích mới, ngay sau khi công ty mẹ đổi chủ, cổ phiếu MFS quay đầu lao dốc. Từ đầu tháng 3 tới nay, mã này liên tục điều chỉnh, lần lượt đánh mất các mốc 60.000 đồng rồi 50.000 đồng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/4, tròn hai tháng sau thời khắc chuyển giao, cổ phiếu MFS chỉ còn 41.300 đồng/cp. Toàn bộ thành quả của đợt tăng giá thần tốc dưới kỳ vọng về cuộc đổi chủ của công ty mẹ đã bị xoá sạch.
Có tin Mobifone sắp về Bộ Công an, cổ phiếu công ty con ‘cháy hàng’
- VPBank muốn lập công ty bảo hiểm, cam kết đưa GPBank thoát lỗ sau 20 năm 28/04/2025 07:15
- Vincom Retail báo lãi 1.177 tỷ trong quý I 28/04/2025 05:27
- TCBS tích hợp bảng giá tài sản mã hóa trước thềm IPO 28/04/2025 04:03
Chủ tịch Phú Thái Phạm Đình Đoàn: Phải làm sao để có 20 và nhiều hơn nữa doanh nghiệp tầm thế giới
(VNF) - Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Phú Thái khẳng định Nghị quyết 68 về Phát triển kinh tế tư nhân thể hiện quyết tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, xác định kinh tế tư nhân là 1 động lực quan trọng nhất của quốc gia. Nghĩa là chúng ta sẽ phải cùng trả lời câu hỏi làm thế nào để kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8% và cao hơn, làm sao có 20 và nhiều hơn nữa doanh nghiệp tầm thế giới...
DN chuyên sản xuất loại bánh truyền thống, bán qua Mỹ - EU thu 500 tỷ/năm
(VNF) - Công ty CP Xuất nhập khẩu Sa Giang - DN chuyên sản xuất phồng tôm mỗi năm đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng từ xuất khẩu, chinh phục nhiều thị trường khó tính như Mỹ - EU
Nguy cơ từ thuế quan, thị trường nội địa 'cứu cánh' cho DN thép?
(VNF) - Trước cơn bão thuế quan và biến động của thị trường trường xuất khẩu, 2025 sẽ là năm khó khăn với ngành thép. Trong bối cảnh đó, thị trường nội địa được xem là cứu cánh của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.
Làm giả tài liệu trúng thầu 433 tỷ, CIENCO4 bị Hà Nam 'cấm cửa' 4 năm
(VNF) - UBND tỉnh Hà Nam có quyết định cấm thầu 4 năm đối với CTCP Tập đoàn CIENCO4, sau khi phát hiện doanh nghiệp này làm giả tài liệu trong hồ sơ dự thầu.
DN mai táng duy nhất trên sàn chứng khoán trả cổ tức gấp 6,5 lần giá cổ phiếu
(VNF)- DN mai táng duy nhất sàn chứng khoán có tỷ suất cổ tức năm 2024 tới 653%, khi trả cổ tức 1.960 đồng/cp trong khi thị giá 300 đồng/cp, tức gấp 6,5 lần thị giá.
Adoré - World Coffee: Thương hiệu Việt thuê biệt thự Hàn Thuyên đắt đỏ nhất TP.HCM
(VNF) - 8 tháng sau khi Starbucks rời khỏi vị trí đắc địa 11- 13 Hàn Thuyên (TP. HCM), Adoré – World Coffee, một thương hiệu Việt ít tên tuổi, bất ngờ xuất hiện. Đứng sau thương hiệu này là Cônng ty cổ phần Thực phẩm Á Long mắt xích trong hệ sinh thái kinh doanh đa ngành của doanh nhân Phạm Quang Hàng.
Nghị quyết 68: Doanh nghiệp kỳ vọng những cơ chế đột phá
(VNF) - Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là một bước ngoặt chính sách lớn, mở đường cho khu vực tư nhân bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng mong muốn Nghị quyết sớm được luật hóa để triển khai hiệu quả.
Một doanh nghiệp chia cổ tức gấp 21 lần thị giá cổ phiếu
(VNF) - Một doanh nghiệp dệt may mạnh tay chia cổ tức bằng tiền mặt gấp 21 lần thị giá khi giá cổ phiếu chỉ 700 đồng nhưng chia cổ tức tới 15.000 đồng.
TTC AgriS – MB: Giao điểm giữa AgriTech và FinTech
(VNF) - TTC AgriS (AgriS, HoSE: SBT) và Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU), thiết lập mối quan hệ chiến lược với định hướng xây dựng một hệ sinh thái tài chính – nông nghiệp số toàn diện, góp phần thúc đẩy sự vươn mình của nông nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Hộ kinh doanh chuyển lên DN: Cơ hội lớn nhanh và phát triển dài hạn
(VNF) - Chuyên gia cho rằng, chủ trương chuyển hộ kinh doanh lên doanh nghiệp sẽ giúp chính “doanh nghiệp” đó có nhiều điều kiện lớn mạnh và đây là cơ hội vàng, cần nắm bắt ngay trong bối cảnh kinh tế hội nhập sâu rộng
Petrolimex kinh doanh ra sao dưới thời ông Đào Nam Hải?
(VNF)-Dưới thời CEO Đào Nam Hải, tình hình kinh doanh Petrolimex nhiều biến động. Dù sở hữu nửa thị phần xăng dầu tại VN nhưng lợi nhuận Petrolimex chưa tương xứng.
Petrolimex tạm dừng quyền và nghĩa vụ của Tổng Giám đốc Đào Nam Hải
(VNF) - Chiều ngày 8/5, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa công bố nghị quyết HĐQT về công tác cán bộ tại tập đoàn.
Hé lộ về công ty chồng Đoàn Di Băng phân phối dầu gội bị thu hồi
(VNF) - VB Group - công ty phân phối dầu gội Hanayuki của chồng Đoàn Di Băng - chuyên kinh doanh mỹ phẩm. Sản phẩm dầu gội Hanayuki vừa bị Bộ Y tế thu hồi.
Cổ phiếu cà phê: Vị đắng trên sàn chứng khoán
(VNF) - Giá cà phê liên tục lập đỉnh, nhưng cổ phiếu các doanh nghiệp cà phê Việt lại chìm trong sắc xám: doanh thu sụt giảm, lợi nhuận mong manh, thanh khoản thấp và nhiều mã bị cảnh báo. Sự lệch pha giữa giá hàng hóa và giá cổ phiếu đang phơi bày rõ những hạn chế nội tại của ngành.
HSG bỏ dự án Cà Ná: Bước lùi sai lầm hay đúng lúc?
(VNF) - Dự án thép Cà Ná của Hoa Sen – một trong những “siêu dự án” từng gây chú ý , bất ngờ được nhắc lại trong mùa ĐHĐCĐ năm nay.
Petrolimex: Quý I/2025, 'bốc hơi' hơn 75% lợi nhuận
(VNF) - Trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới biến động mạnh và nhu cầu thị trường nội địa chưa phục hồi như kỳ vọng, lợi nhuận trước thuế của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) “bốc hơi” 75% và là mức thấp nhất trong nhiều quý gần đây
Tiki: Từ 'giấc mộng' IPO tại Mỹ, đến thực tại sa sút và dần mất hút
(VNF) - Từng tiệm cận mức định giá "kỳ lân" và hứng khởi với kế hoạch IPO tại Mỹ, Tiki giờ đây lại rơi vào giai đoạn suy giảm sâu, với thị phần gần về 0%.
Hòa Phát sắp phát hành thêm gần 1,3 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức
(VNF) - Sau phát hành, vốn điều lệ của Hòa Phát sẽ tăng lên thành 76.755 tỷ đồng, lớn nhất trong nhóm doanh nghiệp phi tài chính trên sàn chứng khoán.
Gần 97 nghìn DN rời thị trường trong 4 tháng đầu năm
(VNF) - Theo số liệu của Cục thống kê, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 4 tháng đầu năm 2025 hơn 96.500 doanh nghiệp, trong khi số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt 89.000 doanh nghiệp.
Cà phê PETEC đánh mất chính mình: Từ dẫn đầu xuất khẩu đến ‘vùng tối’ UpCOM
(VNF) - Từng dẫn đầu xuất khẩu cà phê, PETEC giờ đối mặt với sụt giảm doanh thu, cạn dòng tiền và mô hình kinh doanh lạc hậu. Từ đỉnh cao quá khứ đến “vùng tối” UpCOM, doanh nghiệp đang mất gì và còn lại gì để cứu?
Starbucks: Thương hiệu toàn cầu và lối đi thận trọng ở Việt Nam
(VNF) - Starbucks không đơn thuần là một chuỗi cà phê, mà đã trở thành một phần của lối sống toàn cầu. Từ việc tạo dựng không gian đến dịch vụ cá nhân hóa, thương hiệu này đã thay đổi cách người tiêu dùng trải nghiệm cà phê. Tại Việt Nam, dù bước vào thị trường với sự thận trọng, Starbucks vẫn tìm thấy vị trí riêng với cách tiếp cận khác biệt.
Tập đoàn Bảo Việt báo lãi lớn trong quý đầu năm
(VNF) - Tập đoàn Bảo Việt báo lãi sau thuế hơn 700 tỷ đồng trong quý đầu năm. Đây là khoản lãi cao nhất của Bảo Việt trong một quý kể từ quý II/2017.
BSR nhận bàn giao Hồ sơ thiết kế FEED Dự án Nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất
(VNF) - Ngày 3/5/2025, tại Thái Lan, Ban Quản lý Dự án (QLDA) Nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất (DQRE) – Chi nhánh trực thuộc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã nhận bàn giao Hồ sơ thiết kế kỹ thuật tổng thể điều chỉnh (FEED) và tổng dự toán xây dựng công trình Dự án Nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất từ nhà thầu Foster Wheeler (Thailand) Limited (thuộc tập đoàn Wood, Anh).
Hàng loạt doanh nghiệp lên kế hoạch lợi nhuận tỷ USD
(VNF) - Bất chấp những thách thức từ kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp là những "ông lớn" ngân hàng và bất động sản vẫn lên kế hoạch lợi nhuận tỷ USD năm 2025.
Cà phê Thắng Lợi: Bất ổn khi lãi không nhờ cà phê
(VNF) - Cà phê Thắng Lợi gây chú ý khi phần lớn lợi nhuận quý I/2025 đến từ tài chính, không phải cà phê. Trong khi đó, tồn kho phình to, tiền mặt cạn và nợ ngắn hạn tăng vọt, hé lộ những bất ổn sâu hơn từ mô hình vận hành đến sai phạm đất đai kéo dài.
Chủ tịch Phú Thái Phạm Đình Đoàn: Phải làm sao để có 20 và nhiều hơn nữa doanh nghiệp tầm thế giới
(VNF) - Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Phú Thái khẳng định Nghị quyết 68 về Phát triển kinh tế tư nhân thể hiện quyết tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, xác định kinh tế tư nhân là 1 động lực quan trọng nhất của quốc gia. Nghĩa là chúng ta sẽ phải cùng trả lời câu hỏi làm thế nào để kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8% và cao hơn, làm sao có 20 và nhiều hơn nữa doanh nghiệp tầm thế giới...
Mãn nhãn hình ảnh kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Hải Phòng
(VNF) - Tối 13/5, chương trình khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2025 đã diễn ra thành công rực rỡ tại quảng trường phía trước Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố tại KĐT mới Bắc sông Cấm.