Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tổng cục Hải quan cho biết đã chặn đứng 1,8 triệu tấn nhôm Trung Quốc nhập về Việt Nam để giả mạo xuất xứ nhằm xuất khẩu sang Mỹ và các nước, ước tính giá trị khoảng 4,3 tỷ USD.
Vụ việc do một tập đoàn có công nghệ, dây chuyền, nhưng lại nhập khẩu nhôm thỏi, nhôm thanh, nhôm bán thành phẩm nhằm đưa ra các sản phẩm để xuất khẩu đi Mỹ và một số nước khác nhằm hưởng lợi thế từ chênh lệch thuế suất.
Cụ thể, nhôm của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chỉ phải chịu thuế khoảng 15%, còn nhôm của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ phải chịu thuế lên đến 374%, cao gấp 25 lần. Sau khi bị hải quan kiểm tra thực tế, doanh nghiệp (DN) này đã không làm thủ tục xuất khẩu đi Mỹ nữa mà chuyển sang nhập về Việt Nam.
DN nhập khẩu lượng nhôm khổng lồ trên theo hải quan là của Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu Việt Nam (Nhôm Toàn Cầu Việt Nam).
Theo tìm hiểu, năm 2011, Nhôm Toàn Cầu Việt Nam được cấp phép do hai người mang quốc tịch Úc (gốc Trung Quốc) là ông Jacky Cheung (sở hữu 10%) và ông Wang Tong (90%) góp vốn làm chủ đầu tư tại khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Conac, xã Mỹ Xuân, H.Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Thời hạn dự án kéo dài 37 năm với công suất hơn 200.000 tấn/năm và chủ yếu xuất khẩu. Đến tháng 1/2018, quy mô vốn điều lệ của công ty tăng gấp 5 lần, từ 1.025 tỷ đồng vọt lên gần 5.000 tỷ đồng.
Rõ ràng vụ việc 1,8 triệu tấn nhôm nằm ngay tại Việt Nam là có sự tính toán của nhà đầu tư trong nghi vấn lẩn tránh né thuế xuất hàng sang Mỹ. Chỉ tính 1,8 triệu tấn nhôm này nếu xuất sang Mỹ trót lọt sẽ giảm được 25 lần thuế xuất khẩu, nguồn lợi mà doanh nghiệp Trung Quốc hưởng có thể tính hàng tỷ USD.
Sau khi có nghi vấn kho nhôm khổng lồ phủ bạt và được canh giữ nghiêm ngặt tại Vũng Tàu, tháng 5/2016, làm việc với đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương, DN này cho biết đã nhập khoảng 1,5 tấn nhôm trị giá hàng tỷ USD từ Trung Quốc về Việt Nam để sản xuất xuất khẩu. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, báo Wall Street Journal (Mỹ) đã có bài điều tra về 500.000 tấn nhôm đùn (để sản xuất nhôm) được chuyển từ San José Iturbide (Mexico) đến Việt Nam.
Thông tin trong bài báo cũng cho thấy có mối liên quan giữa dự án sản xuất nhôm khủng tại Bà Rịa-Vũng Tàu với “vua nhôm Trung Quốc” là tỷ phú Liu Zhongtian - chủ sở hữu công ty nhôm lớn nhất Trung Quốc là China Zhongwang. Ông Liu nằm trong top những người giàu nhất Trung Quốc với tài sản được Forbes định giá 3,2 tỷ USD, chủ yếu đến từ kinh doanh nhôm.
Năm 2009, Tập đoàn China Zhongwang lên sàn cũng là năm lượng nhôm Trung Quốc xuất sang Mỹ tăng đột biến, lên mức 192.000 tấn, gấp đôi so với 2008 trong khi giá lại giảm. Sau khi tiến hành điều tra 16 công ty nhôm của Trung Quốc, năm 2019, Mỹ áp thuế chống bán phá giá với nhôm Trung Quốc lên 374%.
Đáng nói, kho nhôm 500.000 tấn của Tập đoàn China Zhongwang bỗng dưng biến mất bí ẩn ở Mexico và ở Vũng Tàu xuất hiện một kho khổng lồ tương tự. Bài báo cho rằng, khi bị Mỹ áp thuế cao đối với nhôm Trung Quốc, phía DN Trung Quốc đã tìm mọi cách để bí mật chuyển hàng từ Trung Quốc sang các quốc gia như Việt Nam và Mexico để tẩy xuất xứ nhằm né thuế.
"Rõ ràng vụ việc 1,8 triệu tấn nhôm nằm ngay tại Việt Nam là có sự tính toán của nhà đầu tư trong nghi vấn lẩn tránh né thuế xuất hàng sang Mỹ. Chỉ tính 1,8 triệu tấn nhôm này nếu xuất sang Mỹ trót lọt sẽ giảm được 25 lần thuế xuất khẩu, nguồn lợi mà DN Trung Quốc hưởng có thể tính hàng tỷ USD”, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) nhận định.
Chiều 30/10, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết, tinh thần của hải quan là làm rõ, công khai, minh bạch sự việc này. Do đó, phía hải quan cũng đã thông báo và phối hợp với Bộ An ninh nội địa Mỹ, mời người sang cùng kiểm tra, xác minh.
Kết quả sẽ sớm công khai, còn trước đó, theo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan bước đầu xác định có dấu hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu hàng hóa đi các nước.
“Các lực lượng hải quan đã xác định, ngăn chặn thành công vụ lớn nhất có dấu hiệu giả mạo xuất xứ với nhôm xuất khẩu ở Vũng Tàu. DN đóng trên địa bàn này có dây chuyền công nghệ sản xuất nhôm nhưng lại nhập khẩu nhôm thỏi, nhôm thanh từ Trung Quốc và các nước khác để chế ra các sản phẩm nhôm Việt Nam xuất sang Mỹ”, ông Cẩn nói.
Động cơ của vụ này, theo ông Cẩn xuất phát từ việc lợi dụng thuế suất rẻ. Các DN ở Vũng Tàu nhập khẩu nhôm từ cuối năm 2017 đến năm 2019 với giá trị gần 3 tỷ USD. “Chúng tôi phối hợp các cảng vụ và Bộ An ninh nội địa Mỹ, toàn bộ số nhôm đó chưa xuất được. Theo báo cáo, Hải quan Vũng Tàu hiện đang giữ 1,8 triệu tấn nhôm”, lãnh đạo Tổng cục Hải quan thông tin.
Ông Trịnh Khôi Nguyên, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cho biết không chỉ có nhôm, thời gian vừa qua một loạt mặt hàng kể cả thép nhập khẩu vào Việt Nam có dấu hiệu gian lận xuất xứ, thương mại; nhiều vụ việc đã bị phát hiện và xử lý.
Trong đó, hành vi chủ yếu là gian lận mã số thuế; gia công, chế biến để xuất khẩu nhưng không đủ tỷ lệ mang xuất xứ Việt Nam. Các sản phẩm này sau đó bị đối tác nhập khẩu áp thuế chống gian lận.
“Vụ việc nhập khẩu nhôm này cũng như vậy, nếu xác minh có dấu hiệu gian lận xuất xứ, mượn Việt Nam để tạm nhập tái xuất nhằm lách thuế sẽ rất nguy hiểm. Nó sẽ khiến cho cả ngành nhôm bị liên lụy. Chỉ một công ty gian lận thì cả các công ty khác xuất mặt hàng đó cũng chịu ảnh hưởng theo. Thứ hai, nếu không xuất được mà để trong nước tiêu thụ sẽ triệt tiêu các DN trong nước”, ông Nguyên cho biết.
PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng đây là cảnh báo lớn cho Việt Nam khi ở vị thế bị buộc phải nằm trong vòng vây của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Ông nói: “Nhôm Trung Quốc đội lốt Việt Nam đang trở thành vấn đề lớn của việc xuất nhập khẩu liên quan Mỹ và Việt Nam quan tâm. Lo lớn nhất là sau thép, nhôm Việt Nam có thể bị trừng phạt với mức thuế chống bán phá giá cao đủ để “chết” một ngành”.
Bộ Công Thương vừa quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm nhôm thanh đùn ép có xuất xứ từ Trung Quốc từ 2,49% đến 35,58%. Điều tra của bộ này cho thấy, nhôm Trung Quốc được bán phá giá với biên độ từ 2,49% đến 35,58%.
Trong một số trường hợp giá bán còn thấp hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất sau khi bị nhiều nước ngăn chặn bằng các rào cản thương mại, kể cả các biện pháp chống bán phá giá. Với lượng nhôm lên tới 1,8 triệu tấn trót lọt, chắc chắn DN trong nước sẽ khó có thể tồn tại được.
Theo một lãnh đạo Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu, sau khi bị ngăn chặn không cho xuất khẩu, lượng nhôm này vẫn đang được phủ bạt tại nhà máy. Từ chối bình luận về con đường để lượng nhôm khổng lồ như vậy được nhập vào Việt Nam như thế nào bởi theo vị này, “vụ việc đang được điều tra và cơ quan chủ trì công bố thông tin là Tổng cục Hải quan, không phải hải quan địa phương nữa”. Còn Tổng cục Hải quan cho biết, trong tuần tới, sẽ có thông tin cụ thể liên quan khối lượng nhôm khổng lồ xuất xứ Trung Quốc đội lốt hàng Việt để xuất khẩu.
Chuyên gia marketing Vũ Quốc Chinh, Khoa Kinh doanh quốc tế - Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, để bảo vệ sản xuất trong nước, Việt Nam cần phối hợp thật chặt chẽ với phía Mỹ để điều tra, phải bằng mọi giá “rửa oan” cho ngành nhôm Việt.
“Không có chuyện đe dọa nào từ phía Mỹ với các quốc gia có nguy cơ bị Trung Quốc lợi dụng để lẩn tránh xuất xứ, nhưng mọi lệnh trừng phạt có thể bất ngờ xảy ra”, ông Vũ Quốc Chinh cảnh báo và khuyên Việt Nam phải uyển chuyển chọn cách đối phó trên tinh thần cầu thị.
Với các ngành nghề, rà soát lại toàn bộ việc nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu thành phẩm, sau gỗ, thép là nhôm. Mặt khác, phối hợp chặt chẽ với phía Mỹ để điều tra tới nơi tới chốn vụ này. Coi như là vụ án điểm trong tinh thần kiên quyết chống lẩn tránh xuất xứ của Việt Nam đối với hàng hóa Trung Quốc.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.