Một tỉnh miền Bắc thiệt hại 2.000 tỷ đồng do siêu bão Yagi

Tuệ Lâm - 08/09/2024 14:36 (GMT+7)

(VNF) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), tỉnh Thái Bình ước tính tổng thiệt hại ban đầu khoảng 2.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo của tỉnh Thái Bình, trên địa bàn tỉnh có tổng số 995 tàu, thuyền đã được neo đậu tại các bến trong và ngoài tỉnh an toàn trước khi bão đổ bộ vào.

Toàn tỉnh có 1.179 chòi canh với 1.254 lao động canh coi trên các bãi ngao; 1.128 đầm với 1.617 lao động nuôi trồng thuỷ, hải sản ven biển ở các huyện Thái Thụy, Tiền Hải. Tất cả số lao động trên đã đi dời vào nơi an toàn trước 12 giờ ngày 6/9.

Thái Bình có 7.731 hộ với 18.639 người sống trong các ngôi nhà yếu. Các địa phương trong tỉnh đã hoàn thành công tác di dời, sơ tán người dân đến các khu vực kiên cố đảm bảo an toàn trước 12 giờ ngày 6/9.

Nhiều địa phương thiệt hại nặng nề do bão Yagi. (Ảnh minh hoạ)

Toàn tỉnh có 37 trọng điểm xung yếu đê, kè và cống (3 trọng điểm cấp tỉnh và 34 trọng điểm cấp huyện), trong đó có 8 trọng điểm trên các tuyến đê cửa sông và đê biển; các trọng điểm đã được lập, phê duyệt phương án bảo vệ và giao cho các địa phương chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện theo phương châm "4 tại chỗ", sẵn sàng triển khai xử lý khi có lệnh yêu cầu hoặc khi có sự cố xảy ra.

Tỉnh Thái Bình hiện chưa ghi nhận thiệt hại về người và tàu thuyền. Hiện có một số nhà dân, nhà xưởng, cơ quan, trường học bị tốc mái, tình trạng cây cối bị gãy đổ, bật gốc nhiều.

Về hệ thống điện, sơ bộ theo thống kê ban đầu có khoảng 30 cột điện bị đổ; 11 cột viễn thông bị đổ, gẫy; 17 trạm biến áp bị sự cố.

Về sản xuất nông nghiệp, có 28.000 ha lúa bị thiệt hại từ 30-70%; 27.000 ha bị thiệt hại trên 70%. Về Rau màu vụ Đông mới trồng và rau màu Hè thu chưa thu hoạch, có 585 ha bị ảnh hưởng từ 30-70%; 2.760 bị ảnh hưởng trên 70%. Cây ăn quả có 1.215 ha bị ảnh hưởng từ 30-70%; 170 bị ảnh hưởng trên 70%. Diện tích lúa đổ bị úng ngập là 18.000 ha. Tình hình công trình đê điều, sạt lở một số vị trí tuyến kè, bờ sông, bờ biển và một số tuyến kênh nội đồng.

Toàn tỉnh Thái Bình ước tính tổng thiệt hại ban đầu khoảng 2.000 tỷ đồng.

Địa phương này đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ thiệt hại sản xuất theo Nghị định số 02 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh: với tổng kinh phí 123 tỷ đồng.

Hỗ trợ phục hồi sản xuất: giống cây trồng các loại bao gồm 100 tấn ngô, 250 tấn đậu tương, 500 tấn lạc, 5.000 tấn khoai tây và 20 tấn rau màu các loại.

Hỗ trợ khắc phục sự cố đê điều, thủy lợi: với tổng kinh phí 850 tỷ đồng. Khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển: Xây dựng tuyến kè bảo vệ chống sạt lở với tổng kinh phí 250 tỷ đồng. Khắc phục sạt lở các tuyến kè với tổng kinh phí 250 tỷ đồng...

Tại Quảng Ninh, thiệt hại về tài sản sơ bộ có 2.083 nhà bị tốc mái; 6 phương tiện vận tải thủy, 1 tàu du lịch, 18 tàu cá các loại bị chìm, trôi dạt; 254 cột điện bị gãy đổ; 70% cây xanh tại các đô thị của 4 địa phương (Cẩm Phả, Hạ Long, Vân Đồn, Quảng Yên) bị gãy đổ; có trên 1.000 ô lồng, bè nuôi hầu bị mất, cuốn trôi; 336 ha lúa bị đổ, ngập úng. Cùng với đó, nhiều nhà cao tầng, trụ sở cơ quan, trường học tại các địa phương bị hư hỏng; hệ thống thông tin, liên lạc toàn tỉnh bị ngắt kết nối không liên lạc được; mất điện trên diện rộng, rất khó khăn trong chỉ đạo và nắm bắt thông tin.

Theo báo cáo tại hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3, diễn ra sáng 8/9, trước mắt, sơ bộ một số thiệt hại bước đầu gồm 5 người chết (Quảng Ninh 3, Hải Phòng 1, Hải Dương 1); 186 người bị thương (Quảng Ninh 157, Hải Phòng 13, Hải Dương 5, Hà Nội 10); 25 tàu xi măng và gỗ loại nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu ở Quảng Ninh; Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội bị mất điện, mất liên lạc trên diện rộng,

Do thời gian lưu bão dài và duy trì cường độ gió bão, gió giật rất mạnh đã làm 3.279 nhà ở bị hư hỏng; 401 cột điện bị gãy đổ; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông bị gãy đổ; cây xanh đô thị bị bật gốc, gãy đổ.

Về nông nghiệp, 121.500 ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hại (tập trung tại Thái Bình: 76.345 ha; Hải Phòng: 6.750 ha; Hải Dương 11.200 ha; Bắc Ninh: 11.009 ha; Hà Nội: 6.218 ha; Nam Định: 2.800 ha; Hưng Yên: 11.923 ha; Hà Nam: 7.418 ha...); 5.027 ha cây ăn quả bị hư hại (tập trung tại Hải Phòng: 1.000 ha; Thái Bình: 1.385 ha, Hưng Yên 1.818 ha,...); trên 1.000 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi (chủ yếu ở Quảng Ninh).

Cùng chuyên mục
Chiến lược phụ thuộc vào đồng nhân dân tệ của Nga đang phản tác dụng?

Chiến lược phụ thuộc vào đồng nhân dân tệ của Nga đang phản tác dụng?

(VNF) - Các ngân hàng lớn của Nga đã kêu gọi ngân hàng trung ương hành động để chống lại tình trạng thâm hụt thanh khoản đồng nhân dân tệ, khiến đồng rúp giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4 so với đồng tiền Trung Quốc và đẩy tỷ giá hoán đổi đồng nhân dân tệ lên tới ba chữ số.

Gia đình ông Đỗ Minh Phú nắm bao nhiêu vốn tại TPBank?

Gia đình ông Đỗ Minh Phú nắm bao nhiêu vốn tại TPBank?

(VNF) - Ông Đỗ Minh Phú không nắm trực tiếp trên 1% vốn của TPBank nhưng người nhà và doanh nghiệp có liên quan lại nắm lượng lớn cổ phần tại nhà băng này.

Khối ngoại đổi hướng: Bán mạnh cổ phiếu thép, mua vào cổ phiếu tiêu dùng

Khối ngoại đổi hướng: Bán mạnh cổ phiếu thép, mua vào cổ phiếu tiêu dùng

(VNF) – Cổ phiếu thép bị bán ròng từ khối ngoại sau khi được mua ròng mạnh năm ngoái. Ngược lại, cổ phiếu tiêu dùng được mua ròng sau thời gian dài bán ròng.

Sập cầu Phong Châu - Phú Thọ: Hàng loạt ô tô, người rơi xuống sông

Sập cầu Phong Châu - Phú Thọ: Hàng loạt ô tô, người rơi xuống sông

(VNF) - Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông bị sập.

Hiện trường kinh hoàng vụ sập cầu Phong Châu - Phú Thọ

Hiện trường kinh hoàng vụ sập cầu Phong Châu - Phú Thọ

(VNF) - Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh tỉnh Phú Thọ đã bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.

Đấu giá lại các khu đất vàng ở Thủ Thiêm - TP.HCM

Đấu giá lại các khu đất vàng ở Thủ Thiêm - TP.HCM

(VNF) - UBND TP. HCM vừa ban hành Kế hoạch tổ chức đấu giá các lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức.

TP.HCM: Sai phạm trong cấp phép xây dựng chung cư Khởi Thành

TP.HCM: Sai phạm trong cấp phép xây dựng chung cư Khởi Thành

(VNF) - Theo Kết luận thanh tra, Sở Xây dựng TP.HCM đã căn cứ văn bản hết hiệu lực của Bộ Xây dựng để cấp phép xây dựng 412 căn hộ chung cư Khởi Thành.

'Kiếm bộn' nhờ nội dung 18+, OnlyFans trả cổ tức hơn 1 tỷ USD cho chủ sở hữu

'Kiếm bộn' nhờ nội dung 18+, OnlyFans trả cổ tức hơn 1 tỷ USD cho chủ sở hữu

(VNF) - OnlyFans - nền tảng đăng ký tính phí cho những nội dung 18+, đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, giúp công ty mẹ "ăn nên làm ra" và làm giàu cho ông chủ tỷ phú của mình.

Nhà sáng lập VNG Lê Hồng Minh: Zalo không bị áp lực kiếm tiền

Nhà sáng lập VNG Lê Hồng Minh: Zalo không bị áp lực kiếm tiền

(VNF) - Nhà sáng lập kiêm CEO VNG Lê Hồng Minh không ngần ngại chia sẻ về những thành công và thất bại của VNG sau quá trình “lớn nhanh như thổi” nhờ tựa game Võ Lâm Truyền Kỳ.

Xây dựng Hoàng Lộc: 'Ông lớn' đứng sau dự án nghìn tỷ ở Hải Phòng

Xây dựng Hoàng Lộc: 'Ông lớn' đứng sau dự án nghìn tỷ ở Hải Phòng

(VNF) - Xây dựng Hoàng Lộc là nhà thầu xây dựng quen mặt bị phạt 1,2 tỷ do sai phạm tại mỏ đá vôi. DN này đang làm dự án 13,6ha tại Khu đô thị Bắc Sông Cấm.