'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tháng cuối năm 2018, thị trường đón nhận nhiều thông tin về các giao dịch lớn của cổ đông nội bộ, người có liên quan. Mới đây, ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần (CTCP) Tasco (HUT) vừa mua vào hơn 2,8 triệu cổ phiếu HUT trên tổng số 3 triệu cổ phiếu đăng ký mua trong khoảng thời gian từ ngày 5/11 - 29/11. Giao dịch này đã khiến tỷ lệ sở hữu của ông Dũng tại Công ty tăng lên 9,12%.
Trước đó, Tổng giám đốc Tasco là ông Nguyễn Văn Dưỡng cũng liên tục thực hiện giao dịch mua thêm cổ phiếu HUT. Với số lượng không lớn, sau nhiều lần giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Dưỡng tại Công ty là 0,21% tính đến nay. So với thời hoàng kim, cổ phiếu HUT hiện chỉ còn được thị trường định giá ở mức khoảng 4.000 đồng/cổ phiếu, dù đầu năm nay, thị giá cổ phiếu này vẫn đang trên mức mệnh giá.
Trong khi đó, tại CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII), mặc dù Chủ tịch HĐQT CII Lê Vũ Hoàng không trực tiếp thực hiện giao dịch, song Công ty của ông Hoàng là CTCP Đầu tư Tân Tam Mã vừa thực hiện mua vào 2 triệu cổ phiếu CII, nâng tỷ lệ sở hữu lên 3,228%.
Năm vừa qua, CII chứng kiến cổ phiếu giảm giá đáng kể, với mức giảm hơn 28% so với hồi đầu năm. Không chỉ vậy, kết quả kinh doanh của Công ty kể từ đầu năm tới nay không được như mong đợi của nhà đầu tư. Cụ thể, kết thúc 9 tháng, lợi nhuận ròng của CII chỉ đạt 70 tỷ đồng, tương ứng 6% kế hoạch cả năm đã đề ra.
Mới đây, ông Lê Quốc Bình, Tổng Giám đốc CII đã cảm thán rằng: "Dù vẫn còn việc phải làm, nhưng CII đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất để tiến về phía trước theo kế hoạch đặt ra. Đã đến lúc chúng ta phải nỗ lực hết sức, làm việc ngày đêm để lấy lại khoảng thời gian đã mất trong gần một năm vừa qua. Chúng ta sẽ tiếp tục phấn đấu để CII đạt được những mục tiêu dài hạn, cũng như hoàn thành các kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông giao phó". Tuy vậy, với khoảng cách quá xa so với kế hoạch, CII sẽ làm gì để đạt được mục tiêu? Cũng cần lưu ý, Công ty đã từng có lịch sử ghi nhận lợi nhuận đột biến chỉ trong 1 quý với khoản doanh thu từ hoạt động tài chính.
Không riêng các trường hợp kể trên, trong tháng 12/2018, còn khá nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp ồ ạt đăng ký mua vào cổ phiếu như NTL, TCD, QNU…
Trong khi đó, ở chiều bán ra, tại CTCP Đầu tư HP Việt Nam (KDM), đầu tháng 12, cả Chủ tịch HĐQT lẫn ủy viên HĐQT đều lần lượt đăng ký bán ra cổ phần. Cụ thể, Huang Yong Mei, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc KDM đăng ký bán toàn bộ hơn 1,5 triệu cổ phiếu đang sở hữu tại Công ty trong khoảng thời gian từ ngày 5/12/2018 - 3/1/2019. Số cổ phiếu này tương ứng tỷ lệ 21,43% cổ phiếu KDM đang lưu hành. Cũng trong thời gian này, Lin Jie Lin - Ủy viên HĐQT đăng ký bán toàn bộ 963.000 cổ phần KDM, tương ứng tỷ lệ 13,56%.
Tuy lý do bán ra là tài chính cá nhân, song các thành viên thị trường nhận định, tại KDM đang diễn ra một cuộc đổi ngôi khi sắp tới đây, Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 2 sẽ được tổ chức để bàn về việc tái cấu trúc hoạt động của Công ty và kiện toàn bộ máy nhân sự cấp cao.
Với giá cổ phiếu MSC của CTCP Dịch vụ Phú Nhuận hiện đang ở mức 15.800 đồng/cổ phiếu, hàng loạt cán bộ cấp cao của doanh nghiệp này đã ồ ạt đăng ký bán ra cổ phiếu từ ngày 27/11 đến 26/12. Ước tính, có khoảng 13 cá nhân cổ đông nội bộ và người có liên quan đăng ký bán ra cổ phiếu.
Đáng nói, hầu hết các cá nhân này đều đăng ký... bán toàn bộ cổ phiếu MSC đang sở hữu, trong đó, ông Trịnh Ngọc Minh - Ủy viên HĐQT MSC bán ra số lượng lớn nhất (2,2 triệu cổ phiếu, tương ứng 9,83% cổ phiếu MSC đang lưu hành).
Trong khi MSC ghi nhận quý III làm ăn thua lỗ và là quý thứ hai bị lỗ trong năm sau quý I, thì giá cổ phiếu này lại ghi nhận diễn biến tăng trong khoảng 1 tháng qua. Theo đó, tương tự KDM, những giao dịch này liên quan đến biến động nhân sự trong doanh nghiệp.
Cụ thể, ngày 12/12 tới, MSC sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường, trong đó có nội dung bầu bổ sung thành viên HĐQT và Ban kiểm soát. Hồi đầu tháng 11, hàng loạt nhân sự cấp cao của Công ty đã gửi đơn xin từ nhiệm.
Cụ thể, các thành viên HĐQT bao gồm: ông Trịnh Ngọc Minh, ông Lê Thiện Hưng, bà Trương Thị Thanh Tâm, ông Vũ Duy Tân Cảnh, ông Trịnh Phương Nam xin từ nhiệm. Ngoài ra, tại Ban kiểm soát cũng có 3 cá nhân xin rời bỏ vị trí.
Ngày 27/11 vừa qua, CTCP Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (Novaland - NVL) đã thông qua việc nhận chuyển nhượng gần 2 triệu cổ phần phổ thông, tương đương chiếm 99,98% vốn điều lệ CTCP Nova Hospitality. Tính đến cuối quý III/2018, NVL có 49 công ty con là 7 công ty liên kết. Với việc nhận chuyển nhượng thêm Nova Hospitality, danh sách công ty con của NVL sẽ tiếp tục tăng lên.
Hay CTCP TIE (TIE) vừa nhận chuyển nhượng 3,1 triệu cổ phần, tương ứng với 77,5% vốn điều lệ CTCP Sản xuất - Thương mại Bến Nghé. Đồng thời, Công ty cũng nhận chuyển nhượng 777.500 cổ phần, tương ứng với 77,5% vốn CTCP Thương mại Dịch vụ Tổng hợp Bến Nghé. Giá trị nhận chuyển nhượng tại 2 doanh nghiệp này không quá 100 tỷ đồng.
Cũng trong thời gian này, CTCP Tập đoàn Kido (KDC) đã nhanh chóng công bố việc hoàn tất đầu tư mua cổ phần của Công ty Dầu ăn Golden Hope - Nhà Bè. Đây là doanh nghiệp có vốn điều lệ 69,2 tỷ đồng, vốn là liên doanh giữa Vocarimex và Sime Darby. KIDO thực hiện đầu tư 51% nhưng trên thực tế đã gián tiếp nắm 100% Golden Hope - Nhà Bè bởi công ty thành viên là Vocarimex đã nắm giữ 49% tại công ty này.
Như vậy, sau khi thâu tóm thành công Dầu Tường An và Vocarimex, KDC đã hợp nhất thêm một doanh nghiệp dầu ăn. Với việc liên tục thực hiện những thương vụ M&A lớn, Kido nhanh chóng lấy lại được vị trí dẫn đầu thị trường, nhưng không phải ở mảng bánh kẹo mà là thị trường dầu ăn đầy tiềm năng.
Một thương vụ lớn không thể không nhắc đến thời điểm cuối năm 2018 là việc bán cổ phần tại Vinaconex. Theo đó, Công ty TNHH An Quý Hưng (AQH) đã trả giá 28.900 đồng/cổ phần để sở hữu trọn lô cổ phần của SCIC.
Mức giá này cao hơn 35,7% so với giá khởi điểm và cao hơn 56% mức giá đang giao dịch trên sàn. Như vậy, An Quý Hưng đã chi 7.366 tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn nhất của Vinaconex với tỷ lệ sở hữu 57,71%.
Mới đây, doanh nghiệp này đã thanh toán tiền mua cổ phần trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư nghi ngại khả năng tài chính của Công ty. Ngoài ra, 1 tổ chức khác cũng chi 2.002 tỷ đồng để sở hữu 21,28% cổ phần Vinaconex từ tay Viettel.
Hoạt động M&A tại CTCP Nhựa Hà Nội (NHH) cũng đi đến hồi kết vào thời điểm gần cuối năm 2018. Theo đó, cổ đông lớn nhất là Công ty TNHH MTV Cadivi Đồng Nai đã bán toàn bộ 3,37 triệu cổ phiếu (tương ứng tỷ lệ 51,86%), CTCP Quản lý quỹ đầu tư MB và Quỹ đầu tư giá trị MB thoái toàn bộ cổ phần sở hữu.
Chủ sở hữu mới của NHH xuất hiện khi Tập đoàn An Phát Holdings nhanh chóng mua vào 3,2 triệu cổ phiếu NHH, chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của Nhựa Hà Nội với tỷ lệ 49,23%.
Trong khi nhiều doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện các thương vụ nhận sáp nhập để thu nhận thêm công ty con, công ty liên kết và ghi nhận doanh thu trên báo cáo tài chính hợp nhất kỳ tài chính cuối cùng trong năm, thì có không ít doanh nghiệp phải bán bớt đi doanh nghiệp/tài sản.
Đơn cử, Lideco - CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (NTL) mới đây đã có quyết định thoái vốn khỏi 1 công ty con. Hiện Lideco có 2 công ty con là Lideco 2 và Lideco 8. Công ty quyết định thoái toàn bộ phần vốn góp 51% tại Lideco 8 với giá 2,55 tỷ đồng, trong khi phần vốn góp là 5,1 tỷ đồng, chấp nhận lỗ 50%.
Trong 9 tháng đầu năm, NTL đang đối mặt với tình trạng dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh bị âm, lợi nhuận sau thuế 9 tháng mới đạt 39 tỷ đồng, tương ứng 39% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Những thông tin về mua bán sáp nhập của doanh nghiệp cuối năm thu hút khá nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư bởi thực tế nhiều năm cho thấy, có những doanh nghiệp lội ngược dòng chỉ trong quý IV nhờ việc M&A.
Đối với những doanh nghiệp lớn, có dòng tiền mạnh, việc hợp nhất thêm doanh nghiệp tạo niềm tin cho nhà đầu tư vào sự phát triển quy mô và tăng trưởng vững vàng. Nhưng ở chiều ngược lại, đối với người bán, bên cạnh việc tái cơ cấu ngành nghề hoặc bỏ đi những đơn vị không hiệu quả thì việc bán tài sản, công ty phần lớn đều là “cực chẳng đã” nhằm cân đối dòng tiền cuối năm.
Xem thêm >> Bảo hiểm PTI đạt doanh thu hơn 3.600 tỷ đồng sau 11 tháng
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.