‘Mục tiêu loại bỏ nhiên liệu Nga của EU đã hoàn toàn chệch hướng’

Vy Ba - 07/08/2024 17:05 (GMT+7)

(VNF) - Theo phân tích dữ liệu thương mại mới, lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga xuất khẩu sang Pháp đã tăng gấp đôi trong nửa đầu năm nay, vào thời điểm châu Âu đang cố gắng rút khỏi các giao dịch mua năng lượng Nga.

Châu Âu đã hạn chế nhập khẩu dầu từ Nga nhưng khí đốt tự nhiên vẫn được phép. Và trong khi các công ty ở Pháp nhập khẩu nhiều nhất, một phân tích cho thấy các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) nhìn chung đã nhập khẩu thêm 7% LNG của Nga trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.

Tàu chở dầu Sun Arrows đang chất hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ dự án Sakhalin-2 tại cảng Prigorodnoye, Nga (Ảnh: AP)

Ông Oleh Savytskyi, thành viên sáng lập của tổ chức phi lợi nhuận Razom We Stand, một tổ chức vận động các lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với nhiên liệu hóa thạch của Nga, cho biết mục tiêu loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027 của EU là "hoàn toàn chệch hướng".

Theo ông Oleh, các quốc gia mua LNG của Nga đang phá hoại quá trình chuyển đổi năng lượng của châu lục này và đóng góp hàng tỷ USD cho nỗ lực chiến sự của Nga.

Các chính phủ châu Âu cho biết việc cấm hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt của Nga sẽ khiến hóa đơn tiền điện và sưởi ấm tăng vọt và những người sử dụng khí đốt công nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Phân tích đầu tiên đến từ Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA), một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ với mục tiêu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng bền vững hơn của thế giới.

IEEFA đã xem xét dữ liệu từ Kpler - một công ty theo dõi vận chuyển và ICIS - một nhà cung cấp dữ liệu hàng hóa, cả hai đều cung cấp phân tích riêng của họ.

Viện cho biết các công ty đã nhập khẩu gần 4,4 tỷ m3 LNG của Nga vào Pháp trong nửa đầu năm nay, so với hơn 2 tỷ m3 trong cùng kỳ năm ngoái. Các nước nhập khẩu lớn tiếp theo là Tây Ban Nha và Bỉ, lần lượt tăng 1% và giảm 16%, IEEFA cho biết.

TotalEnergies, gã khổng lồ năng lượng của Pháp, chiếm thị phần lớn nhất trong danh sách hàng hóa nhập khẩu từ tháng 1 đến tháng 6. Công ty cho biết họ bị ràng buộc bởi các hợp đồng đã ký trước khi chiến sự Ukraine bùng nổ.

Bộ Tài chính và Kinh tế Pháp nói với AP rằng các cuộc tấn công của phiến quân Houthi vào các tàu di chuyển qua Kênh đào Suez đã buộc phải định hình lại hoạt động nhập khẩu LNG, khí đốt từ Trung Đông không còn có thể dễ dàng đến châu Âu, trong khi tuyến đường của Nga từ Bắc Cực không bị ảnh hưởng.

Bộ này lưu ý rằng Pháp là một trong những điểm nhập LNG chính của châu Âu. Pháp và Tây Ban Nha, mỗi nước có bảy cảng LNG, là những nước có nhiều cảng LNG nhất châu Âu.

Cùng lúc Pháp nhập khẩu nhiều LNG của Nga hơn, họ cũng nhập khẩu ít hơn từ các nhà cung cấp khác bao gồm Mỹ, Angola, Cameroon, Ai Cập và Nigeria — một lượng gần bằng lượng LNG tăng vọt của Nga, theo phân tích. Không có quốc gia nào trong số các quốc gia khác bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công ở Biển Đỏ.

Lượng khí đốt bổ sung không được sử dụng bởi các hộ gia đình hoặc ngành công nghiệp của Pháp. Nhu cầu ở Pháp đã giảm 9% trong nửa đầu năm nay so với năm ngoái. Trong khi đó, lượng khí đốt xuất khẩu của Pháp qua đường ống sang Bỉ đã tăng gần 10% trong 6 tháng đầu năm, theo Kpler. Không thể biết được bao nhiêu trong số lượng xuất khẩu đó là LNG của Nga.

Dự án LNG lớn nhất của Nga nằm ở Bán đảo Yamal thuộc Bắc Cực, một liên doanh với TotalEnergies, công ty sở hữu 20%. Theo hợp đồng được ký vào năm 2018, TotalEnergies cam kết mua 4 triệu tấn khí đốt từ đó hàng năm.

TotalEnergies cho biết qua email rằng công ty có nghĩa vụ pháp lý phải tôn trọng các hợp đồng của mình và sẽ làm như vậy "miễn là các chính phủ châu Âu coi khí đốt của Nga là cần thiết cho an ninh nguồn cung của Liên minh châu Âu".

Chỉ khi các lệnh trừng phạt mới được áp dụng thì các giao dịch mua mới có thể bị đình chỉ, công ty cho biết.

Cũng theo TotalEnergies, lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga nhập khẩu vào châu Âu thực tế đã giảm trong giai đoạn nghiên cứu.

Người phát ngôn của Ủy ban EU Adalbert Jahnz cho biết lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga đã giảm đáng kể trong giai đoạn 2021 - 2023.

Theo ông Adalbert Jahnz, việc tăng khối lượng tạm thời "không đặt ra câu hỏi về những thành tựu của EU trong hai năm qua".

"Chúng tôi đã đa dạng hóa nguồn nhập khẩu và phần lớn lượng khí đốt cần thiết được cung cấp bởi các đối tác đáng tin cậy, chẳng hạn như Na Uy và Mỹ", ông Jahnz nêu rõ.

Nhưng ông Savytskyi của Razom We Stand đã kêu gọi EU thực hiện lệnh cấm vận hoàn toàn đối với mặt hàng này. TotalEnergies “không nên có quyền tự do để giữ cho châu Âu phụ thuộc vào khí đốt của Nga”, ông nói.

Theo AP
Thiếu bộ phận quan trọng, đường sắt Nga đối mặt nguy cơ 'sụp đổ'

Thiếu bộ phận quan trọng, đường sắt Nga đối mặt nguy cơ 'sụp đổ'

Tài chính quốc tế
(VNF) - Một kênh Telegram của Nga đưa tin ngành đường sắt Nga đang phải đối mặt với "nguy cơ sụp đổ sắp xảy ra" do thiếu đầu máy xe lửa do lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.
Cùng chuyên mục
Bão Yagi càn quét đất liền, các tỉnh thành ven biển cấm đường đến 20h

Bão Yagi càn quét đất liền, các tỉnh thành ven biển cấm đường đến 20h

(VNF) - Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các địa phương ven biển phải duy trì cấm đường, hạn chế tối đa người dân ra khỏi nhà đến sau 20h ngày 7/9.

'Niềm tự hào' 400 tỷ của Tập đoàn Năm Sao: Dự án 20ha suốt 16 năm phủ dày cỏ dại

'Niềm tự hào' 400 tỷ của Tập đoàn Năm Sao: Dự án 20ha suốt 16 năm phủ dày cỏ dại

(VNF) - Dự án Trung tâm Thương mại và du lịch quốc tế Đồng bằng sông Hồng vốn là "niềm tự hào" của Tập đoàn Năm Sao, nhưng gần hai thập kỷ trôi qua vẫn bị "đắp chiếu" bỏ mặc cỏ dại mọc dày.

Thủ tướng: 'Huy động thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư hạ tầng'

Thủ tướng: 'Huy động thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư hạ tầng'

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khai thác dư địa chính sách tài khoá, nghiên cứu huy động thêm khoảng 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho đầu tư phát triển hạ tầng chiến lược.

Bão Yagi tiến vào đất liền: Mái tôn bị thổi bay, cây cối đổ la liệt

Bão Yagi tiến vào đất liền: Mái tôn bị thổi bay, cây cối đổ la liệt

(VNF) - Trưa nay, tâm bão Yagi đi vào Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió tối đa 149 km/h, cấp 13.

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Chiến thắng thuộc về thị trường chứng khoán

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Chiến thắng thuộc về thị trường chứng khoán

(VNF) - Theo công ty nghiên cứu Ned Davis Research (NDR), dù ứng cử viên nào chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm nay thì thị trường chứng khoán cũng sẽ tăng trưởng vào năm 2025.

Điểm sáng FDI: Tổng vốn đăng ký 8 tháng đạt 20,5 tỷ USD

Điểm sáng FDI: Tổng vốn đăng ký 8 tháng đạt 20,5 tỷ USD

(VNF) - Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, thu hút FDI tiếp tục là điểm sáng, tổng vốn FDI đăng ký 8 tháng khoảng 20,5 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ.

Muốn phát triển bền vững nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu

Muốn phát triển bền vững nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu

(VNF) - Trước những tiêu chuẩn ngày càng cao của các thị trường trên thế giới về phát triển bền vững, khiến các DN Việt Nam phải quan tâm tìm hiểu và tiến tới thực thành ESG. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc này còn nhiều rào cản và dường như DN đang chưa biết phải “xuất phát” ra sao

Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh

Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh

(VNF) - Ông Vũ Thế Phiệt được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thay thế cho ông Lại Xuân Thanh - người vừa nghỉ hưu từ 1/9.

 DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

(VNF) - Setra Corp, công ty liên quan hệ sinh thái bà Trương Mỹ Lan, góp vốn xây tháp Vietcombank, đang nợ gần 445 tỷ đồng lãi trái phiếu.

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

(VNF) - Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, được khởi công tháng 1/2023. Hiện các nhà thầu đang khẩn trương thi công, phấn đấu hoàn thành dự án vào dịp 30/4/2025, vượt tiến độ 8 tháng.