Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
"Chúng tôi sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt cho tới khi chúng tôi thấy được những hành động cụ thể của Triều Tiên nhằm giải trừ vũ khí hạt nhân", Yonhap trích lời người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders ngày 24.4.
Bên cạnh đó, theo bà Sander, Mỹ sẽ vẫn tiếp tục gây sức ép tối đa về kinh tế và ngoại giao lên Triều Tiên: "Chúng tôi không ngây thơ trong tiến trình này. Chúng tôi đã thấy một vài bước đi đúng hướng nhưng chặng đường vẫn còn rất dài".
Cùng ngày, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Robert Manning đã tuyên bố rằng Lầu Năm Góc vẫn duy trì sẵn sàng chiến đấu trên bán đảo Triều Tiên dù Bình Nhưỡng tuyên bố dừng thử hạt nhân và tên lửa.
"Quan điểm của Bộ Quốc phòng là không có sự thay đổi về tư thế cũng như quyết tâm trong việc duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu vào mọi thời điểm", ông Manning cho hay.
Theo đó, Mỹ sẽ vẫn giữ nguyên quan điểm, không thay đổi các điều kiện đối với một tiến trình "giải trừ vũ khí hạt nhân hoàn toàn, không thể đảo ngược và có thể kiểm chứng" trên bán đảo Triều Tiên.
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 21/4 dẫn tuyên bố của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho biết Bình Nhưỡng sẽ dừng các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đồng thời đóng cửa một bãi thử hạt nhân ở miền Bắc đất nước.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Kim Jong-un sắp gặp Tổng thống Hàn Moon Jae-in ngày 27/4 và dự kiến họp với Trump vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.
Trong khi tuyên bố của ông Kim Jong Un có thể là một bước đi tích cực giúp giảm bớt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, nhưng nó chưa đủ sức nặng để giới phân tích có thể nghĩ rằng Triều Tiên sẽ loại bỏ hoàn toàn tên lửa và vũ khí hạt nhân.
Theo chia sẻ của Phó giáo sư Vipin Narang thuộc Viện Công nghệ Massachusett trên trang cá nhân Twitter: "Cần phải phân tích những câu chữ trong tuyên bố của Triều Tiên. Việc đóng cửa các cơ sở thử nghiệm hạt nhân không có nghĩa là Triều Tiên sẽ ngừng thử vũ khí. Các cuộc phóng thử tên lửa sẽ tiếp tục diễn ra dưới chiêu bài phóng vệ tinh".
"Có lẽ họ đã đạt đến một cột mốc trong chu kỳ phát triển và thử nghiệm. Trên thực tế, những thử nghiệm vào tháng 11 năm ngoái cho thấy Triều Tiên đã hoàn tất quá trình thử nghiệm hạt nhân", ông nhấn mạnh.
Theo thông tin từ trang mạng "38 North" của Mỹ, chuyên theo dõi Triều Tiên, bãi thử hạt nhân của Triều Tiên ở Đông Bắc Punggye-ri vẫn có thể được kích hoạt trở lại nếu cần. Đây là bãi thử mà Triều Tiên từng tiến hành 6 vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.
Cũng theo trang mạng trên, dường như Triều Tiên đã bỏ hoang một khu vực thử khác - khu Cổng Bắc - sau vụ thử hạt nhân lần thứ 6 hồi tháng 9/2017, nhưng "các hoạt động đào hầm mới rõ rệt" đang được tiến hành ở Cổng Tây hồi đầu tháng 3, sau đó được hạn chế bớt từ giữa tháng 3, song đến đầu tháng 4 vẫn chưa ngừng hoàn toàn.
Trang mạng này nhận định: "Điều đó có nghĩa là hoặc các đường hầm đã được hoàn tất và sẵn sàng cho các vụ thử mới trong tương lai, hoặc đây chỉ đơn giản là việc giảm tiến độ để phục vụ cho các thay đổi chính trị đang diễn ra hiện nay".
"38 North" cho biết thêm một đường hầm thử nghiệm khác, có thể tiếp cận từ Cổng Nam, vẫn có thể sử dụng được cho các cuộc thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất.
Trang mạng này khẳng định: "Không có cơ sở nào để kết luận rằng cơ sở hạt nhân Punggye-ri không còn sử dụng được cho các vụ thử hạt nhân trong tương lai".
>> Vụ cựu điệp viên Nga: Chất độc có thể được sản xuất tại Mỹ
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.