'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Dữ liệu do Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 6/10 cho thấy nền kinh tế nước này đã tạo ra 336.000 việc làm trong tháng 9. Trong khi đó, các nhà kinh tế đã dự báo con số chỉ rơi vào khoảng 170.000 việc làm mới.
Theo đó, hàng loạt ngành liên quan tới dịch vụ chứng kiến sự tăng trưởng việc làm trong tháng qua, đặc biệt là lĩnh vực giải trí và khách sạn, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ chuyên môn và kỹ thuật cũng như trợ giúp xã hội.
Ngoài ra, Bộ Lao động Mỹ cũng thông báo về việc điều chỉnh số liệu việc làm cho tháng 7 và tháng 8 vừa qua. Cụ thể, so với những con số được công bố trước đây, số liệu thực tế về lượng việc làm mới trong 2 tháng trên được điều chỉnh tăng thêm 119.000 việc làm.
Chính phủ cũng báo cáo tỷ lệ thất nghiệp giữ ổn định ở mức 3,8% trong tháng 9.
Báo cáo mới từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy thị trường việc làm đang có dấu hiệu phục hồi, phản ánh sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh ngân hàng trung ương nước này đang tăng lãi suất lên mức cao kỷ lục trong nhiều năm nhằm kiềm chế lạm phát.
Tổng thống Joe Biden ca ngợi báo cáo việc làm tháng 9 tốt hơn mong đợi cho thấy việc tuyển dụng đã tăng tốc, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức dưới 4% trong 20 tháng liên tiếp và sự gia tăng lực lượng lao động của phụ nữ là nhờ những nỗ lực từ chính sách "Bidenomics" của chính quyền ông thúc đẩy.
“Không phải ngẫu nhiên, đó là nhờ Bidenomics, chúng tôi đang phát triển nền kinh tế từ giữa, từ dưới lên chứ không phải từ trên xuống”, ông Biden nói, đồng thời tỏ ra rất phấn khởi khi tỷ lệ lạm phát cũng đang giảm.
Ông Biden còn đặc biệt nhấn mạnh sự tăng trưởng việc làm trong lĩnh vực sản xuất, vốn đã bổ sung thêm 17.000 việc làm vào tháng trước.
Đã 18 tháng kể từ khi Fed thực hiện chương trình thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, lãi suất cho vay chuẩn giờ đang ở mức cao nhất trong vòng 22 năm.
Các quan chức Fed vẫn theo dõi cẩn thận thị trường lao động nhằm đánh giá xem họ cần tăng lãi suất bao nhiêu để kiểm soát lạm phát và chi phí đi vay sẽ duy trì ở mức cao trong bao lâu.
Nếu như trong quãng thời gian trước, việc thị trường lao động phục hồi là cơ sở vững chắc để Fed tiếp tục tăng lãi suất với lý do nền kinh tế Mỹ vẫn có thể "chống chọi" được, thì giờ đây, câu chuyện dường như không còn đơn giản như vậy.
Theo tờ CNN, các quan chức Fed giờ đây mong muốn thị trường việc làm hạ nhiệt để đảm bảo lạm phát đang đi đúng hướng đạt mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương. Bởi trong khi số lượng việc làm vẫn tăng, nhưng mức tăng lương lao động hiện tại không tăng nhanh tương xứng có thể tạo ra các vấn đề tài chính mới cho người tiêu dùng Mỹ, đồng thời tạo động lực cho lạm phát.
Chưa kể tới việc lãi suất trái phiếu có kỳ hạn tăng liên tục trong thời gian gần đây, dẫn tới bán tháo trái phiếu chính phủ, đồng nghĩa với việc hệ thống tài chính Mỹ sẽ trở nên nặng nề hơn đối với các gia đình và doanh nghiệp Mỹ.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 30 năm lần đầu tiên tăng trên 5% trong tuần này kể từ năm 2007, do kỳ vọng Fed sẽ giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.
Như vậy, Fed sẽ phải đứng trước bài toán tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, hay tạm dừng tăng lãi suất vì đời sống kinh tế của người dân. Ngân hàng trung ương cũng phải tính toán thật kỹ thời điểm bắt đầu giảm lãi suất.
Theo CME FedWatch Tool, khoảng 66% nhà đầu tư tin vào khả năng Fed sẽ quyết định giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách tới, dự kiến diễn ra vào ngày 31/10-1/11.
Xem thêm >> Lãi suất cho vay thế chấp ở Mỹ lập đỉnh 23 năm sau 'ẩn ý' của Fed
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.