Mỹ có thể 'giết chết' Huawei nhưng có lý do để họ không làm như vậy
Hoàng Lan -
27/05/2019 12:34 (GMT+7)
(VNF) - Ngay cả khi Huawei sử dụng linh kiện từ các nhà cung cấp Nhật Bản, Hàn Quốc hay Anh thì những sản phẩm thay thế này thường được sản xuất bằng tài sản trí tuệ của Mỹ. Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp sẽ phải chịu hình phạt của Mỹ nếu họ bán hàng cho Huawei.
Ngay cả khi Huawei sử dụng linh kiện từ các nhà cung cấp Nhật Bản, Hàn Quốc hay Anh thì những sản phẩm thay thế này thường được sản xuất bằng tài sản trí tuệ của Mỹ.
Nếu lệnh cấm của chính phủ Mỹ đối với Huawei được duy trì trong dài hạn, gã khổng lồ thiết bị viễn thông Trung Quốc có thể đối diện với nguy cơ phá sản.
Phần lớn các bộ phận cấu thành thiết bị mạng và điện thoại thông minh Huawei đến từ Mỹ. Đáng chú ý là chất bán dẫn và phần mềm. Có những bộ phận không thể dễ dàng được thay thế bởi các nhà cung cấp đến từ quốc gia khác mà bắt buộc phải là Mỹ.
Thậm chí, đối với những thành phần có thể thay thế bằng các sản phẩm của Hàn Quốc hoặc Nhật Bản thì các sản phẩm thay thế này thường được sản xuất bằng tài sản trí tuệ của Mỹ.
Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ phải chịu hình phạt của Mỹ nếu họ bán hàng cho Huawei. Điều này giải thích tại sao tuần trước, Panasonic và Hitachi đã tạm dừng bán các lô hàng linh kiện chính cho gã khổng lồ Huawei của Trung Quốc.
Người ta đã nói nhiều về khả năng tự chủ của Huawei vì họ sở hữu công ty bán dẫn của riêng mình là HiSilicon. HiSilicon được kỳ vọng giúp Huawei bớt phụ thuộc vào chip do Mỹ sản xuất.
Tuy nhiên, các sản phẩm của HiSilicon phụ thuộc vào thiết kế nước ngoài. Ví dụ, hệ thống trên 1 con chip (system on a chip) của HiSilicon sử dụng bộ xử lý được thiết kế bởi ARM tại Cambridge, Anh.
Rất nhiều điện thoại thông minh trên thế giới chạy trên các thiết kế của ARM. Và tuần trước, ARM đã đình chỉ tất cả các giao dịch với Huawei, vì các thiết kế của nó có chứa tài sản trí tuệ của Mỹ.
Các quan chức Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh đang lên kế hoạch rót các nguồn lực khổng lồ vào một chương trình dài lâu nhằm phát triển các thiết kế, chip bán dẫn và tự sản xuất phần mềm.
Nhưng không có nhiều hứa hẹn đối với Trung Quốc trong lĩnh vực này. Vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, chính phủ Trung Quốc đã theo đuổi một chương trình cải cách nhằm thiết kế và chế tạo chip của riêng mình. Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỷ USD vào các công ty bán dẫn như Grace Semiconductor của Giang Miên Hằng, con trai cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân.
Tuy nhiên, dù có một "chiếc ví không đáy" và sự ủng hộ chính trị ở cấp độ cao nhất, Grace vẫn không thành công.
Nỗ lực xây dựng "nhà vô địch" chip quốc gia dựa trên công nghệ nước ngoài của Trung Quốc cũng gặp khó khăn.
Chip bộ nhớ Dram - niềm hy vọng của công ty Mạch tích hợp Fujian Jinhua đã sụp đổ vào năm ngoái sau khi Mỹ cáo buộc hãng này âm mưu đánh cắp các thiết kế từ công ty chip khổng lồ Micron của Mỹ.
Những người hoài nghi nói rằng các ông chủ của công ty Trung Quốc đã có nhiều tiến bộ trong phát triển bất động sản hơn là sản xuất chip.
Trung Quốc đã không thành công trong phát triển phần mềm. Sau gần 20 năm nỗ lực, Trung Quốc vẫn chưa tự sản xuất được hệ điều hành cho máy tính cá nhân để thách thức Microsoft Windows.
Sau bao nhiêu nỗ lực, đến nay hệ điều hành do Trung Quốc tự sản xuất na ná Windows XP, thứ mà Microsoft đã ngừng sử dụng hơn 10 năm trước.
Và mặc dù thường xuyên có các tuyên bố táo bạo trong suốt thập kỷ qua, Trung Quốc vẫn chưa thể tự sản xuất hệ điều hành cho điện thoại thông minh.
Tất cả điều này giải thích tại sao Huawei không thể tồn tại khi lệnh cấm của Mỹ kéo dài.
Huawei dựa vào sở hữu trí tuệ của Mỹ để duy trì hoạt động kinh doanh và cạnh tranh. Điều này cũng giải thích tại sao nền kinh tế Trung Quốc không thể thịnh vượng bằng cách theo đuổi tự cung tự cấp công nghệ.
Người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi đã thừa nhận điều này vào tuần trước. Ông nói với truyền thông đại lục: "Trung Quốc không thể thành công nếu phụ thuộc hoàn toàn vào sự đổi mới của người bản địa".
Về lâu dài, Trung Quốc có thể tạo ra một khối các quốc gia đồng minh sử dụng các hệ thống, tiêu chuẩn và phần mềm của mình.
Các nước này sẽ bị cắt đứt khỏi phần còn lại của thế giới. Những đồng minh này sẽ mãi mãi là anh em. Họ nghèo về công nghệ và phải bỏ ra chi phí cơ hội rất lớn cho sự phát triển kinh tế của họ.
Tuy nhiên, kịch bản nghiệt ngã này vẫn có thể tránh được.
Mặc dù có những con diều hâu ở Washington muốn lái Huawei vào tường, nhưng điều này cũng không khiến Mỹ có lợi.
Huawei và các công ty công nghệ Trung Quốc khác là những khách hàng lớn của các công ty Mỹ, vốn sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ lệnh cấm xuất khẩu linh kiện được thi hành nghiêm ngặt.
Do đó, chính quyền Mỹ có thể sẽ nhắm đến việc không phá hủy Huawei mà chỉ đơn thuần là cắt cánh bằng cách thực thi lệnh cấm một phần đối với việc bán các công nghệ tiên tiến của Mỹ.
Washington sẽ khiến các công ty Trung Quốc trở nên kém hấp dẫn khi trở thành đối tác cho các đồng minh Mỹ trên toàn thế giới và khiến nó suy yếu đáng kể.
Điều này có thể đủ để thỏa mãn cộng đồng tình báo Mỹ, vốn coi sự trỗi dậy của Huawei là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ.
Rất có thể Mỹ sẽ yêu cầu Huawei phải thừa nhận các cáo buộc liên quan đến các thỏa thuận kinh doanh của họ với Iran.
Cuối cùng, Washington có thể đề nghị cử các giám sát viên bên trong Huawei để đảm bảo tuân thủ các điều khoản do Mỹ đưa ra, xóa tan mối lo ngại lâu dài về độ mờ đục của Huawei.
Đây có lẽ là kết quả tốt nhất cho tất cả các bên liên quan: Huawei, Trung Quốc, Mỹ và phần còn lại của thế giới.
Tất nhiên, tất cả những mong muốn nói trên của Mỹ có thể là quá nhiều để các quan chức Trung Quốc chấp thuận.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/1 tuyên bố những người bị phát hiện làm hỏng xe Tesla có thể phải ngồi tù tới 20 năm, đồng thời cảnh báo rằng chính phủ đang "truy tìm" họ.
(VNF) - Tỷ phú công nghệ Elon Musk, cố vấn thân cận của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho biết mạng sống của ông đang bị đe dọa vì sự tham gia sâu rộng của ông vào chính quyền, và một số người có thể muốn ông chết vì ông đang "ngăn chặn hành vi gian lận của họ".
(VNF) - Trong bối cảnh sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine đang dần hạn chế, các đồng minh châu Âu của Ukraine đang cân nhắc liệu có nên tịch thu 300 tỷ USD tài sản bị đóng băng của Nga và sử dụng số tiền này để hỗ trợ Ukraine hay không.
(VNF) - Tỷ phú người Hong Kong Lý Gia Thành đang "mắc kẹt" giữa cuộc chiến địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ sau khi công bố thỏa thuận bán cảng tại Kênh đào Panama cho công ty Mỹ.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay loại "thẻ vàng" thị thực trị giá 5 triệu USD mà ông đề xuất sẽ giúp nước Mỹ trả hết nợ quốc gia, đồng thời cung cấp cho các công ty hàng đầu phương thức để thu hút những lao động nhập cư chất lượng. “Nó sẽ được bán chạy như tôm tươi”, ông Trump nói trong cuộc họp nội các đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai.
(VNF) - Thừa nhận rằng nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cần phải “nỗ lực hết sức” để đạt được các mục tiêu, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn tự tin rằng: “Con tàu khổng lồ của nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục vượt sóng và vững vàng tiến về tương lai”.
(VNF) - Giá vàng tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới, quanh mức 3.038-3.039 USD/ounce khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông và lo ngại về kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục thúc đẩy nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn. Tại thị trường trong nước, giá vàng cũng liên tục phá đỉnh trong những ngày qua.
(VNF) - Văn phòng công tố Bỉ ngày 18/3 cho hay họ đã buộc tội 5 người trong cuộc điều tra hối lộ tại Nghị viện châu Âu được cho là có liên quan đến tập đoàn Huawei của Trung Quốc, trong đó 4 người bị buộc tội tham nhũng.
(VNF) - Công nghệ "siêu sạc" của BYD đang làm gia tăng sự cạnh tranh vốn đã khốc liệt trên thị trường ô tô lớn nhất thế giới và thúc đẩy hãng này tiến xa hơn so với các đối thủ như Tesla.
(VNF) - Tập đoàn CK Hutchison của tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành đang chịu áp lực mới từ Bắc Kinh sau khi bán các cảng ở Kênh đào Panama cho công ty Mỹ.
(VNF) - Tại nước Mỹ xa xôi, những quả trứng gà quen thuộc giờ đây được coi là “gia tài nho nhỏ”. Người ta nâng niu những vỉ trứng gà như khoản lương hưu, thậm chí coi chúng như một khoản “đầu tư” có thể tìm thấy ngay trong siêu thị.
(VNF) - Trước cuộc “khủng hoảng” khi giá gạo tăng vọt, chính phủ Nhật Bản đã phải đưa ra một quyết định chưa từng có: Giải phóng hơn 200.000 tấn gạo dự trữ khẩn cấp. Đáng tiếc là, nỗ lực này dường như chưa đủ để giải quyết gốc rễ vấn đề.
(VNF) - Chính phủ Trung Quốc đã hứa sẽ trợ cấp chăm sóc trẻ em, tăng lương và chế độ nghỉ phép có lương tốt hơn để phục hồi nền kinh tế đang chậm lại. Bên cạnh đó, nước này cũng đang triển khai chương trình giảm giá 41 tỷ USD cho đủ loại mặt hàng, từ máy rửa chén và đồ trang trí nhà cửa đến xe điện và đồng hồ thông minh.
(VNF) - Từ một cửa hàng nhỏ bán hạt giống, tập đoàn CP (Charoen Pokphand) đã vươn mình trở thành một trong những tập đoàn tư nhân hàng đầu châu Á. Với hoạt động đa dạng từ nông nghiệp, thực phẩm đến viễn thông và bán lẻ, CP Group đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.
(VNF) - “Ông lớn” xe điện BYD của Trung Quốc vừa công bố một nền tảng pin sạc mới dành cho xe điện (EV) mà hãng cho biết có thể sạc EV nhanh như tốc độ bơm xăng.
(VNF) - Trung tâm quyền lực của Liên minh châu Âu (EU) đang quay cuồng vì vụ bê bối tham nhũng mới liên quan đến "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc Huawei và Nghị viện châu Âu.
(VNF) - Ở Trung Quốc, các cửa hàng pop-up chuyên bán các sản phẩm do Nga sản xuất đã trở nên ngày càng phổ biến. Sự gia tăng của chúng khiến một số người dân bối rối, nhiều người trên mạng xã hội Trung Quốc đặt câu hỏi tại sao những cửa hàng này dường như "mọc lên như nấm" chỉ sau một đêm.
(VNF) - Trong bối cảnh tỷ phú Elon Musk đang phải đối mặt với sự phản đối chính trị ngày càng gia tăng và khó khăn về tài chính, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ mua một chiếc xe Tesla, một động thái thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của tổng thống Mỹ dành cho cố vấn quyền lực nhất của mình.
(VNF) - Sau 3 năm bị yêu cầu đến sớm 5 phút/ngày nhưng không được tính thù lao làm thêm giờ, nhóm nhân viên tại Nhật Bản đã đệ đơn lên Ủy ban Thương mại Công bằng và thành công giành được khoản bồi thường 73.329 USD.
(VNF) - Giá vàng đã tăng 13,6% vào năm 2025 và vượt qua mức 3.000 USD/ounce vào tuần trước, thiết lập mức cao kỷ lục mới. Căng thẳng địa chính trị và bất ổn kinh tế đang thúc đẩy dòng chảy trú ẩn an toàn, đẩy giá vàng lên cao. Tuy nhiên, một số yếu tố và xu hướng dài hạn khác sẽ giúp xác định liệu đợt tăng giá này có được duy trì hay sẽ sụp đổ sau cú tăng sốc.
(VNF) - Bắc Kinh chỉ trích "ông trùm" Hong Kong Li Ka-shing (Lý Gia Thành) vì "phản bội toàn thể người dân Trung Quốc" sau khi công ty chủ lực của ông công bố kế hoạch bán hầu hết các cảng toàn cầu, bao gồm hai cảng tại Kênh đào Panama, cho công ty BlackRock của Mỹ.
(VNF) - Mới đây, Alef Aeronautics, một công ty ô tô có trụ sở tại Mỹ, đã công bố thước phim quay lại khả năng di chuyển trên không trong cuộc thử nghiệm của dòng xe Model Zero.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/1 tuyên bố những người bị phát hiện làm hỏng xe Tesla có thể phải ngồi tù tới 20 năm, đồng thời cảnh báo rằng chính phủ đang "truy tìm" họ.