Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Phát biểu tại một cuộc họp của Bộ Quốc phòng Nga ngày 18/12, ông Putin bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng Nga đang phát triển tên lửa hành trình mặt đất.
Theo người đứng đầu điện Kremlin, quân đội Nga đã phóng thử thành công tên lửa hành trình Kalibr từ biển và tên lửa Kh-101 từ trên không với tầm bắn lên tới 4.500km trong chiến dịch quân sự ở Syria. Tuy nhiên những động thái này hoàn toàn không vi phạm INF bởi hiệp định này chỉ quy định loại bỏ những hệ thống tên lửa phóng từ mặt đất với tầm bắn từ 1.000 đến 5.500 km.
Ông Putin cho rằng việc Mỹ rút khỏi INF có thể hủy hoại cơ chế kiểm soát vũ khí, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt đồng thời tuyên bố Nga sẽ tăng cường an ninh và dễ dàng thiết lập các căn cứ tên lửa trên bộ nếu Mỹ đơn phương rút khỏi hiệp ước này.
"Nếu chúng tôi đã sở hữu các hệ thống có thể phóng từ biển và từ không trung, sẽ không khó khăn gì để chúng tôi nghiên cứu và phát triển hệ thống phóng từ mặt đất nếu cần thiết", ông nói.
Bên cạnh đó, ông Putin đưa ra đề xuất để các nước khác tham gia ký kết INF hoặc bắt đầu xúc tiến các cuộc thảo luận để hình thành một thỏa thuận mới.
Nhà lãnh đạo Nga cho rằng hiện đang có nhiều nước khác sở hữu các loại tên lửa tầm ngắn và tầm trung song lại không tham gia INF. Ông Putin một lần nữa nhấn mạnh Moscow sẽ có biện pháp đáp trả nếu Washington kiên quyết từ bỏ INF.
Trao đổi với các thành viên của Bộ Quốc phòng, ông Putin khẳng định rằng việc tăng cường năng lực quốc phòng và phòng thủ khỏi những mối đe dọa bên ngoài là những nhiệm vụ then chốt hiện tại của Moscow.
Cũng trong ngày 18/12, trả lời phỏng vấn báo Kommersant, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết: "Washington đã công khai tuyên bố kế hoạch rút khỏi INF hồi tháng 10. Thông qua các kênh song phương, Washington xác nhận đây là quyết định cuối cùng, không phải là nỗ lực nhằm giành lợi thế đàm phán".
Quan chức Ngoại giao Nga cảnh báo rằng, Moscow sẽ buộc phải đưa ra những biện pháp đối phó nếu Mỹ nỗ lực đặt tên lửa tầm ngắn và tầm trung có khả năng hạt nhân tại châu Âu.
Thứ trưởng Nga cũng khẳng định, Nga không đe dọa bất cứ ai hay nước nào, nhưng có sức mạnh và phương tiện cần thiết để chống lại bất kỳ kẻ xâm lược nào.
Hiệp ước INF, được ký kết năm 1987, là thỏa thuận giữa chính phủ Mỹ và Liên Xô nhằm loại bỏ việc phát triển, triển khai hoạt động các loại tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/10 tuyên bố rút khỏi INF, cho rằng Nga liên tục vi phạm thỏa thuận này bằng việc phát triển tổ hợp tên lửa Novator 9M729 với tầm bắn tới 5.000 km. Tuy nhiên, Nga đã bác bỏ cáo buộc này và khẳng định không vi phạm hiệp ước.
Tại một cuộc họp ở Brussels (Bỉ) hồi đầu tháng 12 của các nước thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đưa ra thời hạn 60 ngày để Nga tuân thủ trở lại INF.
Đáp lại tuyên bố của Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 5/12 phủ nhận những kết luận của Mỹ và khẳng định rằng Moscow vẫn luôn tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản trong INF và Washington biết rõ điều này.
Xem thêm >> Mỹ kêu gọi giáng thêm đòn trừng phạt, Nga chỉ trích gay gắt
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.