'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bà Kamala Harris ngày 20/11 đã đến Philippines, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao Mỹ tới nước này sau 5 năm. Bà Harris cũng là quan chức cấp cao nhất của chính phủ Mỹ tới Manila kể từ khi Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos nhậm chức hồi tháng 6 vừa qua.
Chuyến thăm cũng cho thấy quan hệ giữa hai đồng minh đang cải thiện sau nhiều năm lạnh nhạt dưới thời cựu Tổng thống Rodrigo Duterte.
"Chúng tôi phải luôn khẳng định rằng chúng tôi sát cánh cùng các bạn để bảo vệ các quy tắc và chuẩn mực quốc tế liên quan đến Biển Đông. Một cuộc tấn công vào lực lượng vũ trang, tàu công vụ hoặc máy bay của Philiippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt cam kết phòng thủ chung của Mỹ”, bà Harris nói trong cuộc gặp Tổng thống Philippines Marcos ở dinh tổng thống tại Manila ngày 21/11.
Phó tổng thống Mỹ đồng thời cho biết bà mong muốn được trao đổi với Tổng thống Philippines về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm như khủng hoảng khí hậu, đầu tư, năng lượng tái tạo, tạo việc làm và quan hệ song phương.
Về phần mình, Tổng thống Philippines Marcos cho biết: "Càng chứng kiến nhiều biến động, đặc biệt là trong khu vực, thì mối quan hệ đối tác giữa Mỹ và Philippines càng trở nên quan trọng. Tình hình đang thay đổi nhanh chóng, vì vậy chúng ta phải phát triển để đưa ra những phản ứng đúng đắn”.
Theo Hiệp ước Phòng thủ Chung năm 1951, Mỹ và Philippines cam kết mỗi nước có trách nhiệm bảo vệ nước còn lại trong trường hợp khu vực đô thị hoặc lãnh thổ trên Thái Bình Dương của nước đó bị lực lượng nước ngoài tấn công.
Ông Delfin Lorenzana, bộ trưởng quốc phòng Philippines dưới thời ông Duterte, từng đề xuất điều chỉnh hiệp ước với cam kết cụ thể Mỹ phải can thiệp bảo vệ Philippines trong trường hợp xung đột xảy ra trên Biển Đông.
Trong một cuộc điện đàm sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết với ngoại trưởng Philippines rằng Biển Đông nằm trong phạm vi áp dụng Hiệp ước 1951.
Năm 2014, Mỹ và Philippines đã ký Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) cho phép Mỹ hiện diện nhiều hơn tại các căn cứ quân sự của Philippines.
Theo đó, Washington được phép đặt trang thiết bị quốc phòng tại năm căn cứ của Philippines và luân chuyển quân sự tại những căn cứ này. Tuy nhiên việc triển khai thỏa thuận này bị đình trệ dưới thời ông Duterte, vốn được đánh giá là nghiêng về phía Trung Quốc hơn.
Ông Duterte đã hủy bỏ Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) ký năm 1998 và thỏa thuận EDCA ký năm 2014.
Tuy nhiên, dưới thời Tổng thống Marcos, mối quan hệ giữa hai nước đã được cải thiện đáng kể. Được biết Mỹ đề xuất bổ sung thêm số lượng căn cứ vào thoả thuận EDCA từ mức 5 căn cứ hiện nay, để “làm sâu sắc hợp tác song phương”. Washington đã phân bổ 82 triệu USD để hoàn tất 21 dự án tại 5 căn cứ hiện có.
Mới đây, trong cuộc hội đàm trực tiếp đầu tiên bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York ngày 22/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Philippines Marcos đã thảo luận về vấn đề Biển Đông và nhấn mạnh sự ủng hộ của họ đối với tự do hàng hải và hàng không cũng như giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Tổng thống Mỹ Biden đồng thời tái khẳng định cam kết chặt chẽ của Mỹ trong việc bảo vệ Philippines.
Xem thêm >> Anh vẫn nhập khẩu dầu Nga thông qua các nước khác
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.