Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Phát biểu trong buổi họp báo ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng Trung Quốc đã không báo cáo kịp thời về sự bùng phát của virus SARS-CoV-2 cho WHO.
"Ngay cả sau khi Trung Quốc thông báo với WHO về sự bùng phát của virus SARS-CoV-2, nước này cũng không chia sẻ tất cả thông tin mà họ có. Họ không báo cáo về việc lây nhiễm từ người sang người cho đến tận một tháng sau, khi bệnh dịch đã xuất hiện ở tất cả các tỉnh của Trung Quốc", ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.
Đồng thời, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ cũng cho biết Washington hiện chưa có mẫu virus SARS-CoV-2 trong khi các nước khác trên thế giới cũng không có quyền tiếp cận các cơ sở hoặc các địa điểm khác có thể là nơi khởi phát của loại virus này tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Ông Pompeo lật lại giả thiết virus SARS-CoV-2 có thể rò rỉ từ phòng thí nghiệm tại Vũ Hãn và cho rằng không chỉ có mỗi Viện Virus học Vũ Hán mà những phòng thí nghiệm khác tại Trung Quốc cũng có thể chứa các mầm bệnh phức tạp đang được nghiên cứu.
"Điều quan trọng là các vật liệu đó phải được xử lý an toàn và đảm bảo để không xảy ra phát tán do tai nạn", ông Pompeo nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Mỹ đề cập đến hoạt động thanh sát các cơ sở hạt nhân trên thế giới nhằm đảm bảo an toàn và cho rằng Trung Quốc cũng nên cho phép thanh sát viên đến các phòng thí nghiệm để kiểm tra nhằm tránh gây ra hậu quả.
Reuters mới đây dẫn thông báo ngày 22/4 của ông John Barsa, người đứng đầu Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), cho biết nước này sẽ xem xét về quá trình vận hành hiện tại của WHO sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố dừng tài trợ cho tổ chức trên.
Ông Barsa cũng cho biết Washington sẽ dùng khoảng thời gian này để tìm kiếm các đối tác thay thế ngoài WHO nhằm tiếp tục thực hiện “các nhiệm vụ quan trọng” như nghiên cứu vaccine và đảm bảo sẽ không có sự gián đoạn với các nỗ lực tài trợ của Mỹ.
Ông Barsa nói thêm, sẽ có đánh giá "toàn diện" được đưa ra và cho biết có nhiều câu hỏi về quản lý, bao gồm cả việc WHO sẽ buộc "các quốc gia thành viên chịu trách nhiệm" cho hành động của họ như thế nào.
Quan chức trên nói rằng câu hỏi chủ chốt sẽ là: “Liệu WHO đang được vận hành theo đúng cách mà tổ chức này nên như vậy?”.
Cũng trong cuộc họp báo ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ trích WHO và cho rằng Tổng giám đốc Tedros Adhanom đã không sử dụng quyền "công khai" của tổ chức khi một quốc gia thành viên không tuân thủ luật lệ.
Ông Pompeo cho rằng WHO có nghĩa vụ đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn được tuân thủ trong các phòng thí nghiệm virus học ở Vũ Hán, và tổng giám đốc của tổ chức có "thẩm quyền rất lớn đối với các quốc gia không tuân thủ".
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước đã chỉ trích việc xử lý đại dịch của WHO và tuyên bố tạm ngừng tài trợ cho cơ quan của Liên Hợp Quốc này.
Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất của WHO, đóng góp trên 400 triệu vào năm 2019, tương đương 15% ngân sách hoạt động của tổ chức.
Ngày 22/4, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết ông hy vọng Mỹ sẽ cân nhắc việc nối lại tài trợ cho tổ chức này.
Ông cho biết “những xu hướng đáng lo ngại đang nổi lên” khi đại dịch bắt đầu bùng phát ở một số khu vực của châu Phi, Trung và Nam Mỹ. Quan điểm của ông trong việc này là tập trung chấm dứt đại dịch và cứu sống mạng người.
“Tôi hy vọng việc ngừng tài trợ sẽ được xem xét lại và Mỹ sẽ lại hỗ trợ cho công việc của WHO cũng như cứu sống nhiều mạng người. Tôi hy vọng Mỹ tin rằng đây là khoản đầu tư quan trọng, không chỉ để giúp đỡ người khác mà cũng là để giữ cho nước Mỹ an toàn”, ông Tedros nêu rõ.
Hiện các quan chức WHO vẫn đang kêu gọi các nước tiếp tục đầu tư vào công tác dự phòng vì chỉ 76% quốc gia có các hệ thống giám sát để phát hiện các ca nhiễm.
Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers, tính đến 6h sáng 23/4, tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới là 2.631.338 trường hợp, trong đó 183.788 trường hợp tử vong. Số ca mắc bệnh đã phục hồi là 716.811 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 210 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ổ dịch lớn nhất thế giới, Mỹ, ghi nhận thêm 27.078 ca mắc và 2.161 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 845.822 trường hợp và tổng số ca tử vong vì dịch bệnh này là 47.479 trường hợp. |
Xem thêm >> Tranh cãi về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 đẩy lên cao, WHO lên tiếng bênh vực Trung Quốc
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.