'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong quý III/2022, doanh thu của NBB tăng đột biến tới 20 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 121 tỷ đồng. Nguồn thu chủ yếu đến từ doanh thu kinh doanh bất động sản (114 tỷ đồng - cùng kỳ không ghi nhận khoản này).
Hoạt động tài chính suy giảm với doanh thu giảm mạnh 85,6%, đạt 39 tỷ đồng. Nguyên nhân là cùng kỳ, công ty ghi nhận 250 tỷ đồng thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư; bên cạnh đó là khoản lãi tiền gửi, tiền cho vay cũng giảm mạnh từ 21 tỷ đồng còn 82 triệu đồng.
Về các loại chi phí, đáng kể là chi phí tài chính tăng vọt 2,5 lần lên 86 tỷ đồng.
Kết quả là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh quý III/2022 giảm 92%, còn 17 tỷ đồng. Tuy nhiên, do công ty phát sinh 14 tỷ đồng chi phí khác (là các khoản phạt do vi phạm hợp đồng), lợi nhuận trước thuế giảm 98,6%, chỉ đạt 2,8 tỷ đồng.
Khấu trừ thuế, lợi nhuận sau thuế teo tóp còn 300 triệu đồng, trong khi cùng kỳ con số này là 172 tỷ đồng.
Luỹ kế 9 tháng, doanh thu thuần của NBB giảm 48% so với cùng kỳ năm trước, đạt 290 tỷ đồng; lợi nhuận gộp giảm 24,6%, đạt 153 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện từ 36,3% lên 52,7%. Khấu trừ chi phí và thuế, lợi nhuận sau thuế chỉ còn 2 tỷ đồng, giảm 99% so với cùng kỳ.
Với kết quả này, NBB mới chỉ hoàn thành 2% kế hoạch lợi nhuận năm 2022.
Về nguồn vốn, tại ngày 30/9/2022, nợ phải trả của NBB tăng 79,6% so với đầu năm, đạt 4.569 tỷ đồng. Đáng chú ý, tổng dư nợ vay của công ty đã tăng vọt 2,6 lần lên 3.121 tỷ đồng, chiếm một nửa tổng nguồn vốn. Trong đó, vay trái phiếu là 290 tỷ đồng, vay ngân hàng là 689 tỷ đồng, còn lại là các khoản vay khác.
Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 2,5 lần; còn hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu là 1,7 lần.
Về tài sản, tại ngày kết thúc quý III/2022, tổng tài sản của NBB đã tăng 45% so với đầu năm lên 6.388 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu đạt 3.017 tỷ đồng, tăng 1.632 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm 47% tổng tài sản.
Trong cơ cấu các khoản phải thu của NBB, đáng chú ý là khoản phải thu dài hạn tăng 2,6 lần, chủ yếu do công ty ghi nhận phải thu vốn góp hợp tác đầu tư 1.566 tỷ đồng so với đầu năm. Theo thuyết minh, đây là khoản hợp tác với Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE: CII) về việc đầu tư kinh doanh phân chia lợi nhuận từ cao ốc 152 Điện Biên Phủ với số tiền 1.150 tỷ đồng. 416 tỷ đồng còn lại là số tiền NBB góp vốn hợp tác với Công ty TNHH MTV Khu Bắc Thủ Thiêm (công ty con của CII) thực hiện hoạt động kinh doanh tại các dự án trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Bên cạnh đó, hàng tồn kho cũng tăng 36,6% lên 1.272 tỷ đồng, chiếm 20% tổng sản; chủ yếu là bất động sản dở dang tại các dự án khu dân cư Sơn Tịnh - Quảng Ngãi, dự án Delagi…
Hàng tồn kho và các khoản phải thu tăng cao cũng chính là nguyên nhân khiến dòng tiền kinh doanh 9 tháng của NBB âm 862 tỷ đồng. Dòng tiền đầu tư cũng âm tới 1.083 tỷ đồng.
Để bù đắp thâm hụt dòng tiền, công ty đã tăng cường vay mượn. Cụ thể, dòng tiền vay/trả trong kỳ tăng cao, lần lượt là 2.065 tỷ đồng/131 tỷ đồng, tức tăng 2,4 lần và giảm 44%. Tuy nhiên, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ vẫn âm 12 tỷ đồng, khiến lượng tiền và tương đương tiền cuối kỳ giảm 66,6% còn 18 tỷ đồng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.