Tài chính quốc tế

Nga nhập 100.000 con tôm càng Trung Quốc để phục vụ ‘dân nhậu’ mùa World Cup

(VNF) - Nga vốn không phải là nước chuyên nhập khẩu tôm từ Trung Quốc, nhưng trước khu cầu tăng cao của dân nhậu trong mùa World Cup, nước này đã nhập tới 100.000 con tôm càng để phục vụ cho các quán bar và nhà hàng tại Moscow.

Nga nhập 100.000 con tôm càng Trung Quốc để phục vụ ‘dân nhậu’ mùa World Cup

Tàu chở 100.000 con tôm càng vừa rời khỏi thành phố Vũ Hán, Trung Quốc để đến thủ đô Moscow.

Nhu cầu tăng đột biến mùa World Cup

 “World Cup cộng với bia và tôm càng là một sự kết hợp hoàn hảo cho những người hâm mộ bóng đá”, South China Morning Post dẫn lời Zhu Danpeng, một cộng tác viên của Viện Nghiên cứu xây dựng thương hiệu Trung Quốc.

Loài tôm càng nhỏ của Trung Quốc hiện đang rất được các quán bar và nhà hàng tại thủ đô của Nga ưa chuộng. Việc xuất khẩu 100.000 con tôm sang Moscow là một bước quan trọng để các nhà bán lẻ Trung Quốc thử nghiệm ở các thị trường mới ở nước ngoài đồng thời gia tăng sự phổ biến của đồ ăn Trung Quốc trên bản đồ ẩm thực thế giới.

Tuy nhiên, thay vì sử dụng phương pháp chế biến món ăn truyền thống của người Trung Quốc, tôm càng xuất sang Nga được chế biến cùng kem và phô mai để hợp với khẩu vị của người châu Âu. Đồng thời, tôm sẽ được trữ lạnh ở nhiệt độ -18 độ C để đảm bảo giữ hương vị của món ăn.

Tôm càng là món ăn yêu thích trên bàn nhậu của người dân Trung Quốc

Ở thị trường nội địa, các nhà hàng, quán bar và các công ty giao đồ ăn cũng đã sẵn sàng để chuẩn bị cho nhu cầu tăng đột biến của giới trẻ Trung Quốc, những người luôn thích xem bóng đá với bạn bè và gia đình trong khi ăn tôm và uống bia lạnh.

Theo ông Zhu, thị trường tôm càng Trung Quốc có thể chạm mốc 300 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 46 tỷ USD) trong năm nay do nhu cầu tăng cao trong thời gian diễn ra World Cup 2018.

Loài tôm càng nhỏ của Trung Quốc hiện đang rất được các quán bar và nhà hàng tại thủ đô của Nga ưa chuộng.

Trước đó, thị trường tôm càng nội địa Trung Quốc khá ảm đảm do chịu thô lỗ liên tiếp trong 3 năm qua cùng với khối lượng xuất khẩu giảm. Các chuyến xuất khẩu tôm càng từ Trung Quốc cũng giảm 17,9% xuống còn 19.300 tấn trong năm 2017, theo số liệu từ dịch vụ hải quan của quốc gia này.

Trung Quốc hy vọng doanh thu tôm càng sẽ tăng đột biến trong mùa World Cup 2018.

Trung Quốc dự đoán nhu cầu tôm càng năm nay sẽ đạt khoảng 1,9 triệu tấn. Trong khi đó, nguồn cung tôm càng trong năm 2017 của Trung Quốc chỉ là 1,1 triệu tấn.

“Nhu cầu đối với tôm càng lớn hơn cung và điều đó sẽ tiếp tục trong vài năm tới. Đến năm 2020, ngành công nghiệp này có thể bước vào một giai đoạn ổn định hơn”, ông Zhu nhận định.

Nguồn gốc tôm càng Trung Quốc

Giống tôm càng hiện đang phổ biến tại Trung Quốc hiện nay vốn được các thương nhân Nhật Bản đem đến đến thành phố Nam Kinh (Trung Quốc) để làm thức ăn cho ếch ương vào những năm 1920.

Nghề nuôi tôm càng từng là nghề 'hái ra tiền' của người dân Trung Quốc.

Tuy nhiên, nguồn gốc của giống tôm càng này lại ở miền Nam nước Mỹ, nơi chúng bị coi kẻ thù đối với nông dân trồng lúa địa phương bởi thói ăn tạp khiến cho cây lúa khó phát triển. Hiện loài tôm càng này cũng đang tàn phá các hệ sinh thái ở châu Phi.

Ngược lại, ở Trung Quốc, tôm càng lại được người dân đại lục săn tìm từ những năm 1990, khi họ bắt đầu chế biến chúng thành một món ăn ngon. Hiện món tôm càng này đã trở thành món ăn yêu thích trên bàn nhậu của người dân Trung Quốc. Đặc biệt, vào mùa hè, tôm càng càng được ưa chuộng khi được “nhậu” cùng bia.

Xem thêm >> Nga: Công khai ‘nhục mạ’ cầu thủ có thể bị phạt 3,6 triệu đồng

Tin mới lên