Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
“Hôm nay chúng tôi đang xem xét nghiêm túc một dự án sẽ được thực hiện trong khoảng năm 2033-2035, để cung cấp và lắp đặt một nhà máy điện hạt nhân trên bề mặt mặt trăng cùng với các đồng nghiệp Trung Quốc của chúng tôi”, ông Borisov, cựu thứ trưởng quốc phòng Nga, tuyên bố ngày 3/5.
Hãng tin Interfax dẫn lời ông Yury Borisov cho biết nhà máy điện sẽ cần được xây dựng bằng robot. “Nga và Trung Quốc đã cùng hợp tác trong chương trình Mặt trăng và Moscow có thể đóng góp chuyên môn của mình về năng lượng vũ trụ hạt nhân", lãnh đạo Roscosmos cho biết thêm.
Ông cho hay các tấm pin mặt trời sẽ không thể cung cấp đủ điện cho các khu định cư trên mặt trăng trong tương lai, trong khi năng lượng hạt nhân thì có thể.
Ông Borisov đồng thời chia sẻ về kế hoạch của Nga nhằm chế tạo tàu vũ trụ chở hàng chạy bằng năng lượng hạt nhân. Ông cho biết tất cả các câu hỏi kỹ thuật liên quan đến dự án đã được giải đáp, tuy nhiên vẫn chưa tìm ra giải pháp làm mát lò phản ứng hạt nhân.
"Chúng tôi thực sự đang làm việc trên một chiếc tàu kéo không gian. Cấu trúc khổng lồ này có thể nhờ lò phản ứng hạt nhân và tua-bin công suất cao để vận chuyển hàng hóa lớn từ quỹ đạo này sang quỹ đạo khác, thu thập các mảnh vụn không gian và tham gia vào các hoạt động không gian", ông Borisov cho hay.
Sứ mệnh chinh phục mặt trăng
Các quan chức Nga trước đây đã lên tiếng về những kế hoạch đầy tham vọng nhằm một ngày nào đó sẽ khai thác mỏ trên Mặt trăng, nhưng chương trình không gian của Nga đã gặp phải một loạt trở ngại trong những năm gần đây.
Sứ mệnh chinh phục Mặt trăng đầu tiên của Nga sau 47 năm đã thất bại vào năm ngoái sau khi tàu vũ trụ Luna-25 của Nga mất kiểm soát và bị rơi. Luna-25 là tàu thăm dò đầu tiên mà Nga gửi lên Mặt trăng sau 47 năm, kể từ sứ mệnh Luna-24.
Moscow cho biết họ sẽ triển khai thêm các sứ mệnh Mặt trăng và sau đó khám phá khả năng thực hiện sứ mệnh chung giữa Nga và Trung Quốc và thậm chí là xây dựng căn cứ trên mặt trăng.
Trung Quốc hồi tháng trước cho biết họ đặt mục tiêu đưa phi hành gia Trung Quốc đầu tiên lên mặt trăng trước năm 2030.
Vào năm 2021, Nga và Trung Quốc đã trình bày lộ trình xây dựng trạm khoa học trên mặt trăng vào cuối năm 2035. Kế hoạch cho dự án bao gồm máy thám hiểm kỹ thuật trên mặt trăng để nghiên cứu, một robot nhảy và một số robot thông minh. xe tự hành mini được thiết kế để khám phá bề mặt vệ tinh Trái đất.
Hồi cuối tháng 11 năm ngoái, Nga đã phê duyệt thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc ký kết tháng 11/2022 về việc lập Trạm Mặt Trăng Khoa học Quốc tế. Tham gia dự án có tập đoàn vũ trụ Nga Roscosmos và Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc. Dự án dự kiến được thực hiện theo 3 giai đoạn.
Trong giai đoạn đầu tiên, các sứ mệnh của Nga và Trung Quốc nhằm nghiên cứu Mặt Trăng, xác định vị trí triển khai Trạm Mặt Trăng và xác minh các công nghệ để đảm bảo hạ cánh mềm an toàn, có độ chính xác cao trên bề mặt Mặt Trăng. Nga dự kiến sẽ sử dụng tàu đổ bộ vũ trụ Luna-Glob để phục vụ nghiên cứu.
Ở giai đoạn thứ hai, Nga và Trung Quốc dự kiến thành lập trung tâm điều khiển cho Trạm Mặt Trăng, vận chuyển hàng rời lên vệ tinh và tạo ra các module quỹ đạo để cung cấp điện, thông tin liên lạc và cung cấp dịch vụ vận tải. Giai đoạn thứ ba nhằm khai thác Mặt Trăng, mở rộng chức năng của các module Trạm Mặt Trăng và hỗ trợ các đối tác quốc tế đưa người lên Mặt Trăng.
Theo văn kiện trên, các bên thống nhất hàng hóa vận chuyển theo thỏa thuận này sẽ được miễn thuế hải quan. Các bên cũng nhất trí thúc đẩy hoạt động công nghiệp liên quan đến việc chế tạo Trạm Mặt Trăng.
Xem thêm >> Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất đối mặt giảm phát
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.