'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tài nguyên mới, tài sản quý của ngành ngân hàng
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng, ngành ngân hàng có hai loại tài sản. Một loại đang được sử dụng rất hiệu quả đó là tiền. Một loại chưa được khai thác hết công suất, đó là dữ liệu.
Phát biểu tại Sự kiện Ngày chuyển đổi số Ngân hàng mới đây, ông Hùng nói: “Dữ liệu là một loại tài nguyên mới, trong đó ngân hàng là ngành có nhiều dữ liệu nhất, dữ liệu này lại đang tăng nhanh từng ngày. Ngành ngân hàng “canh tác trên mảnh đất mới' này sẽ tạo ra rất nhiều giá trị cho đất nước. Dữ liệu mà được đánh thức cũng giống như con hổ ngủ được đánh thức, tạo ra sự phát triển đột phá cho ngành ngân hàng, trở thành ngành đi đầu trong phân tích dữ liệu lớn”.
Ông Phùng Quang Hưng, Phó Tổng Giám đốc Techcombank nhận định, những bước đi lớn như ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số. Ngành ngân hàng có thể hỗ trợ mỗi cá nhân, gia đình và doanh nghiệp xây dựng những giá trị và lợi ích bền vững thông qua tiếp cận các dịch vụ tài chính dễ dàng, giảm thiểu gian lận, nhờ khả năng xác thực khách hàng thông qua thông tin chính xác, đầy đủ, minh bạch; xây dựng khả năng và thói quen quản lý tài chính, xây dựng kế hoạch tài chính tối ưu, phù hợp với kế hoạch cuộc sống và kinh doanh; dễ dàng thực thi kế hoạch kinh doanh thông qua các giải pháp tài chính từ tích lũy tới vay vốn hoàn toàn trực tuyến, đơn giản hơn, nhanh chóng hơn. Ngoài ra, người dân hay doanh nghiệp đều tối ưu được thu nhập về tài chính, tiết kiệm thời gian và hiệu quả hoạt động, quản lý rủi ro tốt hơn.
Ông Trần Công Quỳnh Lân - Phó Tổng Giám đốc VietinBank cho rằng, dữ liệu quốc gia không chỉ dùng để làm sạch dữ liệu ngân hàng mà có thể được sử dụng để phổ cập tài chính toàn diện, để chúng ta hướng đến cung cấp dịch vụ tài chính cho người dân ở vùng sâu vùng xa, những người yếu thế.
Theo ông Lân, với việc ra đời căn cước công dân gắn chip, hiện hệ thống ngân hàng có thể đọc được thông tin từ chip một cách rất chính xác. Bây giờ, người dân có thể mở tài khoản dễ dàng. Trường hợp nếu người dân quên đem theo căn cước công dân thì chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng VNeID với sự xác thực cấp độ 2. Tới nay, chúng ta có thể không cần căn cước mà vẫn có thể mở tài khoản ngân hàng dưới 2 phút.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank cho biết, theo phương thức cấp tín dụng truyền thống, khách hàng còn gặp nhiều khó khăn khi chứng minh đủ điều kiện vay vốn, đặc biệt là các khoản vay nhỏ và không tài sản đảm bảo. Ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cùng cơ chế thẩm định, phê duyệt tự động là cơ hội rất tốt cho các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước giải quyết các vấn đề quan ngại trên, giúp người dân dễ dàng vay vốn ngân hàng trên kênh số với lãi suất hợp lý.
Chuyển đổi số tạo ra tiện ích chưa từng có
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, nằm trong ưu tiên phát triển của hầu hết quốc gia trên thế giới. Hiện, NHNN đã ký kết Kế hoạch phối hợp triển khai số 01/KHPH-NHNN-BCA với Bộ Công an gồm 11 nhóm nhiệm vụ lớn và 35 nhiệm vụ cụ thể, hướng tới việc ứng dụng dữ liệu dân cư để đem lại các tiện ích, lợi ích mới cho khách hàng.
Cụ thể, NHNN đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, làm sạch 25 triệu khách hàng thông tin tín dụng và phục vụ cho nhiều hoạt động nghiệp vụ khác.
Trong khi đó, các tổ chức tín dụng cũng đã nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các công nghệ số tiên tiến như dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo/học máy.... nhằm tối ưu hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, cung ứng sản phẩm - dịch vụ mang tính cá nhân hóa cao, phù hợp với nhu cầu, hành trình khách hàng.
Nhiều tổ chức tín dụng đã triển khai các giải pháp cho phép khách hàng mở tài khoản thanh toán dựa trên xác thực dữ liệu dân cư; cho phép định danh, xác minh thông tin khách hàng bằng thẻ căn cước công dân gắn chíp hoặc ứng dụng VNeID; làm sạch thông tin khách hàng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tối ưu quá trình cho vay bằng các giải pháp chấm điểm tín dụng, xác thực thông tin đa chiều bằng dữ liệu dân cư…
Nhiều ngân hàng có hơn 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số; nhiều tổ chức tín dụng có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực chuyển đổi số, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang chuyển đổi số nỗ lực hướng tới; khoảng 74,63% người trưởng thành đã có tài khoản ngân hàng; 3,71 triệu tài khoản Mobile-Money đã được mở, trong đó hơn 70% được mở tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa…
Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược và là vấn đề mới, khó, phức tạp; do đó cần tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Chuyển đổi số cần chuyển đổi cả về tư duy, nhận thức và hành động, triển khai rộng khắp nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm; làm thực chất, hiệu quả, tránh chồng chéo, đầu tư dàn trải, lãng phí; chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, làm mục tiêu, động lực, nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, phục vụ tốt hơn, không phát sinh thêm thủ tục, giấy tờ phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Còn ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) cho biết, hiện nay, nhiều nghiệp vụ ngân hàng được số hóa hoàn toàn trên môi trường số và nhiều ngân hàng đạt tỷ lệ trên 90% trên kênh số. Việc thu thập, khai thác và xử lý dữ liệu luôn được coi trong và coi đây là một nguồn tài sản quý giá dựa trên các ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo, máy học, dữ liệu lớn… để có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, sản phẩm ngân hàng có hàm lượng công nghệ cao, dịch vụ cá nhân hóa cao nhằm tăng trải nghiệm của khách hàng.
Ông Nguyễn Hữu Phúc, Phó Tổng Giám đốc VNPAY cho hay, ứng dụng ngân hàng đã cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ, tiện ích trước đây chưa từng có, vượt ra khỏi dịch vụ tài chính, gắn với đời sống, nhu cầu hàng ngày của chúng ta. Chỉ với ứng dụng ngân hàng, chúng ta có thể ngồi tại nhà thanh toán hóa đơn điện, nước, mua sắm từ chai nước mắm đến tivi, tủ lạnh, từ vé xem phim cho tới việc đặt taxi, hay mua vé bóng đá mà không cần phải đến quầy phục vụ, ra cửa hàng, gọi tổng đài taxi hay phải đi ra sân bóng mua vé.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.