Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước thống kê cho biết, tính đến cuối tháng 4, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho hơn 170.000 khách hàng với dư nợ xấp xỉ 130.000 tỷ đồng.
Cùng với đó, hơn 14.000 cá nhân, doanh nghiệp với dư nợ xấp xỉ 29.000 tỷ cũng đã được các ngân hàng miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ.
Đáng chú ý, số liệu cơ quan quản lý cho biết, đã có tới 318.000 khách hàng với dư nợ hiện hữu trên 980.000 tỷ đồng đã được các nhà băng hạ lãi suất. Trong đó, mức giảm lãi suất phổ biến từ 0,5-2%. Thậm chí, một số tổ chức tín dụng đã hạ lãi suất tới 2,5% và trên 4% cho khách hàng.
Ngoài ra, nhóm các nhà băng này cũng đã cho vay mới với lãi suất thấp hơn lãi vay thông thường 1-2% cho khoảng 150.000 khách hàng, và doanh số cho vay đạt trên 500.000 tỷ.
Theo cơ quan quản lý, nếu tính trung bình trong gần 1 triệu tỷ đồng dư nợ hiện hữu đã được các ngân hàng thương mại hạ lãi suất bình quân 1%, lợi nhuận của nhóm nhà băng này trong năm sẽ giảm ít nhất 100.000 tỷ đồng.
Đây là con số không hề nhỏ so với lợi nhuận của nhóm ngân hàng tạo ra hàng năm.
Số liệu từ SSI Research cho hay, nhóm các ngân hàng thương mại đã niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2019 mới ghi nhận tổng cộng 110.662 tỷ đồng lợi nhuận ròng sau thuế.
Liên quan tới các gói hỗ trợ cho vay mới, giảm lãi cho vay hiện hữu của các nhà băng, nhiều doanh nghiệp cho biết khó tiếp cận được với các ưu đãi giá rẻ này dù chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Về vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, việc để ngân hàng cơ cấu lại nợ, cũng như giải ngân gói tín dụng lãi suất thấp 300.000 tỷ cần tiếng nói chung của cả 2 bên doanh nghiệp và ngân hàng.
“Ví dụ, để hưởng ưu đãi giãn nợ, giảm lãi vay 1-2%, doanh nghiệp nên thiện chí chứng minh sự thiệt hại bởi Covid-19, chứ không nên coi đó là điều kiện, là thủ tục ngân hàng đưa ra để làm khó”, ông Lực nói.
Vị chuyên gia cũng cho rằng, ngân hàng chấp nhận giảm lợi nhuận để hỗ trợ doanh nghiệp nên họ phải hỗ trợ đúng đối tượng, nếu không, sau này, ngân hàng sẽ bị quy trách nhiệm khi thanh, kiểm tra. Chưa kể, ngân hàng huy động tiền gửi của người dân, nên cho vay cũng phải thận trọng để bảo toàn vốn.
Ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT Vietinbank cho biết, việc hạ thấp chuẩn tín dụng sẽ để lại hệ quả nợ xấu. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn đang cố gắng giải ngân vốn nhanh nhất đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết yếu.
“Chúng tôi đã chỉ đạo giảm ngay lãi suất 2-2,5%/năm so với mức thông thường. Các trường hợp còn lại tùy mức độ ảnh hưởng bởi dịch, giảm từ 0,5-1,5%/năm”, ông Thọ nhấn mạnh.
Chủ tịch HĐQT Vietcombank Nghiêm Xuân Thành cũng cho biết, mỗi ngân hàng có năng lực tài chính khác nhau nên việc giảm lãi suất cũng khác nhau. Riêng Vietcombank đã chấp nhận giảm 2.240 tỷ đồng lợi nhuận để chia sẻ với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 lần này.
Vị lãnh đạo Vietcombank cũng cho biết thêm, ngân hàng là bên đi huy động vốn rồi cho vay lại, đồng thời vẫn phải cắt giảm chi phí, giữ hoạt động an toàn. Điều này lý giải vì sao có một số doanh nghiệp phương án kinh doanh chưa đảm bảo, không có vốn tự có... chưa tiếp cận được vốn.
“Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận, tăng số hóa để phục vụ nhanh hơn, chứ không thể giảm chuẩn tín dụng, vì trong môi trường này sẽ để lại rất nhiều rủi ro”, ông Thành khẳng định.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.