'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong tuần 19-23/12, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hút mạnh tiền trên thị trường mở sau khi đợt bơm tiền với kỳ hạn dài.
Cụ thể, trong phiên giao dịch 20/12, NHNN bất ngờ mở lại kênh hút tiền sau hơn một tháng tạm dừng bằng việc sử dụng lại công cụ tín phiếu hút 20.000 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 4,39%/năm.
Từ 21-23/12, NHNN cũng hút mỗi phiên thêm 20.000 tỷ đồng qua tín phiếu kỳ hạn 7 ngày, với lãi suất 3,98%/năm. Tính chung trong tuần từ 19-23/12, NHNN đã hút về 80.000 tỷ đồng.
Cùng với việc hút tiền về, NHNN duy trì bơm tiền qua hợp đồng repo giấy tờ có giá kỳ hạn ngắn (7 ngày) nhưng với tổng giá trị khá thấp. Từ 19-23/12, NHNN bơm ra thị trường tổng cộng gần 14.571 tỷ đồng.
Mặt khác, từ 19-23/12, NHNN ghi nhận 5 hợp đồng repo hồi đầu tháng 12 đáo hạn, với tổng trị giá hơn 28.604 tỷ đồng.
Như vậy, trong tuần từ 19-23/12, NHNN đã hút ròng từ thị trường gần 94.034 tỷ đồng.
Trước đó, NHNN đã đẩy mạnh bơm tiền trên thị trường mở với kỳ hạn dài qua Tết.
Báo cáo mới đây của Chứng khoán SSI cho biết, NHNN đã liên tục hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng qua kênh thị trường mở để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán 2023. Đáng chú ý, sau nhiều năm, nhà điều hành đã sử dụng tới cả các hợp đồng mua có kỳ hạn 91 ngày.
Trong tuần trước, đã có 12.000 tỷ đồng kỳ hạn 91 ngày và 20.000 tỷ đồng kỳ hạn 14 ngày được NHNN phát hành. Ngoài ra, có tới 40.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn và giúp NHNN bơm ròng 26.400 tỷ đồng thông qua kênh này.
Theo nhiều chuyên gia, việc NHNN đảo chiều hút mạnh tiền về lần này sau một tháng liên tiếp chỉ thực hiện bơm tiền chứng tỏ dấu hiệu thanh khoản hệ thống đã bớt căng thẳng. Đồng thời, đây là một công cụ chống lạm phát hiệu quả.
Việc nhà điều hành liên tục bơm tiền đã khiến lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm (kỳ hạn chính chiếm hơn 90% khối lượng giao dịch) giảm nhanh.
Sau khi tăng lên trên vùng 7%/năm vào đầu tháng 11, lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã giữ ổn định ở mức 5%/năm trong hơn một tháng, cao hơn khoảng 1-1,5 điểm % so với lãi suất USD cùng thị trường.
Nhưng hơn một tuần qua, lãi suất vay qua đêm VND trên thị trường liên ngân hàng đã liên tục lao dốc. Đến ngày 22/12, lãi suất cho vay VND liên ngân hàng chỉ còn 3,77%/năm với kỳ hạn qua đêm, mức thấp nhất kể từ tháng 9. So với tuần trước, mức lãi suất này đã giảm 1,61 điểm %. Còn so với mức đỉnh 8,44% đạt được vào ngày 5/10, lãi suất qua đêm hiện đã giảm hơn 50%.
Áp lực tỷ giá hạ nhiệt
Việc lãi suất cho vay VNĐ qua đêm trên thị trường liên ngân hàng giảm liên tục đã khiến NHNN phải đảo chiều từ bơm tiền sang hút tiền qua kênh OMO để giảm áp lực tỷ giá.
Hiện chính sách tỷ giá vẫn được NHNN điều hành thông qua công cụ tỷ giá trung tâm. Ngày 23/12, tỷ giá trung tâm giảm tiếp 5 đồng so với phiên liền trước, được niêm yết ở mức 23.631 đồng/USD. Như vậy, tỷ giá trung tâm đã có 8 phiên giảm liên tiếp với mức giảm tổng cộng 24 đồng.
Tương tự, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng thương mại gần đây được điều chỉnh đi xuống.
Sau khi giảm hơn 5% từ mức đỉnh 24.888 đồng/USD (Vietcombank) hôm 25/10 xuống còn 23.630 đồng/USD hôm 15/12, tỷ giá USD/VND đã tăng trở lại. Ngày 20/12, giá bán USD tại Vietcombank lên tới mức 23.880 đồng/USD.
Nhưng hoạt động hút tiền của NHNN đã kéo tỷ giá xuống trở lại, về mức 23.860 đồng/USD hôm 21/12, 23.820 đồng/USD hôm 22/12 và 23.750 đồng/USD vào ngày 23/12.
Trong vòng hơn 1 tháng qua, giá USD tại các ngân hàng đã giảm 1.200-1.300 đồng/USD, tương đương giảm 5-5,5%, về mức thấp nhất 3 tháng.
VND cũng là một trong những đồng tiền giảm ít nhất so với USD. Đến ngày 23/12, chỉ số DXY - đo lường biến động của đồng USD với rổ 6 đồng tiền chủ chốt trên thế giới đã tăng gần 9% so với đầu năm. Nhưng USD chỉ tăng hơn 3,6% so với đồng VND.
Trên thị trường tự do, giá bán USD giảm mạnh từ mức đỉnh 25.500 đồng/USD hôm 1/11 về gần 24.000 đồng/USD hôm 23/12, tương đương giảm 1.500 đồng (tức giảm 5,9%).
Có thể thấy, áp lực tỷ giá USD/VND gần đây đã giảm. NHNN không còn phải bán USD ra để ổn định tỷ giá như trước mà thay vào đó có thể sẽ mua USD để tăng dự trữ ngoại hối, đồng thời bơm thêm tiền vào nền kinh tế, nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại. Việc niêm yết trở lại giá mua USD ngay sau khi "room" tín dụng được nới cũng cho thấy NHNN muốn hỗ trợ thanh khoản bằng nhiều phương thức.
Không chỉ niêm yết lại giá mua USD mà NHNN còn giảm giá bán với mức giảm mạnh hơn nhiều các lần điều chỉnh trước đó. Từ ngày 16/12, NHNN giảm mạnh giá bán USD từ 24.830 đồng xuống 24.780 đồng. Trong tháng 11, NHNN đã có 4 lần giảm giá bán USD, mỗi lần chỉ giảm 10 đồng. Mức điều chỉnh trên là tương đối nhỏ so với 6 lần tăng mạnh trước đó, cho thấy tỷ giá đã không còn căng thẳng như giai đoạn trước.
“Mặt trận” tỷ giá hiện đã bớt nóng, cho phép NHNN có nhiều dư địa hơn trong chính sách điều hành thời gian tới. Đồng thời, áp lực tỷ giá giảm cho phép NHNN bơm thanh khoản vào hệ thống và ổn định mặt bằng lãi suất. Ngoài ra, sự hạ nhiệt của đồng USD cũng là cơ hội để Việt Nam giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.