Ngân hàng rao bán bệnh viện phụ sản, nhà tang lễ để siết nợ
(VNF) - Danh mục thanh lý tài sản để xử lý nợ của các ngân hàng ngày càng phong phú. Gần đây, ngân hàng rao bán cả bệnh viện phụ sản, nhà tang lễ để trừ nợ quá hạn.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành Đô (BIDV Thành Đô) mới đây đã ra thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của Công ty CP Hằng Hà.
Khoản nợ này được đảm bảo bằng tài sản thế chấp hình thành trong tương lai là toàn bộ tài sản hình thành từ dự án Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Đức Giang của Công ty CP Hằng Hà tại phường Đức Giang, quận Long Biên, TP.Hà Nội (bao gồm nhưng không giới hạn quyền sử dụng đất và toàn bộ các tài sản gắn liền với đất, máy móc thiết bị có liên quan).
Nhưng BIDV không công bố chi tiết giá trị khoản nợ cũng như giá khởi điểm của khoản nợ.
Dự án Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Đức Giang với quy mô 120 giường, công suất khám 600 lượt/ngày, phục vụ sinh 70 ca/ngày. Công tác điều hành về mặt chuyên môn, nhân sự y tế được các cổ đông thỏa thuận sẽ liên kết với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Bệnh viện này treo biển “Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - Cơ sở Đức Giang”.
Trong khi đó, hồi cuối tháng 2, Ngân hàng Agribank Chi nhánh Bắc TP.HCM thông báo lựa chọn tổ chức thẩm định giá đối với khoản nợ của khách vay là Công ty CP Trương Thiên Hà theo một hợp đồng tín dụng được ký vào tháng 12/2018.
Tài sản đảm bảo cho khoản vay này gồm các bất động sản là căn hộ ở Hà Nội và đáng chú ý là toàn bộ tài sản hiện có và hình thành trong tương lai là các công trình dân dụng và công trình hạ tầng kỹ thuật tại Khu hoa viên và Nhà tang lễ thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương).
Dự án này là công trình xã hội giữa doanh nghiệp và địa phương do CTCP Trương Thiên Hà làm chủ đầu tư. Công trình được xây dựng trên diện tích 4ha gồm nhà tang lễ, nhà dịch vụ tổng hợp, tháp lưu cốt.
Dự án được khởi công hồi tháng 6/2018 có tổng vốn đầu tư 250 tỷ đồng, giai đoạn 1 là 120 tỷ đồng. Khi dự án đi vào hoạt động, chủ đầu tư sẽ dành 20% sản phẩm dịch vụ tang lễ phục vụ miễn phí cho các gia đình thuộc diện chính sách, người có công với cách mạng; 20% sản phẩm với mức hỗ trợ 20% cho người dân địa phương.
Có thể thấy, ngoài những tài sản thường được thế chấp để vay vốn là bất động sản, ôtô, gần đây, nhiều loại tài sản thế chấp thuộc dạng khó có ai mua như: sản phẩm kinh doanh tồn kho, quần áo cũ, vườn cây lâu năm không chăm sóc, đàn gà, điện thoại, bàn ghế cũ... cũng xuất hiện trong danh mục thanh lý tài sản để xử lý nợ của nhiều ngân hàng.
Nhiều khoản nợ xấu được các ngân hàng mạnh tay rao bán với mức giá khởi điểm giảm cực sốc, thậm chí có khoản vay được rao bán gần ngang bằng với nợ gốc. Dù đã giảm giá sốc nhưng nhiều tài sản trị giá hàng trăm, nghìn tỷ đồng được các ngân hàng rao bán vẫn rơi vào tình trạng ế ẩm. Nhiều tài sản được rao bán hàng chục lần vẫn chưa có người mua.
Ngân hàng lần thứ 10 rao bán dự án của Tân Hoàng Minh tại Phú Quốc
- Hy hữu: Ngân hàng rao bán từ đàn gà tới nhà tang lễ để siết nợ 30/06/2024 01:45
- 'Ông lớn' ngân hàng rao bán 500 khoản vay tiêu dùng giá từ 200.000 đồng 29/05/2024 05:31
- DN của đại gia Đường 'bia' bị ngân hàng bán tài sản để siết nợ 22/05/2024 07:30
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn
(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.