'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chiều 16/11, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm thống đốc NHNN Việt Nam đối với bà Nguyễn Thị Hồng.
Giao nhiệm vụ cho tân Thống đốc và ngành ngân hàng, Thủ tướng nêu rõ, trước hết, cần kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành, thực hiện tốt các nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao, trong đó phải thực hiện nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng Việt Nam.
Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNN và cũng là thành quả quan trọng nhiều năm qua, khi lạm phát từ mức trên 18% vào năm 2011 đã giảm xuống dưới 4% trong suốt nhiệm kỳ này.
Nhiệm vụ quan trọng thứ hai là điều hành linh hoạt, hiệu quả chính sách tiền tệ, tín dụng, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng chi phí thấp, thủ tục đơn giản, thuận tiện.
Thứ ba là cần tiếp tục củng cố và tăng cường năng lực hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống.
Trong nhiệm vụ thứ năm, Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng không ngừng hiện đại hóa lĩnh vực ngân hàng gắn với đào tạo đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, hiệu quả; đi tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa, góp phần giảm chi phí, tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế.
>>> Xem thêm: Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm thống đốc NHNN cho bà Nguyễn Thị Hồng
Cùng với Vietinbank, 18 ngân hàng khác “sạch” nợ tại VAMC là Vietcombank, Agribank, ACB, VIB, TPBank, Nam A Bank, MB, SeABank, Techcombank, OCB, VPBank, KienLongBank, HDBank, LienVietPostBank, BIDV, VietCapital Bank, MSB và VietBank.
Trong đó, VietinBank, BIDV, HDBank, LienVietPostBank, MSB, VietCapitalBank, VietBank "sạch" nợ xấu tại VAMC trong năm nay. Đây là nỗ lực rất lớn của những ngân hàng này, bởi cuối năm 2019, một số nhà băng vẫn còn hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu đặc biệt VAMC.
Hiện nay, nhiều ngân hàng khác cũng đặt mục tiêu tất toán toàn bộ trái phiếu của VAMC như ABBank, Sacombank, Eximbank… trong năm 2020.
Việc sớm xử lý được toàn bộ nợ xấu VAMC cũng sẽ giảm bớt gánh nặng cho các nhà băng trong thời gian tới khi nợ xấu nội bảng có chiều hướng gia tăng do tác động của Covid-19. Bởi nếu vẫn để nợ xấu tại VAMC, định kỳ mỗi năm, các ngân hàng phải trích lập chi phí dự phòng 20% giá trị trái phiếu đặc biệt đối với kỳ hạn 5 năm và 10% đối với kỳ hạn 10 năm. Áp lực trích lập này là không nhỏ đối với những ngân hàng đang có lợi nhuận khiêm tốn.
>>> Xem thêm: 19 ngân hàng “sạch” nợ xấu tại VAMC
Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện bơm ròng 1,1 tỷ đồng qua thị trường mở (OMO) và không có hoạt động nào trên kênh tín phiếu.
Tuy nhiên, theo thống kê của Công ty Chứng khoán SSI, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào một lượng lớn ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại, tương đương khoảng hơn 30 nghìn tỷ đồng được bơm ra thị trường.
Nhờ vậy, thanh khoản thị trường vẫn rất dồi dào. Lãi suất liên ngân hàng theo đó vẫn duy trì ở mức thấp, chỉ 0,19%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0,25%/năm với kỳ hạn 1 tuần.
Trong khi đó, lãi suất tiền gửi vẫn giữ ở mức 2,5-3,8%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7-5%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng, 4,9-5,8%/năm với kỳ hạn 12,13 tháng.
"Thanh khoản các ngân hàng thương mại vẫn dồi dào dù đã bước vào mùa cao điểm cuối năm và chúng tôi dự báo lãi suất sẽ tiếp tục đi ngang", chuyên gia của SSI nhận định.
Đồng quan điểm, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhìn nhận thanh khoản hệ thống ngân hàng đang tiếp tục duy trì ở trạng thái dư thừa, một phần do tăng trưởng tín dụng thấp (tính tới ngày 26/10/2020 chỉ tăng 6,15% so với đầu năm), do đó lãi suất liên ngân hàng được dự báo sẽ vẫn duy trì ở mức thấp (dưới 1%/năm) trong hai tháng cuối cùng của năm 2020.
>>> Xem thêm: Ngân hàng Nhà nước bơm lượng tiền "khủng" ra thị trường
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa giảm lãi suất huy động tiết kiệm tiền đồng thêm 0,1 - 0,2%/năm so với cuối tháng 10. Cụ thể, lãi suất huy động 1 tháng còn 2,5 - 3,1%/năm, 3 tháng từ 2,7 - 3,3%/năm, 6 tháng từ 4 - 4,8%/năm, 12 tháng từ 4,3 - 5,3%/năm…
Lãi suất huy động tiền đồng không kỳ hạn của Techcombank ở mức 0,1%/năm. Lãi suất huy động của Vietcombank ở mức thấp tiếp theo khi kỳ hạn 1 tháng là 3,1%/năm, 3 tháng 3,4%/năm, 6 tháng là 4%/năm, 12 tháng là 5,8%/năm…
Các ngân hàng khác có mức lãi suất huy động tiết kiệm dao động từ 3,3 - 4%/năm ở kỳ hạn dưới 6 tháng; 4,4 - 6,2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6 - 7 %/năm.
Riêng lãi suất giao dịch của các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng từ nhiều tháng trở lại đây đang ở mức rất thấp, có kỳ hạn gần 0%/năm. Chẳng hạn, lãi suất bình quân liên ngân hàng ngày 12.11 kỳ hạn qua đêm ở 0,11%/năm, 1 tuần 0,21%/năm, 2 tuần 0,19%/năm, 1 tháng 0,57%/năm, 3 tháng còn 1,67%/năm, 6 tháng còn 1,543%/năm.
So với lãi suất huy động tiết kiệm, lãi suất giao dịch giữa các ngân hàng hiện nay đang còn một nửa đến 1/3 tùy theo thời hạn.
>>> Xem thêm: Lãi suất huy động đã chạm đáy?
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa thông qua việc tổ chức đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên lần 3 vào tháng 12 tới đây sau khi phải hoãn lại vào giữa tháng 8 vừa qua vì dịch Covid-19.
Từ đầu năm đến nay, Eximbank đã 2 lần tổ chức đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên nhưng bất thành. Phiên họp đầu tiên vào cuối tháng 6 không đủ điều kiện tiến hành do tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của cổ đông tham dự họp đại diện thấp hơn 65% tổng số phần có quyền biểu quyết.
Tương tự tại phiên họp ĐHCĐ thường niên năm 2020 lần thứ 2 tổ chức vào cuối tháng 7, tổng số cổ đông tham dự đại diện cho hơn 523 triệu cổ phần, chiếm 42,57% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Trong khi đó, theo điều lệ của Eximbank, số cố đông có mặt tại phiên họp ĐHCĐ thường niên lần thứ 2 phải đại diện cho tối thiểu 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
>>> Xem thêm: Eximbank tiếp tục tổ chức ĐHCĐ lần 3 tại Hà Nội sau khi hoãn vì dịch Covid-19
Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng của Công ty Chứng khoán SSI công bố mới đây nhấn mạnh nhiều điểm đáng chú ý trong kết quả kinh doanh quý III/2020 của ngân hàng cũng như triển vọng quý IV và cả năm 2020.
Điều đáng chú ý đầu tiên là tín dụng tại các ngân hàng tư nhân tăng tốt hơn các ngân hàng quốc doanh.
Thống kê đối với 13 ngân hàng niêm yết thuộc phạm vi nghiên cứu của SSI cho thấy dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại quốc doanh tăng trưởng khá khiêm tốn, chỉ 1,1% trong quý III và 3,4% lũy kế 9 tháng. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại tư nhân ghi nhận mức tăng dư nợ tới 5,3% trong quý III và 12,9% lũy kế 9 tháng.
Điểm đáng chú ý thứ hai là một số lượng đáng kể ngân hàng đẩy mạnh đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng tư nhân.
Thống kê của SSI cho thấy tổng trái phiếu doanh nghiệp do các ngân hàng thương mại sở hữu đã tăng thêm khoảng 43.500 tỷ đồng trong quý III/2020, lên 207.000 tỷ đồng. So với đầu năm, mức tăng lên đến 69,5%, trong đó tăng mạnh nhất ở Techcombank, SHB, VPBank, MB và TPBank.
Điểm đáng chú ý thứ ba là chi phí vốn của các ngân hàng giảm mạnh. Chi phí vốn đã giảm 0,24 điểm% trong quý III/2020, lũy kế giảm 0,37 điểm% trong 9 tháng.
SSI cũng nhấn mạnh các khoản tiền gửi lãi suất cao đang dần đáo hạn, trong khi đó lãi suất huy động đã giảm thêm 0,2-0,4 điểm% trong tháng 10. Do vậy, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngành được kỳ vọng sẽ cải thiện trong những quý tới.
>>> Xem thêm: Tiền gửi lãi suất cao dần đáo hạn, ngân hàng tiếp tục hưởng lợi
Thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy riêng trong tháng 9/2020, lượng tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng đã tăng trên 155.500 tỷ đồng.
Trong đó, tiền gửi của dân cư chỉ tăng trên 14.600 tỷ đồng, còn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng trên 140.900 tỷ đồng.
Tổng hợp hai tháng 8 và 9, các tổ chức kinh tế đã gửi ròng tới hơn 236.000 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng, tương đương khoảng 10 tỷ USD.
Lũy kế 9 tháng năm 2020, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng tăng 5,77% lên 5,1 triệu tỷ đồng, trong khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 10,39% lên trên 4,37 triệu tỷ đồng.
Bên cạnh số liệu tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước cũng công bố chi tiết dư nợ tín dụng 9 tháng.
Theo đó, tính đến cuối tháng 9/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế tăng 6,08% so với đầu năm, trong khi mức tăng tiền gửi khách hàng cao hơn đáng kể với 7,85%.
Xét về số tuyệt đối, tổng lượng tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng là trên 9,48 triệu tỷ đồng, so với mức dư nợ tín dụng gần 8,69 triệu tỷ đồng.
>>> Xem thêm: Doanh nghiệp đổ dồn hơn 236.000 tỷ vào ngân hàng chỉ trong vòng 2 tháng
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.